Các thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật

Như đã làm rõ khái niệm về thủ tục phá sản tại bài viết trước, thủ tục phá sản liên quan đến thủ tục tố tụng thuộc lĩnh vực tư pháp theo quy định của pháp luật. Việc thủ tục phá sản không phải bất cứ ai cũng có thể biết đến và thực hiện một cách dễ dàng. Do đó, qua bài viết này, NPLaw sẽ hướng dẫn doanh nghiệp về trình tự thủ tục phá sản như sau

Đối tượng áp dụng thủ tục phá sản, các thủ tục phá sản theo quy định

Doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mất khả năng thanh toán. Doanh nghiệp có thể là Công ty TNHH Hai thành viên trở lên, Công TNHH Một thành viên, Công ty Cổ phần,..

Theo quy định hiện nay, một số thủ tục phá sản có thể phân ra như sau: Thủ tục phá sản thông thường, Thủ tục phá sản theo thủ tục rút gọn, Thủ tục phá sản tổ chức tín dụng, Thủ tục phá sản có yếu tố nước ngoài,…

Đối tượng áp dụng thủ tục phá sản, các thủ tục phá sản theo quy định

Điều kiện để mở thủ tục phá sản

Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền

Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán

Quy trình, thủ tục phá sản 

Quy trình, thủ tục phá sản theo thủ tục thông thường qua các bước sau:

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Những người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản chuẩn bị hồ sơ và nộp đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để xem xét hồ sơ

Bước 2: Tiếp nhận đơn và phân công Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Thẩm phán sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và tiến hành thông báo cho người yêu cầu nộp tiền tạm ứng án phí (nếu có); hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ; hoặc chuyển đơn đến tòa án khác có thẩm quyền; hoặc trả lại đơn.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có quyền đề nghị bằng văn bản gửi Tòa án nhân dân để các bên thương lượng việc rút đơn.

Tòa án nhân dân ấn định thời gian thương lượng nhưng không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ.

Bước 3: Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và thông báo thụ lý

Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản. Trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản thì thời điểm thụ lý được tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ.

Lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định hiện hành là 1.500.000 đồng

Bước 4: Quyết định mở thủ tục phá sản

Thẩm phán sẽ ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản Tòa án phải gửi thông báo đến những người liên quan.

Trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản, có thể yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo toàn tài sản như tuyên bố giao dịch vô hiệu; tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng…

Đặc biệt sẽ kiểm kê lại tài sản, lập danh sách chủ nợ; lập danh sách người mắc nợ…

Quy trình, thủ tục phá sản 

Bước 5: Hội nghị chủ nợ

Thẩm phán tiến hành triệu tập hội nghị chủ nợ trong vòng 20 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm kê tài sản hoặc ngày kết thúc việc lập danh sách chủ nợ tùy điều kiện nào đến sau.

Bước 6: Xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh

Kể từ ngày Hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết có nội dung áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh và gửi cho Thẩm phán, chủ nợ, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cho ý kiến.

Thời hạn để thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc không quá 03 năm kể từ ngày Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nếu Hội nghị chủ nợ không xác định được thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán

Bước 7: Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả họp Hội nghị chủ nợ, Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản trong khi hội nghị chủ nợ triệu tập lần 2 nhưng không đủ điều kiện tiến hành hoặc hội nghị chủ nợ không thể thông qua nghị quyết.

Hoặc hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết trong đó đề nghị tuyên bố phá sản doanh nghiệp

Hoặc sau khi Hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết có nội dung áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng doanh nghiệp, hợp tác xã không xây dựng được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh trong thời hạn quy định/ Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã/ Doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.

Bước 8: Thi hành tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản

  • Thanh lý tài sản phá sản;

  • Phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản của doanh nghiệp cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản.

Thẩm quyền giải quyết phá sản của Tòa án nhân dân

  • Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hợp tác xã tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;

  • Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;

  • Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;

  • Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.

  • Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó và không thuộc các trường hợp nêu trên.

Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

  • Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ

  • Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau:

  • Ngày, tháng, năm;

  • Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;

  • Tên, địa chỉ của người làm đơn;

  • Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản;

  • đ) Khoản nợ đến hạn.

  • Kèm theo đơn phải có chứng cứ để chứng minh khoản nợ đến hạn.

  • Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động, đại diện công đoàn

Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau:

  • Ngày, tháng, năm;

  • Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;

  • Tên, địa chỉ của người làm đơn;

  • Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản;

  • Tổng số tiền lương và các khoản nợ khác đã đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không trả cho người lao động.

Kèm theo đơn phải có chứng cứ để chứng minh lương và các khoản nợ khác đến hạn.

  • Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán

Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau:

  • Ngày, tháng, năm;

  • Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;

  • Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã;

  • Tên, địa chỉ của người làm đơn;

  • Căn cứ yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải kèm theo các giấy tờ, tài liệu sau:

  • Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã trong 03 năm gần nhất. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập và hoạt động chưa đủ 03 năm thì kèm theo báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã trong toàn bộ thời gian hoạt động;

  • Bản giải trình nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán; báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp khôi phục doanh nghiệp, hợp tác xã mà vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán;

  • Bảng kê chi tiết tài sản, địa điểm có tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

  • Danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ, trong đó phải ghi rõ tên, địa chỉ của chủ nợ, người mắc nợ, khoản nợ, khoản cho vay có bảo đảm, không có bảo đảm, có bảo đảm một phần đến hạn hoặc chưa đến hạn;

  • Giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã;

  • Kết quả thẩm định giá, định giá giá trị tài sản còn lại (nếu có).

  • Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của cổ đông hoặc nhóm cổ đông của công ty cổ phần, thành viên hợp tác xã hoặc hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã: tương tự đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw

Trụ sở chính: 139H4 Lý Chính Thắng, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Chi nhánh Hà Nội: Tầng 10, Tòa nhà Ford Thăng Long, 105 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Chi nhánh Nha Trang: Số 3M, tầng trệt chung cư CT2, khu đô thị VCN Phước Hải, đường Tố Hữu, phường Phước Hải, TP.Nha Trang, Khánh Hòa.

Hotline: 0913449968

Email: [email protected]