Các phát minh, sáng chế, sản phẩm tiêu biểu

STT
Tên sản phẩm
Giới thiệu về sản phẩm và công dụng
Tác giả

1
Thiết bị đo thân nhiệt từ xa
Sản phẩm công nghệ do nhóm nghiên cứu Động cơ sử dụng năng lượng tái tạo (GATEC) Trường Đại học Bách khoa-Đại học Đà Nẵng nghiên cứu và chế tạo đã khẳng định những tính năng và hiệu quả, đặc biệt trong việc phát hiện sớm, hạn chế tiếp xúc với người có thân nhiệt cao.
Nhóm nghiên cứu Động cơ sử dụng năng lượng tái tạo (GATEC) Trường Đại học Bách khoa-Đại học Đà Nẵng (GS.TSKH. Bùi Văn Ga-Trưởng nhóm nghiên cứu GATEC)

2
Robot phục vụ người cách ly vì dịch COVID-19
Thức ăn, thuốc và các vật dụng cần thiết sau khi đặt lên robot sẽ được đưa vào tận các phòng cách ly. Robot sẽ phát loa thông báo cho người trong phòng bệnh. Bác sĩ và người cách ly có thể trao đổi qua hệ thống loa, micro trên robot mà không cần tiếp xúc trực tiếp.
Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng

3
Máy sát khuẩn tự động
Đây là sản phẩm công nghệ do nhóm TRT Khoa Cơ khí nghiên cứu, chế tạo có nhiều tính năng ưu việt, sử dụng đơn giản, hiệu quả được triển khai ứng dụng phục vụ cán bộ, giảng viên và sinh viên rửa tay sát khuẩn Covid-19 ngay trong khuôn viên Nhà trường. Máy rửa tay sát khuẩn tự động có cấu tạo gồm: Bơm dung dịch, hệ thống mạch điện điều khiển, cảm biến, rơle thời gian, đầu phun dung dịch sát khuẩn, bình đựng dung dịch sát khuẩn, thân vỏ thiết bị. Máy được sử dụng rất đơn giản, tự động phun dung dịch sát khuẩn cho người sử dụng khi người sử dụng đưa tay vào vị trí dưới đầu phun.
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Đà Nẵng

4
Máy rửa tay sát khuẩn tự động
Máy rửa tay sát khuẩn tự động là sản phẩm công nghệ được nghiên cứu, chế tạo bởi Nhóm giảng viên, sinh viên Khoa Vật lý-Trưởng Đại học Sư phạm-ĐHĐN. Máy có cấu tạo đơn giản gồm: Hệ thống cảm biến, vòi phun và bình đựng dung dịch nước sát khuẩn. Để lấy dung dịch sát khuẩn, người dùng chỉ cần đưa lòng bàn tay vào dưới vòi phun (không tiếp xúc vào thiết bị). Nhờ có hệ thống cảm biến tự động được kích hoạt sẽ phun một lượng dung dịch vừa đủ vào tay người cần rửa.
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

5
Buồng khử khuẩn
Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt-Anh (VNUK) – ĐH Đà Nẵng hợp tác với Công ty TNHH MTV Khoa học và Công nghệ Năng lượng xanh phát triển chế tạo buồng khử khuẩn toàn thân với mong muốn sản phẩm sẽ được sử dụng hiệu quả và rộng rãi nhằm giảm bớt nguy cơ lây lan của dịch bệnh.   Theo VNUK, buồng khử khuẩn đã nhận được Chứng nhận kỹ thuật của Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng, đạt khả năng kháng khuẩn là 70- 85%. Tuy nhiên, thời gian đi qua buồng khử khuẩn hạn chế trong vòng 5 giây để giảm thiểu tối đa tác động lên cơ thể con người. Đặc biệt, thiết bị này dễ lắp ráp, không chiếm nhiều diện tích nên thuận tiện cho những địa điểm đông người tập trung như: Cơ quan, trường học, bệnh viện…
Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt-Anh (VNUK), Đại học Đà Nẵng

6
Robot cho các dây chuyền hàn sàn thùng xe ben trong nhà máy sản xuất ô tô
Nghiên cứu ứng dụng robot cho các dây chuyền hàn sàn thùng xe ben trong nhà máy sản xuất ô tô – KC 03.09/11-15
Nhóm giảng viên Bộ môn Tự động hóa – Khoa Điện, trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng do PGS. TS. Đoàn Quang Vinh là chủ nhiệm.

7
Cabin chở bệnh nhân Covid-19 trong khu cách ly
Cabin chở bệnh nhân Covid-19 có cấu tạo như một buồng áp lực âm (đảm bảo không phát tán virus ra không khí), được trang bị đầy đủ hệ thống thiết bị phun khử khuẩn, quạt hút gió, bình oxy, đèn chiếu sáng và đèn cảnh báo. Với vật liệu chế tạo bằng nhôm, Cabin có trọng lượng khoảng 80 kg, dễ dàng di chuyển nhờ được kết nối với xe máy điện hoặc kéo tay linh hoạt. Bên trong Cabin có lắp đặt ghế ngồi hoặc lật nằm, chở được trọng tải hơn 100kg.
ThS. Đặng Xuân Thủy, giảng viên Khoa Cơ khí, Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng và nhóm nghiên cứu

8
Robot diệt khuẩn bằng UV-C
UV Robot được phát triển bởi trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, robot được trang bị hệ thống đèn Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Đà Nẵng UV-C với tổng công suất 500W,có khả năng diệt khuẩn 99% trong thời gian 30 giây với bán kính từ 1-2,5m tùy thuộc vào chủng loại vi sinh vật, hoạt động liên tục trong 2,5 giờ. So với diệt khuẩn bằng hóa chất, diệt khuẩn bằng UV-C có thể tiêu diệt các mầm bệnh ở trong không khí, những nơi khó khử trùng bằng hóa chất như thiết bị điện tử và thiết bị y tế; tiết kiệm chi phí khử trùng, giảm việc sử dụng hóa chất. Robot được định hướng sử dụng diệt khuẩn tại bệnh viện, khu vực cách ly, phòng mổ, phòng học tại các trường đại học nhằm thay thế con người, tránh nguy cơ tiếp xúc mầm bệnh, hỗ trợ tốt cho công tác phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là Covid-19. Robot được các bộ phận chuyên môn của Bệnh viện Đà Nẵng đánh giá rất tích cực về hiệu quả diệt khuẩn và hiện đang được sử dụng tại nhiều phòng chức năng tại Bệnh viện.
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Đà Nẵng