Các yếu tố tác động tới giá trị doanh nghiệp – Thẩm định giá Thành Đô
(TDVC yếu tố tác động tới giá trị doanh nghiệp) – Giá trị doanh nghiệp được đo lường bằng thu nhập mà doanh nghiệp mang lại cho nhà đầu tư. Nhưng doanh nghiệp có thể tạo ra thu nhập hay không và độ lớn của thu nhập ở mức độ nào lại tùy thuộc vào tất cả các yếu tố, như : vốn liếng, tài sản, kỹ thuật, vị trí… và khả năng thích ứng của nó với các yếu tố môi trường bên ngoài. Khái quát lại các yếu tố tác động tới giá trị doanh nghiệp bao gồm: Các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh và các yếu tố thuộc về nội tại doang nghiệp
1. Các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh là yếu tố ảnh hưởng có tính khách quan, về cơ bản chúng vượt khỏi tầm kiểm soat của doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển được, cũng giống như trong khoa học tư nhiên, doanh nghiệp phải tìm cách thich nghi với mô trường
Môi trường kinh doanh được chia thành 2 loại:
1.1. Môi trường kinh doanh tổng quát
Thuộc về môi trường kinh doanh tổng quát, có: môi trường kinh tế, môi trường chính trị, môi trường văn hóa-xã hội và mội trường kỹ thuật.
Môi trường kinh tế
Doanh nghiệp bao giờ cũng tồn tại trong một bối cảnh kinh tế cụ thể. Bối cảnh kinh tế có được nhìn nhận thông qua hàng loạt các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá cả, tỷ giá ngoại tệ, tý suất đầu tưu, các chỉ số trên thị trường chứng khoán… Mặc dù môi trường kinh tế mang tính chất như yếu tố khách quan nhưng ảnh hưởng của chúng tới giá trị doanh nghiệp lại là sực tác động trực tiếp.
Mỗi sự tháy đổi nhỏ của yếu tố này bao giờ cũng ảnh hưởng tới sự đánh giá về doanh nghiệp: nền kinh tế luôn tăng trưởng với tốc độ cao, phản ánh nhu cầu đầu tư và tiêu dùng ngày càng lớn. Chỉ số giá chứng khoán phản ánh đúng quan hệ cung cầu, đồng tiền ổn định, tỷ giá và lãi suất có tính kích thích đầu tư sẽ trở thành cơ hội tốt cho doanh nghiệp mở rộng quy mô SXKD. Ngược lại, sự suy thoái kinh tế, giá chứng khoán ảo, lạm phát phi mã… là biểu hiện mội trường tồn tại của doanh nghiệp đang bị lung lay tận gốc. Mọi sự đánh giá về doanh nghiệp, trong đó có giá trị doanh nghiệp sẽ bị đảo lộn hoàn toàn.
Môi trường chính trị
Sản xuất kinh doanh chỉ cí thể ổn định và phát triển trong môi trường có sự ổn định về chính trị ở mức độ nhất định. Chiến tranh sắc tộc, tôn giáo, dự lộng hành của Mafia và những yếu tố trật tự an toàn xã hội khác bao giờ cũng tác động xấu đến mọi mặt đời sống xã hội chứ không riêng gì với SXKD
Các yếu tô của môi trường chính trị có sự gắn bó chặt chẽ, tác động trực tiếp đến SXKD bao gồm:
– Tính đầy đủ, đồng bộ, rõa ràng và chi tiết của hệ thống luật pháp.
– Quan điểm tư tưởng của Nhà nước đối với sản xuất kinh doanh thông qua hệ thống các văn vản pháp quy, như: Quan điểm bảo vệ sản xuất, đầu tư, tiêu dùng… thể hiện trong luật thuế, luật cạnh tranh, luật sở hữu trí tuệ…
– Năng lực hành pháp của Chính phủ và ý thức chấp hành pháp luật của các công dân và tổ chức sản xuất : Pháp luật đã ban hành nhưng không trở thành hiện thực, tệ nạn buôn lậu, trốn thuế, hàng giả hàng nhái lại nhã mác tràn lan… là biểu hiện một môi trường chính trị gây bất lợi cho sản xuất.
Có thể thấy ràng, cũng như môi trường kinh tế, môi trường chính tị có vài trò như những điều kiện thiết yếu, tối thiểu để doanh nghiệp có thể hoạt động. Và do vậy, đánh giá về doanh nghiệp bao giờ cũng phải nhìn nhận trước hết từ các yếu tố này
Môi trường văn hóa – xã hội
– Môi trường văn hóa được đặc trưng bởi những quan niệm, những hệ tư tưởng của cộng đồng về lối sống, đạo đức… Thể hiện trong quan niệm về “ Chân, thiện, mỹ” – quan niệm về nhân cách, văn minh xã hội, thể hiện trong tập quán sinh hoạt và tiêu dùng. Đó được gọi là những giá trị văn hóa.
– Môi trường xã hội thể hiện ở số lượng và cơ cấu dân cư, giới tính, độ tuổi , mật độ, sự gia tăng dân số, thu nhập bình quân đầu người và hàng loạt các vấn đề mới nảy sinh như ô nhiễm môi trường, tài nguyên cạn kiệt…
SXKD có mục tiêu xuyên suốt là lợi nhuận cũng không thể tách rời môi trường văn hóa – xã hội. Trên phương diện xã hội, doanh nghiệp ra đời là để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao trong đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng nới doanh nghiệp hoạt động. Chính vì thế, đánh giá về doanh nghiệp không thể bỏ qua những yếu tố, những đòi hỏi bức xúc của môi trường văn hóa- xã hội trong hiện tại mà còn phảu thực hiện dự báo được sự ảnh hưởng của yếu tố này đến SXKD của doanh nghiệp trong tương lại.
Môi trường khoa học – công nghệ
Sự tác động của kỹ thuật- công nghệ đang làm thay đổi một cách căn bản các điều kiện về quy trình công nghệ và phương thức tổ chức SXKD trong các doanh nghiệp. Sản phẩm sản xuất ra ngày càng đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong đời sống vật chất và tinh thần. Hàm lượng trị thức có khuynh hướng chiếm ưu thế tuyệt đối trong giá bán sản phẩm
Trên bình diện xã hội, đó là những bước tiến nhảy vọt của nền văn minh nhân loại. Song, ở góc độ doanh nghiệp, đó không chỉ là cơ hội mà còn là thách thức đối với sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp. Sự thiếu nhạy bén trong việc chiếm lĩnh những thành tựu khoa học mới nhất có thể là nguyên nhân đưa doanh nghiệp mau chóng đến chỗ phá sản. Chính vì lẽ đó, khi đánh giá về doanh nghiệp , đòi hỏi phảu chỉ ra mức độ tác động của môi trường này đến SXKD và khả năng thích ứng của doanh nghiệp trước những bước phát triển mới của khoa học và công nghệ
1.2. Môi trường đặc thu
So với môi trường tổng quát, môi trường đặc thù bao gồm các yếu tố đến doanh nghiệp mang tính trực tiếp và rõ rệt hơn. Hơn nữa, với các yếu tố này, doanh nghiệp còn có thể kiểm soát chúng ở một mức độ nhất định. Thuộc môi trường đặc thù có các yếu tố về khách hàng, nhà cung cấp, các hãng cạnh tranh và các cơ quan Nhà nước
Quan hệ doanh nghiệp với khách hàng
Thị trường là yếu tố quyết định đên đầu ra đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Thị trường đối với doanh nghiệp thể hiện bằng yếu tố khách hàng. Thị trường đối với doanh nghiệp thể hiện bằng yếu tố khách hàng. Khách hàng của doanh nghiệp có thể là các cá nhân, các doanh nghiệp khác hoặc Nhà nước. Họ có thể là khách hàng hiện tại nhưng cũng có thể là khách hàng tương lai.
Thông thường khách hàng sẽ chi phối hoạt động doanh nghiệp. Nhưng cũng có những trường hợp khách hàng lại bị lệ thuộc vào khả năng cung cấp của doang nghiệp. Do vậy, muốn đánh giá đúng khả năng phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cần phải xác định tính chất, mức độ bền vững và uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ với khách hang. Uy tín tốt của doanh nghiệp với khách hàng có được không phải một sớm một chiều và do nhiều yếu tố hình thành. Donh để đánh giá chúng người ta thưởng kể đến: Sự trung thành và thái độ của khách hàng, số lượng và chất lượng khách hàng, tiếng tăm và mối quan hệ tốt và khả năng phát triển các mối quan hệ đó với họ. Tuy nhiện, căn cứ có sức thuyết phục cao nhất cho sự đánh giá đó là ở thị phần hiện tại, thị phần tương lại, doanh số bán ra và tốc độ phát triển của các chỉ tiêu đó qua các thời kỹ kinh doanh khác nhau của doanh nghiệp.
Quan hệ doanh nghiệp với nhà cung cấp
Doanh nghiệp thường phải trôn đợi sự cung cấp từ phía bên ngoài các loại hàng hóa, nguyên vật liệu, các dịch vụ điện, nước, thông tin, tư vấn… Tính ổn định của nguồn cung cấp có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo cho sản xuất và tiêu thụ được thực hiện theo yêu cầu mà doanh nghiệp định ra.
Trong quan hệ nhà cung cấp, doanh nghiệp đóng vai trò như một “ thượng đế”. Tuy nhiên, có thể do tính chấ khan hiếm của vật tư đầu vào, do số lượng nhà cung cấp không đủ lớn, do sự câu kết giữa họ với nhau, do mua với số lượng nhỏ hoặc do các nguyên nhân khác mà trong nhiều trường hợp “ thượng đế” cũng có thể bị sai khiến. Từ đó, đánh giá khả năng đáp ứng các yếu tố đầu vào đảm bảo cho SXKD có thể ổn định phải xem xét đến: Sự phong phú của các nguồn cung cấp, số lượng, chủng loauj các nguyên liệu có thể thay thế được cho nhau, khả năng đáp ứng lâu dài cho doanh nghiệp rồi mới kể đến tính kịp thời, chất lượng và giá cả sản phẩm.
Các hãng cạnh tranh
Được sự ủng hộ từ phía Nhà nước trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế ngày càng trở nên quyết liệt hơn. Sự quyết liệt trong môi trường cạnh tranh được coi là mối nguy cơ trực tiếp đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Do đó, đánh giá năng lực cạnh tranh, ngoài việc xem xét trên 3 tiêu chuẩn: Giá cả, chất lượng sản phẩm và dịch vụ hậu thương mại còn phải xác định được số lượng doanh nghiệp tham gia cạnh tranh, năng lực thực sự và thế mạnh của họ là gì. Đồng thời phải chỉ ra được những yếu tố và những mầm mống có thể là xuất hiện các đối thủ mới. Có như thế mới kết luận được đúng đắn về vị thế và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
Cơ quan Nhà nước
Trong cơ chế thị trường, về cơ bản, doanh nghiệp được quyền chủ động hoàn toàn với SXKD. Tuy nhiện, sự hoạt động của doanh nghiệp luôn phải được đặt dưới dự kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước như: Cơ quan thuế, cơ quan thanh tra, các tổ chức công đoàn … Các tổ chức này có bổn phận kiểm tra, giám sá, đảm bảo cho sự hoạt động của doanh nghiệp không vượt ra khỏi những quy ước xã hội thể hiện trong luật thuế, luật môi trường, luật cạnh tranh, luật lao động…
Doanh nghiệp có quan hệ tốt đẹp vơi các tổ chức đó thường là những doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vị của mình đối với xã hội, như nộp thuế đầy đủ, đúng hạnh, chấp hành tốt luật lao động, quan tâm giải quyết vấn đề môi trường sinh thái… Đó cũng thường là biểu hiện của những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính vững mạnh, lợi nhuận thu được không phải bằng cách buôn lậu, trốn thuế, làm hàng giả..v.v.. Vì vậy, xác định sự rác động của yếu tố môi trường đặc thù đến SXKD của doanh nghiệp còn cần phải xem xét chất lường và thực trạng của mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các tổ chức đó trong những khoảng thời gian nhất định
2. Các yếu tố thuộc về nội tại doang nghiệp
2.1. Hiện trạng về tài sản trong doanh nghiệp
Khi xác định giá trị doanh nghiệp, bao giờ người ta cũng quan tâm ngay đến hiện trạng tài sản của doanh nghiệp, vì hai lý do chủ yếu:
– Thứ nhất: Tài sản của một doanh nghiệp là biểu hiện của yếu tố vật chất cần thiết, tối thiểu đối với quá trình SXKD. Số lượng, chất lượng, trình độ kỹ thuật và tính đồng bộ của các loại tài sản là yếu tố quyết định đến số lượng và chất lượng sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra. Tức là khả năng cạnh tranh và khả năng thu lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc một các trực tiếp và có tính chất quyết định vào yếu tố này.
– Thứ hai: Giá trị các tài sản của doanh nghiệp được coi là một căn cứ và là một sự đảm bảo rõ ràng nhất về giá trị doanh nghiệp. Vì thay cho việc dự báo các khoản thu nhập tiềm năng thì người sở hữu có thể bán chúng bất cứ lúc nào để nhận về một khoản thu nhập từ những tài sản đó.
Xuất phát từ hai lý do chủ yếu này mà trong thực tế, khi vận dụng các phương pháp, người ta thường đánh giá cao các phương pháp có liên quan trực tiếp đến việc các định giá trị tài sản của doanh nghiệp.
2.2. Vị trí kinh doanh
– Vị trí kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với SXKD. Vị trí kinh doanh được đặc trưng bở các yếu tố như địa điểm, diện tích của doanh nghiệp và các chi nhánh thuộc doanh nghiệp, yếu tố địa hình thời tiết…
– Một doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại , dịch vụ, được đặt gần đô thi, các nơi đông dân cư, các trung tâm buôn bán lớn và các đầu mối giao thông quan trọng có thể đem lại rất nhiều lợi thế cho doanh nghiệp. Với vị trí thuận lợi, doanh nghiệp có thể giảm được nhiều khoản mục chi phí chủ yếu, như: Chi phí vận chuyển, bảo quản, chi phí lưu kho, chi phí giao dịch… Đồng thời, doanh nghiệp có những thuận lợi lớn để tiếp cận và nắm bắt nhanh chóng nhu cầu, thị hiếu của thị trường, thực hiện tốt các dịch vụ hậu thương mại… Tuy nhiên với vị trí đó, cũng có thể kéo theo sự gia tăng mooyj số khoản chi phí như chi phí thuê văn phòng giao dịch, thuê lao động và một số khoản chi phí tăng thêm bởi có những yêu cầu khắt ke hơn của Nhà nước đối với việc xử lý ô nhiễm môi trường..v.v..
Những thuận lợi và bất lợi cơ bản của yếu tố vị trí đối với SXKD là lý do chủ yếu giải thích sự chênh lệch về giá cả đất đai, giá thuê nhà giữa các khu vực với nhau. Và cũng chính vì thế , khi nói về yếu tố lợi thế thương mại người ta thường trước hết đề cập đến yếu tố vị trí. Trong thực tế, do sự khác nhau về vị trí kinh doanh mà có sự chênh lệch rất lớn khi đánh giá về giá trị doanh nghiệp. Vì vậy vị trí kinh doanh cần được coi là một trong các yếu tố quan trọng hàng đầu khi đưa ra phân tích, đánh giá giá trị doanh nghiệp.
2.3. Uy tín kinh doanh
Uy tính kinh doanh là sự đánh giá của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp, nhưng nó lại được hình thành bởi nhiều yếu tố khác nhau từ bên trong doanh nghiệp, như: Do chất lượng sản phẩm cap, do trình độ và năng lực quản trị kinh doanh giỏi, do thái độ phục vụ tận tình của nhân viên…
Trong thực tế, có những doanh nghiệp trong nước có thể sản xuất những mặt hàng có chất lượng không thua kém hàng nước ngoài nhưng không thể bán với giá cao nhưng mặt hàng đó, bởi chưa gây dựng đực uy tín với khách hàng.
Như vậy, có thể thấy rằng, khi sản phẩm của doanh nghiệp đã được đánh giá cao trong mắt của khách hàng, thì uy tín trở thành một tài sản thực sự, chúng có giá và người ta gọi đó là giá trị của nhãn mác. Trong nền kinh tế thị trường người ta có thể mua bán quyền dán nhãn mác sản phẩm, quyền dán nhãn mác nhiều khi được đánh giá rất cao. Chính vì thế, uy tín của doanh nghiệp được đông đảo các nhà kinh tế thừa nhận là yếu tố quan trọng góp phần làm nên giá trị doanh nghiệp.
2.4. Trình độ kỹ thuật và tay nghề của người lao động
Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, một mặt phụ thuộc trình độ kỹ thuật công nghệ của máy móc thiết bị. Mặt khác, phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật và tay nghề của người lao động.
Trình độ kỹ thuật và sự lành nghề của người laoo động không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn có thể giảm chi phí SXKD do việc sử dụng hợp lý nguyên nhiên vật liệu… trong quá trình sản xuất giảm được chi phí đào tạo, bồi dưỡng, từ đó, góp phần nâng cao thu nhập cho doanh nghiệp.
Đánh giá về trình độ kỹ thuật và tay nghề của người lao động không chỉ xem ở bằng cấp, bậc thợ và số lượng lao động đạt được các tiêu chuẩn đó mà quan trọng hơn, trong điều kiện hiện nay, còn cần phảu xem xét hàm lượng tri thức có trong mỗi sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra. Với ý năng sáng tạo và lợi nhuận, cần thiết phải xem xét đến trình độ kỹ thuật và tay nghề của người lao động, coi chúng như một một yếu tố nội tại quyết định đến giá trị doanh nghiệp.
2.5. Năng lực quản trị kinh doanh
Trong điều kiện ngày nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài phải có một bộ máy quản lý SXKD đủ mạnh giúp cho nó có khả năng sử dụng một cách tốt nhất các nguồn lực cho quá trình sản xuất, biết tận dụng mọi tiềm năng và cơ hội nảy sinh, ứng phó một cách linh hoạt với những biến động của môi trường. Vì lý do đó, năng lực quản trị kinh doanh luôn được nhắc tới như một yếu tố đặc biệt quan trọng tác động tới giá trị doanh nghiệp.
Quản trinh kinh doanh là một khái niệm rộng lớn. Năng lực quản trị kinh doanh doanh của một doanh nghiệp cần được đánh giá theo các nội dung cơ bản của hoạt động quản trị, bao gồm sự đánh giá về khả năng hoạch định chiến lược, chiến thuật, trình độ tổ tổ chức bộ mát quản lý, năng lực quản trị các yếu tố đầu vào và đầy ra của quá trình sản xuất, khả năng quản trị nguồn nhân lực vv…
Năng lực quản trị kinh doanh là một yếu tố định tính nhiều hơn định lượng. Vì vậy khi đánh giá cần phải xem xét chúng dưới sự tác động của môi trường. Ngoài ra, năng lực quản trị kinh doanh tổng hợp còn được thể hiện thông qua hệ thống các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp. Do đó, thực hiện phân tích một cách toàn diện tình hình tài chính trong những năm gần với thời điểm đánh giá cũng có thể cho phép rút ra những kết luận quan trọng về năng lực quản trị và sự tác động của nó đến giá trị doanh nghiệp.
Tóm lại, giá trị doanh nghiệp chịu sự tác động của nhiều yếu tố, bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài, Các yếu tố đã nêu là cơ sở để xấy dụng và lựa chọn các tiêu chí cần thiết cho việc đánh giá, là căn cứ để các bên có liên quan thảo luận, xác định phạm vi và đánh giá một cách có hệ thống về từng điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp.
Với các yếu thố thuộc xác định về mặt định tính, để ước lượng mức độ tác động – chuyển đổi chúng thành tiền, thẩm định viên phải sử dụng : Phương pháp chuyên gia, xếp hạng cho điểm. Đó cũng là một trong những lý do chính giải thích sự chênh lệch rất lướn về kết quả đánh giá giữa các chuyên gia kinh tế với nhau, là lý do giải thích sự phức tạo trong việc xác định giá trị doanh nghiệp.
Bạn đang đọc bài viết: “Các yếu tố tác động tới giá trị doanh nghiệp” tại chuyên mục tin thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá tài sản hàng đầu tại Việt Nam.
Liên hệ thẩm định giá: 0985 103 666 0906 020 090
Website: www.thamdinhgiathanhdo.com