Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp – QUẢN LÝ TÀI LIỆU
Lợi nhuận sau thuế là mục tiêu sau cùng của kinh doanh. Vậy yếu tố nào tác động đến lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp?
1. Lợi nhuận sau thuế TNDN bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào?
Căn cứ Điều 3 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 quy định thu nhập chịu thuế như sau
– Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác quy định tại khoản 2 Điều này.
– Thu nhập khác bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; thu nhập từ quyền sử dụng tài sản, quyền sở hữu tài sản, kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, trong đó có các loại giấy tờ có giá; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; khoản thu từ nợ khó đòi đã xoá nay đòi được; khoản thu từ nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam.” (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi 2013).
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
Như vậy, thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế mà nhà nước trực tiếp thu vào ngân sách của nhà nước tính trên thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp (tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ).
Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế là tổng chi phí và tiền thuế. Nếu tổng chi phí giảm, mức thuế giảm thì lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp sẽ càng cao.
Tuy nhiên, mức thuế thu nhập doanh nghiệp do Nhà nước quy định chung và thường chỉ được điều chỉnh trong một số trường hợp đặc biệt. Ví dụ, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 92/2021/NĐ-CP hướng dẫn chính sách miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch bệnh.
Theo đó tại Khoản 2, Điều 1, Nghị định 92/2021/NĐ-CP có nêu rõ: “Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021 đối với trường hợp doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này, có doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2021 không quá 200 tỷ đồng và doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2021 giảm so với doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2019…”
Công thức tính lợi nhuận sau thuế thu nhập:
Công thức 1:
Lợi nhuận sau thuế = Tổng doanh thu – Tổng chi phí – Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Công thức 2: Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – Thuế thu nhập doanh nghiệp.
>> Tham khảo: Hướng dẫn xử lý trường hợp người mua mất hóa đơn đỏ.
Trong đó:
– Tổng doanh thu: Là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh tính trong một năm tài chính, thể hiện thông qua các biên lai, hóa đơn bán ra.
– Tổng chi phí: Là khoản tiền mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh như: Giá vốn hàng bán, chi phí thuê lao động, thuê kho, bãi, chi phí vận hành doanh nghiệp,… Tổng chi phí được tính bằng tổng chi phí sản xuất, kinh doanh + chi phí tài chính + các khoản chi phí khác.
– Thuế thu nhập doanh nghiệp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thu nhập doanh nghiệp.
Lưu ý: Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Theo Điều 10, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thường là 20%. Riêng đối với các hoạt động đặc biệt như tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, tài nguyên quý hiếm tại Việt Nam thì thuế suất thu nhập doanh nghiệp sẽ khoảng từ 32% – 50% phù hợp với từng dự án, cơ sở kinh doanh.
2. Xác định doanh thu tính thuế thế nào?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 218/2013/NĐ-CP quy định xác định thu nhập tính thuế như sau:
– Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định như sau:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định
– Thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác
Doanh nghiệp có nhiều hoạt động kinh doanh thì thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh là tổng thu nhập của tất cả các hoạt động kinh doanh. Trường hợp nếu có hoạt động kinh doanh bị lỗ thì được bù trừ số lỗ vào thu nhập chịu thuế của các hoạt động kinh doanh có thu nhập do doanh nghiệp tự lựa chọn. Phần thu nhập còn lại sau khi bù trừ áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động kinh doanh còn thu nhập.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải xác định riêng để kê khai nộp thuế. Trường hợp chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng dự án đầu tư (trừ dự án thăm dò, khai thác khoáng sản), chuyển nhượng bất động sản nếu bị lỗ thì số lỗ này được bù trừ với lãi của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế. Trường hợp doanh nghiệp làm thủ tục giải thể có bán bất động sản là tài sản cố định thì thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (nếu có) được bù trừ với thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Căn cứ Điều 10 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi 2013) quy định thuế suất như sau:
– Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này và đối tượng được ưu đãi về thuế suất quy định tại Điều 13 của Luật này.
Những trường hợp thuộc diện áp dụng thuế suất 22% quy định tại khoản này chuyển sang áp dụng thuế suất 20% kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
– Doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá hai mươi tỷ đồng áp dụng thuế suất 20%.
Doanh thu làm căn cứ xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất 20% tại khoản này là doanh thu của năm trước liền kề.
>> Tham khảo: Xử lý hóa đơn đầu vào sai tên công ty như thế nào?
– Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều này.”
Giả sử thu nhập chịu thuế của công ty anh/chị là 5 tỷ trên một năm đã trừ đi các khoản miễn thuế, các khoản lỗ… Thì áp dụng thuế suất là 20%.
Kết luận
Để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
5/5 – (1 bình chọn)