Các tổ chức nghiên cứu và phát triển

Các tổ chức nghiên cứu và phát triển

CÁC TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN

Theo số liệu của Văn phòng Đăng ký hoạt động KH&CN (Bộ KH&CN), số lượng và tỷ lệ các tổ chức đã đăng ký hoạt động KH&CN tại Bộ KH&CN và tại các Sở KH&CN tính đến ngày 31/12/2005 được trình bày ở Bảng 2.1 và 2.2.

Bảng 2.1. Số lượng các tổ chức Nghiên cứu và Phát triển (NCPT) ở Việt Nam tính đến 31/12/2005

Khu vực trực thuộc

2001

2002

2003

2004

2005

Khu vực nhà nước

661

631

668

688

694

trong đó:

– thuộc các bộ, ngành

423

437

466

481

484

– thuộc các trường đại học, học viện

129

134

141

144

147

– thuộc các doanh nghiệp nhà nước

59

60

61

63

63

Khu vực tập thể

399

440

487

481

556

Khu vực tư nhân

41

44

44

52

70

Tổng số

1101

1115

1199

1221

1320

Bảng 2.2. Tỷ lệ tổ chức NCPT ở Việt Nam chia theo khu vực trực thuộc(%)

Khu vực trực thuộc

2001

2002

2003

2004

2005

Khu vực nhà nước

58,2

56,5

55,7

56,3

52,6

trong đó:

– thuộc các bộ, ngành

40,3

39,1

38,8

39,4

36,7

– thuộc các trường đại học, học viện

12,3

12,0

11,7

11,8

11,1

– thuộc các doanh nghiệp nhà nước

5,6

5,4

5,1

5,1

4.8

Khu vực tập thể

37,9

39,5

40.6

39,4

42,1

Khu vực tư nhân

3,9

4,0

3,7

4,3

5,3

Tổng số

100

100

100

100

100

Xét theo con số tuyệt đối, số lượng các tổ chức thuộc thành phần kinh tế nhà nước đăng ký hoạt động trong những năm qua vẫn tăng; từ 661 tổ chức (năm 2001) lên 694 tổ chức (năm 2005). Tuy nhiên, tuyệt đại đa số các tổ chức tăng trong thời gian qua là thuộc loại tự đảm bảo về kinh phí hoạt động, tự chủ về tài chính hoặc các tổ chức do các doanh nghiệp nhà nước đầu tư và hoạt động vì mục tiêu của bản thân doanh nghiệp.

Vì vậy, có thể khẳng định rằng, sự phát triển về số lượng các tổ chức thuộc khu vực nhà nước trong thời gian qua là sự phát triển bình thường, chừng mực nào đó là sự phát triển do nhu cầu và do tác động của nền kinh tế thị trường đang trong thời kỳ phát triển (và thực tế chứng tỏ đã có sự phát triển khá mạnh trong thời gian qua ở nước ta).

Tuy số lượng tuyệt đối các tổ chức thuộc khu vực nhà nước tăng trong thời gian qua, nhưng tỷ lệ của chúng trên tổng số các tổ chức đã đăng ký hoạt động ở nước ta lại liên tục giảm trong cùng thời kỳ. Điều này được minh chứng bởi các số liệu nêu trong cột tỷ lệ ở Bảng 2.2. Rõ ràng tỷ lệ vừa nêu liên tục giảm từ 58,2% (năm 2001) xuống 52,6% (năm 2005). Theo dự báo, tỷ lệ này còn tiếp tục giảm trong các năm tới. Đó là một sự phát triển lành mạnh, đúng quy luật và chừng mực nào đó phản ánh tác động của quản lý và của nền kinh tế thị trường.

1.2.1.1. Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển cấp quốc gia

Tổ chức NCPT cấp quốc gia chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ KH&CN ưu tiên của Nhà nước nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho việc định ra đường lối, chính sách, pháp luật; tạo ra các kết quả KH&CN mới, có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội (KT-XH), bảo đảm quốc phòng, an ninh, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về KH&CN.

ở Việt Nam hiện nay, tổ chức NCPT cấp quốc gia là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (KH&CNVN) và Viện Khoa học xã hội Việt Nam (KHXHVN).

* Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Viện KK&CNVN là cơ quan thuộc Chính phủ, được thành lập theo Nghị định 27/2004/NĐ-CP ngày 16/1/2004 của Chính phủ trên cơ sở đổi tên Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia.

Tính đến 31 tháng 12 năm 2005, cơ cấu của Viện KH&CNVN bao gồm:

– 21 đơn vị sự nghiệp, trong đó có 18 viện nghiên cứu do Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập, từ năm 2001 đến nay, Viện KH&CNVN đã thành lập mới (hoặc đổi tên, sáp nhập) 3 viện nghiên cứu;

– 7 đơn vị sự nghiệp, trong đó có 5 viện nghiên cứu do Chủ tịch Viện KH&CNVN thành lập;

– 6 phân viện có tư cách pháp nhân;

– 6 cơ quan chức năng và các doanh nghiệp Nhà nước.

Nguồn

lực của Viện KH&CNVN gồm có:

Nhân lực

: theo báo cáo của Viện KH&CNVN, tính đến tháng 12/2005, Viện có 2.404 cán bộ, công chức trong biên chế (trong đó có gần 800 người có học vị tiến sĩ và tiến sĩ khoa học), gần 1.000 cán bộ có hợp đồng dài hạn. Tại đây, tập trung nhiều cán bộ nghiên cứu đầu ngành về các lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ, cán bộ có trình độ cao về nghiên cứu cơ bản và ứng dung công nghệ.

Cơ sở vật chất-kỹ thuật

:

trong những năm 2001-2005, Viện KH&CNVN đã được Nhà nước đầu tư 25 đề án lớn xây dựng cơ sở làm việc, phòng thí nghiệm, thiết bị nghiên cứu. Đến tháng 12/2005, có 15 dự án đã kết thúc, trong đó có 2 Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia (PTNTĐQG), 10 dự án sẽ được tiếp tục đầu tư, trong đó có 2 PTNTĐQG.

Ngoài kinh phí đầu tư của Nhà nước, Viện cũng đã đầu tư tăng cường trang thiết bị nghiên cứu cho các phòng thí nghiệm của tất cả các đơn vị nghiên cứu trực thuộc. Hầu hết các thiết bị được mua sắm trong những năm gần đây là những thiết bị lớn, quý hiếm như máy cộng hưởng từ hạt nhân, thiết bị chế tạo màng mỏng bằng lắng đọng hoá học và sóng cao tần, máy sắc ký lỏng-khối phổ.

Trang thiết bị nghiên cứu của Viện KH&CNVN còn được tăng cường đáng kể thông qua con đường hợp tác trao đổi quốc tế. Trong thời gian từ 11/2003 đến 11/2005, thông qua quan hệ hợp tác với JICA( Nhật Bản), Viện đã tiếp nhận một khối lượng thiết bị nghiên cứu sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nước, bao gồm 45 thiết bị hiện đại phân tích nguồn nước, 14 thiết bị quan trắc chất lượng nước, 14 thiết bị nghiên cứu công nghệ, v.v…

Nguồn lực thông tin

:

Trung tâm Thông tin tư liệu là cơ quan chức năng làm đầu mối về thông tin khoa học và công nghệ trực thuộc Viện. Trung tâm có Thư viện về khoa học tự nhiên và công nghệ mang tính tổng hợp, đa ngành. Đã hình thành hệ thống các cơ sở dữ liệu (CSDL) về số liệu điều tra cơ bản điều kiện tự nhiên, môi trương, tài nguyên sinh thái, khoáng sản của các vùng địa lý, các địa phương trong cả nước, số hoá các ảnh tư liệu.

Ngoài ra, 8 viện nghiên cứu trực thuộc Viện KH&CNVN cũng có thư viện khoa học chuyên ngành của mình. Hoạt động trong khuôn khổ của Viện còn có 11 tạp chí KH&CN chuyên ngành và xuất bản sách chuyên khảo

Viện KH&CNVN tập trung nghiên cứu theo các hướng trọng điểm đă được Chính phủ phê duyệt, là:

– Công nghệ thông tin và tự động hoá;

– Khoa học và công nghệ vật liệu;

– Nông nghiệp sinh thái và công nghệ sinh học;

– Sinh thái và tài nguyên sinh vật;

– Phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai;

– Các hợp chất có hoạt tính sinh học;

– Điện tử, cơ điện tử và công nghệ vũ trụ;

– Biển và công trình biển;

– Công nghệ môi trường.

Từ năm 2001 đến nay, Viện KH&CNVN đã triển khai trên 450 đề tài cấp Nhà nước trong khuôn khổ các chương trình nghiên cứu cấp nhà nước, 8 đề tài độc lập cấp Nhà nước, 19 nhiệm vụ về hợp tác nghiên cứu KH&CN theo Nghị định thư, 400 đề tài nghiên cứu cấp bộ, 1 dự án sản xuất thử nghiệm độc lập cấp nhà nước, 4 nhiệm vụ về bảo vệ môi trường (BVMT), 4 dự án trong khuôn khổ Chương trình Biển Đông-Hải đảo, 6 dự án điều tra cơ bản, v.v…

Viện đã thực hiện phương châm “gắn nghiên cứu với đào tạo”, nhất là đào tạo sau đại học. Các viện chuyên ngành (17 đơn vị có hoạt động đào tạo sau đại học, 6 đơn vị có hoạt động đào tạo trên đại học) đã thực hiện nhiệm vụ này với quy mô 300 học viên cao học và 200 nghiên cứu sinh hàng năm. Gần đây, một số đơn vị như Viện Toán học và Viện Cơ học đã phối hợp với các trường đại học trong nước và nước ngoài xây dựng mô hình các khoa công nghệ phối thuộc, trong đó các cán bô nghiên cứu có trình độ chuyên môn cao tham gia quản lý, giảng dạy, xây dựng chương trình đào tạo sinh viên.

Từ năm 2001 đến nay, mối quan hệ với các đối tác truyền thống của Viện KH&CNVN như các Viện Hàn lâm Khoa học của Liên bang Nga, Trung Quốc, Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp, JSPS (Nhật Bản) và KOSEF (Hàn Quốc) cũng được củng cố và phát triển thêm một bước. Viện đã mở rộng và tăng cường hợp tác với nhiều đối tác mới qua việc ký kết và triển khai các thỏa thuận với AIST (Nhật Bản), CSIRO (Ôxtrâylia), Viện Hàn lâm khoa học Ukraina, KOICI và KITECH (Hàn Quốc)… Viện đã bắt đầu đặt quan hệ với các tập đoàn công nghệ lớn của các nước như: Tập đoàn Công nghiệp vũ trụ HQ-KAI, Tổ hợp Công nghiệp hóa dược Bayer và Tập đoàn Công nghệ sinh học BioCon Valley…, mở ra hướng hợp tác mới và tạo khả năng thu hút vốn đầu tư cho các dự án phát triển công nghệ cao.

Viện KH&CNVN tiếp tục khẳng định là Trung tâm nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mạnh nhất cả nước, đóng vai trò nòng cốt trong việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN quan trọng của Nhà nước.

* Viện Khoa học xã hội Việt Nam

Viện Khoa học xã hội Việt Nam (KHXHVN) là cơ quan thuộc Chính phủ, được thành lập theo Nghị định 26/2004/NĐ-CP ngày 15/1/2004 của Chính phủ trên cơ sở đổi tên Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia.

Tính đến 31 tháng 12 năm 2005, cơ cấu của Viện KHXHVN bao gồm:

– 27 đơn vị nghiên cứu trực thuộc;

– 5 cơ quan chức năng;

– 3 đơn vị dịch vụ KH&CN;

– 15 cơ sở đào tạo sau đại học;

– 30 tạp chí khoa học, trong đó có 8 tạp chí bằng tiếng Anh.

Về nguồn nhân lực

, đến cuối năm 2005, Viện KHXHVN có gần 1.400 cán bộ khoa học, trong đó có 543 thạc sĩ, tiến sĩ và tiến sĩ khoa học.

Các hướng nghiên cứu ưu tiên của Viện KHXHVN giai đoạn 2001-2005 bao gồm:

– Đổi mới và tạo lập hệ thống chính sách và giải pháp thúc đẩy sự hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN;

– Nghiên cứu dự báo những xu hướng biến đổi chủ yếu của thế giới và khu vực đến năm 2010, xây dựng Chiến lược đối ngoại của Việt Nam trên mọi lĩnh vực chính trị, KT-XH, an ninh, quốc phòng để Việt Nam chủ động hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa;

– Điều tra cơ bản, tổng hợp liên ngành trên các lĩnh vực KT-XH chủ chốt và các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước để tổng kết thực tiễn làm cơ sở cho công tác nghiên cứu lý luận phát triển các ngành, vùng trọng điểm của cả nước trong công cuộc CNH, HĐH;

– Biên soạn một số công trình trọng điểm cấp quốc gia có tính cột mốc, đánh dấu sự phát triển của Viện KHXHVN trên các lĩnh vực khoa học xã hội, khoa học nhân văn.

Về cơ sở vật chất-kỹ thuật

, tính đến cuối năm 2005 Viện KHXHVN có 20 cơ sở làm việc, trong đó có 2 cơ sở xây dựng mới đã đưa vào hoạt động, 2 cơ sở khác đang trong quá trình xây dựng trong giai đoạn 2001-2005. Hai cơ sở mới đã đưa vào sử dụng là Viện Kinh tế Việt Nam và Trung tâm Thông tin-tư liệu-Thư viện KHXH thuộc Viện KHXH Nam bộ tại TP.Hồ Chí Minh.

Đối với các đơn vị nghiên cứu mang tính đặc thù như Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Khảo cổ học. Viện Nghiên cứu Văn hoá, Viện Tâm lý học, Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững có trang bị thêm phòng thí nghiệm, thực nghiệm, máy chuyên dụng, …

Về tiềm lực thông tin, Viện KHXHVN có 26 tạp chí khoa học, trong đó có 8 tạp chí xuất bản bằng tiến Anh, 1 nhà xuất bản KHXH, 25 thư viện khoa học (trong đó có 2 thư viện tổng hợp là Viện Thông tin KHXH, Viện KHXH vùng Nam bộ). Hàng năm Viện KHXHVN cho công bố gần 2.000 bài nghiên cứu và thông tin KHXH. Nhà Xuất bản KHXH mỗi năm xuất bản 100-120 đầu sách

Trong giai đoạn 2001-2005, Viện KHXHVN đã hoàn thành nhiều chương trình và đề tài nghiên cứu khoa học ở cả 3 cấp: cấp nhà nước, cấp bộ và cấp cơ sở. Các chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận, nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định đường lối, chính sách. Viện KHXHVN cũng đã triển khai thực hiện 19 đề tài và nhiệm vụ độc lập cấp nhà nước, xây dựng 18 dự án điều tra cơ bản và 9 chương trình nghiên cứu cấp bộ.

Có thể nói, hoạt động của Viện KHXHVN thông qua các kết quả nghiên cứu về KHXHNV đã có tác động tích cực và đóng góp vào thành công của sự nghiệp đổi mới của Việt Nam. Thông qua sự gắn kết đó, KHXHNV vừa phát triển lên một trình độ mới, vừa đóng góp tích cực và ngày càng hiệu quả hơn vào việc giải quyết các nhiệm vụ mà công cuộc phát triển đất nước đặt ra.

Trong giai đoạn 2001-2005, Viện KHXHVN đã hoàn thành Đề án v? trình Chính phủ thành lập Trường đào tạo sau đại học thuộc Viện. Ngoài ra, 17 cơ sở đào tạo sau đại học (trong đó có 2 đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ, 11 cơ sở đào tạo tiến sĩ). Những cơ sở này hàng năm tiếp tục đào tạo hàng chục tiến sĩ và thạc sĩ.

Cũng như Viện KH&CNVN, Viện KHXHVN tiếp tục khẳng định là Trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội mạnh nhất cả nước, đóng vai trò nòng cốt trong việc thực hiện các nhiệm vụ KHXH quan trọng của Nhà nước

1.2.1.2. Tổ chức NCPT thuộc các bộ, ngành, địa phương

Đây là loại hình tổ chức NCPT được thành lập tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là tổ chức cấp bộ, ngành) . Tổ chức cấp bộ, ngành chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ KH&CN phục vụ mục tiêu phát triển KT-XH, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về KH&CN của bộ, ngành, địa phương.

Từ các số liệu ở Bảng 2.1 dễ dàng nhận thấy, các tổ chức thuộc nhóm này tăng chậm qua các năm 2001, 2003 và 2005 tương ứng là 423 (40,3%), 466 (38,8%) và 484 (36,7%) tổ chức. Sự gia tăng này chủ yếu do các bộ, ngành, địa phương tự quyết định thành lập các tổ chức trực thuộc, đặc biệt là các tổ chức do các bộ, ngành quyết định thành lập nhưng đặt trực thuộc các viện. Các tổ chức này chủ yếu hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải, tự chủ về tài chính, hoạt động trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, khoa học nông nghiệp với chức năng chủ yếu là nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, xét theo tỷ lệ tương đối, tỷ trọng các tổ chức loại này lại giảm tương đối qua các năm thống kê tương ứng là 40,3%, 38,8% và 36,7%.

1.2.1.3. Tổ chức NCPT thuộc Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam

Tính cuối năm 2005, Hệ thống tổ chức trực thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (gọi tắt là LHH) bao gồm 338 đơn vị, trong đó 124 tổ chức trực thuộc cơ quan Trung ương LHH, 176 tổ chức trực thuộc các hội chuyên ngành và 38 tổ chức trực thuộc các LHH địa phương. Các đơn vị này hoạt động theo Luật KH&CN, tập hợp trí thức KH&CN, đặc biệt là trí thức trẻ, tạo việc làm và thu nhập hợp pháp cho các nhà khoa học và đóng góp tích cực vào hoạt động chung cho sự nghiệp phát triển KH&CN.

Trong những năm gần đây, một trong những hình thức hoạt động được xã hội hoan nghênh là hoạt động “Tư vấn, phản biện, giám định xã hội và vận động chính sách” do LHH Việt Nam phối hợp với các LHH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện.

Trong 5 năm, số thành viên của LHH đã tăng thêm 22 đơn vị (từ 77 đơn vị năm 2001 lên 99 đơn vị năm 2005), số Hội KHKT chuyên ngành tăng thêm 7 đơn vị (từ 49 lên 56), số Liên hiệp các Hội KHKT địa phương tăng thêm 15 đơn vị (từ 28 lên 43). Đáng chú ý là từ năm 2003, Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương của Liên hiệp hội đã ra quyết định thành lập 19 hội đồng tư vấn chuyên ngành KH&CN.

1.2.1.4. Tổ chức NCPT trong các trường đại học và Học viện

Nhà nước ta luôn mong muốn có được sự liên kết giữa giảng dạy, nhất là giảng dạy đại học và nghiên cứu khoa học. Một trong các phương thức đó là thành lập và đưa vào hoạt động các tổ chức NCPT trực thuộc các trường đại học và học viện. Trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến 2005, số lượng các tổ chức loại này tăng chậm lại. Trong 3 thời điểm thống kê, số lượng các tổ chức loại này tương ứng là 129, 141 và 144, với tỷ lệ tương đối so với tổng số là 11,7%, 11,76% và 11,14%. Có thể nói, tỷ lệ này là tương đối thích hợp. Việc thành lập và đưa vào hoạt động các tổ chức NCPT trực thuộc các trường đại học và học viện đã tạo ra môi trường pháp lý cho giáo viên tham gia các hoạt động KH&CN, nhưng quan trọng hơn, chính sách này đã thực sự khuyến khích và tận dụng chất xám của các thầy, cô giáo đang trực tiếp tham gia công tác giảng dạy ở các trường đại học và học viện. Hiện nay cả nước có trên 30 viện nghiên cứu trực thuộc các trường đại học và học viện. Các viện này đã triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học trên nhiều lĩnh vực như: kỹ thuật, công nghệ và môi trường, nông-lâm-ngư nghiệp, kinh tế, giáo dục, khoa học xã hội và nhân văn, v.v…

Hình thức hoạt động chủ yếu ở các tổ chức này là nghiên cứu và chuyển giao kết quả vào sản xuất, tạo cầu nối liên kết giữa nhà trường với thực tế sản xuất.

1.2.1.5. Tổ chức NCPT thuộc doanh nghiệp nhà nước

Bảng 2.1 và 2.2 cho số liệu tuyệt đối và tương đối về các tổ chức thuộc các doanh nghiệp nhà nước là 59 (5,6%), 61 (5,1%) và 63 (4,8%) tương ứng các năm 2001, 2003 và 2005. Số liệu này phản ánh loại hình các tổ chức thuộc các doanh nghiệp nhà nước không phát triển, chưa được các doanh nghiệp thực sự quan tâm trong thực tiễn. Nguyên nhân của tình trạng này được nhìn nhận như sau:

– Các doanh nghiệp nhà nước chưa thực sự coi trọng tác dụng của đầu tư cho KH&CN trong doanh nghiệp – con đường duy nhất đúng để nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh, hội nhập trong tương lai. Một số doanh nghiệp, công ty còn bị hạn chế về vốn, thiếu kiến thức về đổi mới và chuyển giao công nghệ;

– Các tổ chức NCPT chưa thực sự khẳng định được hiệu quả kinh tế đối với doanh nghiệp khi bỏ vốn đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Bài học về sự thành công có thể thấy rõ qua hoạt động của các tổ chức ngành dầu khí thuộc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam và Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt – Xô (Vietsovpetro). Tuy nhiên, hoàn toàn có thể nói rằng, đây là khu vực đầy triển vọng phát triển trong tương lai gần, nhất là khi Nhà nước hoàn thiện một số chính sách đối với các tổ chức NCPT như chính sách ưu đãi thuế, tín dụng, v.v…

1.2.1.6. Tổ chức NCPT thuộc khu vực tập thể

Các tổ chức thuộc loại hình này do các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội, xã hội-nghề nghiệp thành lập. Các tổ chức thuộc khu vực này trong 5 năm qua phát triển cả về số lượng tuyệt đối và tương đối, cụ thể là 399 (37,9%), 487 (40,6%) và 556 (42,1%) tương ứng với các năm 2001, 2003 và 2005. Tỷ trọng của tổ chức thuộc khu vực tập thể so với các tổ chức khu vực nhà nước tăng dần đều qua các năm, phù hợp với xu thế tất yếu của kinh tế thị trường.

Các tổ chức NCPT loại này thu hút sự tham gia của các nhà khoa học đã về hưu, mới tốt nghiệp đại học, một số nhà khoa học người Việt Nam định cư nhiều năm ở nước ngoài nay trở về, v.v… nên đã kết hợp một cách tổng hợp các hiệu quả (khoa học, kinh tế, xã hội). Khá nhiều tổ chức loại này đã thành công, nhưng cũng còn nhiều đơn vị lúng túng, chưa tìm được hướng đi cụ thể, thậm chí có một số đơn vị hoạt động sai mục tiêu, vi phạm pháp luật. Tuy vậy, vẫn có cơ sở để khẳng định rằng các tổ chức thuộc khu vực này rất có triển vọng phát triển trong tương lai, nhất là khi các cơ chế, chính sách mới được ban hành nhằm thực hiện Luật KH&CN.

1.2.1.7. Tổ chức NCPT tư nhân

Tổ chức NCPT tư nhân là một hình thức xã hội hoá hoạt động KH&CN. Trong giai đoạn 2001-2005, loại hình tổ chức NCPT này tăng cả về số lượng tuyệt đối và tỷ lệ, tương ứng qua các năm như sau: năm 2001 là 41 tổ chức (chiếm 3,9%), năm 2004 là 52 (chiếm 4,3%) và năm 2005 là 70 (chiếm 5,3%). Tốc độ tăng của loại hình tổ chức này còn chậm, chứng tỏ chưa thật sự hấp dẫn đối với các nhà khoa học. Loại hình tổ chức NCPT này mới chỉ phát triển ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh.

1.2.1. 8. Tổ chức NCPT khác

Ngoài các tổ chức NCPT như đã nêu trên, còn có một số hình thức tổ chức khác như:

– Tổ chức NCPT thuộc doanh nghiệp ngoài nhà nước;

– Tổ chức NCPT liên doanh;

– Tổ chức NCPT có vốn của nước ngoài.

Tổ chức NCPT có vốn của nước ngoài là một loại hình tổ chức NCPT mới có ở nước ta. Triển vọng trong thời gian tới loại hình tổ chức này sẽ phát triển. Từ khi Luật KH&CN, Nghị định 81/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật KH&CN và Thông tư 10/2005/TT-BKHCN của Bộ KH&CN hướng dẫn điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức NCPT có hiệu lực, cuối năm 2005 đã có 2 tổ chức NCPT có vốn của nước ngoài làm thủ tục đăng ký hoạt động và đã được Bộ KH&CN cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KH&CN.

 

Nguồn: Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia