Các phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu thị trường mà bạn cần phải biết | DTM Consulting
Việc chọn mẫu và xác định cỡ mẫu là một công việc quan trọng và cần thiết trong nghiên cứu marketing đối với cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.
Nhưng làm thế nào để chọn mẫu và xác định cỡ mẫu ra sao cho hợp lý là câu hỏi mà không phải ai cũng trả lời được.
Các phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu marketing bao gồm chọn mẫu xác suất và phi xác suất, cụ thể:
- Chọn mẫu thuận tiện
- Chọn mẫu phán đoán
- Chọn mẫu tỷ lệ
- Chọn mẫu tích lũy nhanh
- Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản
- Chọn mẫu ngẫu nhiên có hệ thống
- Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng
- Chọn mẫu theo cụm
Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho bạn hiểu biết về các phương pháp chọn mẫu và cách thực hiện chúng.
Nội Dung Chính
1-Mẫu trong nghiên cứu thị trường là gì?
Mẫu là trong một dự án nghiên cứu thị trường gồm tập hợp các phần tử. Trong đó, mỗi phần tử được thu thập thông tin để làm cơ sở cho việc nghiên cứu. Thông thường thì trong nghiên cứu marketing, phần tử là con người hoặc có thể là cửa hàng, doanh nghiệp.
Tiêu chí xác định cỡ mẫu
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định cỡ mẫu nghiên cứu như mục tiêu, nội dung, phạm vi nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu,… Tuy nhiên, những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến việc xác định cỡ mẫu là:
- Sự phong phú của tổng thể nghiên cứu: tổng thể nghiên cứu càng lớn, thường cần chọn mẫu càng lớn.
- Độ tin cậy muốn đạt được. Mẫu càng lớn thì độ tin cậy càng cao.
- Sai số cho phép
>>> Xem thêm: Phương pháp khảo sát trong nghiên cứu thị trường – Các bước thực hiện
2-Vì sao cần phải chọn mẫu
Việc lấy mẫu trong nghiên cứu trong marketing được thực hiện bởi những lý do sau:
- Người thu thập thông tin bị giới hạn về mặt thời gian. Do đó, không thể thực hiện được số lượng người quá lớn trong thời gian bị hạn chế.
- Vấn đề chi phí là một quan trọng khi mà một nghiên cứu thị trường thường cần một chi phí khá lớn. Việc điều tra trên một mẫu hợp lý sẽ giúp cho nghiên cứu tối ưu được về mặt chi phí, đồng thời vẫn đảm bảo thu thập đầy đủ thông tin thích hợp.
- Trong một số trường hợp, việc điều tra tổng thể không thể tăng thêm độ chính xác cho nghiên cứu mà lại khiến tốn kém chi phí và mất thời gian.
3-Các phương pháp chọn mẫu
3.1-Chọn mẫu phi xác suất
Chọn mẫu thuận tiện
Trong phương pháp này, người nghiên cứu chọn ra các đon vị lấy mẫu dựa vào “sụ thuận tiện” hay “tính dễ tiếp cận”. Với phương pháp chọn mẫu thuận tiện, nhà nghiên cứu rất khó xác định tính đại diện của mẫu.
Sự lựa chọn các đơn vị mẫu mang tính chủ quan của người nghiên cứu, do đó, phương pháp này ít được sử dụng rộng rãi.
Chọn mẫu phán đoán
Những đơn vị của mẫu được lựa chọn bởi nhà nghiên cứu nghĩ có thể thỏa mãn một tiêu chuẩn nào đó.
Sự lựa chọn mẫu mang tính chủ quan, nên cũng ít được sử dụng.
Chọn mẫu tỷ lệ
Đây là phương pháp chọn mẫu mà trong đó nhà nghiên cứu đảm bảo mẫu được lựa chọn có tỷ lệ tương ứng theo các tham số quan trọng như tuổi, nghề nghiệp, giới tính.
Các phần tử cũng được lựa chọn theo chủ ý của nhà nghiên cứu, mang tính chủ quan.
Chọn mẫu tích lũy nhanh
Những phần tử ban đầu được lựa chọn bằng phương pháp xác suất, nhưng những phần tử bổ sung tiếp đó được cung cấp bởi các đơn vị lấy mẫu ban đầu (nhờ giới thiệu).
Xem thêm: Khảo sát trải nghiệm khách hàng – Mẫu bảng câu hỏi khảo sát
3.2-Chọn mẫu xác suất
Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản
Chọn mẫu ngẫu nhiên là phương pháp chọn mẫu với đúng như tên gọi của nó, hoàn toàn ngẫu nhiên. Do đó, mỗi đơn vị lấy mẫu đều có cơ hội hiện diện trong mẫu bằng nhau.
Chọn mẫu ngẫu nhiên có hai loại: chọn mẫu ngẫu nhiên có sự thay thế hoặc không có sự thay thế. Trong lấy mẫu ngẫu nhiên có sự thay thế, các phần tử được chọn mẫu luôn được thay thế trước khi thực hiện sự lựa chọn kế tiếp.
Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là sự đơn giản và dễ thực hiện.
Tuy nhiên, nhược điểm chết người của phương pháp này mẫu có thể sai lệch, không mang tính đại diện, do đó kém chính xác.
Chọn mẫu ngẫu nhiên có hệ thống
Chọn mẫu có hệ thống với sự bắt đầu ngẫu nhiên là một phương pháp chọn mẫu được tiến hành bằng cách lấy từng đơn vị thứ k từ một tổng thể nghiên cứu có thứ tự.
Đơn vị đầu tiên được chọn một cách ngẫu nhiên, k là khoảng cách lấy mẫu.
Ví dụ: chọn k là 3. Đơn vị đầu tiên có số thứ tự là 2, tương tự, các đơn vị được chọn tiếp theo có số thứ tự là 5, 8, 11,…
Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng
Khi mà tổng thể nghiên cứu được cấu tạo từ nhiều đơn vị nghiên cứu không đồng nhất với nhau liên quan đến những đặc điểm nghiên cứu. Để có thể thực hiện lấy mẫu thì cần phải phân chia tổng thể này thành từng nhóm có đặc điểm tương đồng với nhau.
Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng là chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản từ từng nhóm tương đồng.
Ưu điểm của phương pháp này là tăng mức độ chính xác của việc đánh giá các đặc điểm của tổng thể nghiên cứu, thực hiện thuận tiện và mẫu khá toàn diện.
Chọn mẫu theo cụm
Chọn mẫu theo cụm là phương pháp chọn mẫu được tiến hành bằng cách lấy những nhóm riêng biệt hoặc những cụm của đơn vị nhỏ hơn.
Các cụm được chọn ngẫu nhiên với sự khởi đầu ngẫu nhiên.
Trên đây là gợi ý các cách lấy mẫu khả thi trong nghiên cứu marketing hay nghiên cứu thị trường/khách hàng.
Nếu bạn cần chúng tôi hỗ trợ hãy LIÊN HỆ NGAYđể nhận tư vấn từ chuyên gia tại DTM Consulting!