Các ngày lễ tết âm lịch trong năm của Việt Nam nhất định phải nhớ – HAVICO Tour

Mỗi quốc gia trên thế giới đều có rất nhiều những ngày lễ kỉ niệm truyền thống để ghi nhớ, tưởng niệm những thời khắc quan trọng trong lịch sử dân tộc và tất nhiên Việt Nam cũng không ngoại lệ. Trong bài viết này, Havico Tour sẽ giúp bạn tổng hợp toàn bộ những ngày lễ, tết quan trọng tính theo âm lịch để bạn đọc nắm được.

Các ngày lễ tết dân gian

Trong một năm, tính theo âm lịch thì nước Việt Nam có những ngày lễ tết dân gian quan trọng như sau:

Tết Nguyên Đán: Một năm, người Việt có nhiều lễ, tết, riêng Tết Nguyên Đán (đúng mùng một tháng giêng âm lịch) là ngày tết lớn nhất nên còn được gọi là tất cả. Đây là thời điểm kết thúc mùa màng, mọi người rảnh rỗi nghỉ ngơi vui chơi, thăm viếng lẫn nhau… và cũng là lúc giao thời của đông tàn xuân tới.

tết Nguyên Đán
Tết rằm tháng giêng: vào đúng rằm tháng Giêng-ngày trăng tròn đầu tiên của năm. Tết này phần lớn tổ chức tại chùa chiền vì Rằm tháng Giêng còn là ngày vía của Phật tổ. Sau khi đi chùa, mọi người về nhà họp mặt cúng gia tiên và ăn cỗ.

 tháng Giêng
Tết thanh minh: “Thanh Minh” có nghĩa là trời trong sáng. Nhân có người ta đi thăm mồ mả của những người thân. Tết Thanh minh – thường vào tháng Ba âm lịch – trở thành lễ tảo mộ. Đi thăm mộ, nếu thấy cỏ rậm thì phát quang, đất khuyết lở thì đắp lại cho đầy… rồi về nhà làm cỗ cúng gia tiên.

Tết Thanh Minh
Tết hàn thực: “Hàn thực” nghĩa là ăn đồ nguội. Tết này, vào ngày mùng Ba tháng Ba (âm lịch). Lễ này có từ thời Lý (1010 – 1225) và thường làm bánh trôi, bánh chay để cúng tổ tiên. Hiện nay, Tết này vẫn còn đậm nét ở miền Bắc, nhất là tại các vùng thuộc tỉnh Hà Tây.

Tết Hàn Thực

Tết đoan ngọ: diễn ra vào mùng Năm tháng Năm (âm lịch). Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh bằng cách ăn hoa quả vào buổi sáng.

Phong tục Tết Đoan Ngọ 5/5 âm
Tết ngâu: Mỗi năm cứ đến ngày 7 tháng 7 âm lịch, khi bầu trời ban đêm thường có những trận mưa lất phất bất chợt xuất hiện (người Việt thường hay gọi là mưa ngâu), báo hiệu cho một ngày lễ truyền thống ca ngợi tình yêu nam nữ, một ngày lễ tôn vinh sự khéo tay của các cô gái và là ngày hội cầu duyên của các nam thanh nữ tú.

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Ngâu
Tết trung nguyên: Lễ Vu Lan (ngày Rằm tháng Bảy âm lịch hằng năm) nhắc nhở mỗi người biết trân trọng những gì mình đang có, nhắc nhở bổn phận làm con phải luôn nhớ đến công ơn sinh dưỡng của cha mẹ mà làm những việc hiếu nghĩa để thể hiện tình cảm, lòng biết ơn.

Trong Ngày Lễ Vu Lan Là Một Người Con, Chúng Ta Cần Làm Gì?
Tết trung thu: Tết Trung thu vào Rằm tháng Tám. Trung thu là tết của trẻ con nhưng người lớn cũng nhân đây mà họp mặt, uống rượu, uống trà, ngắm trăng… Thường ban ngày người ta làm lễ cúng gia tiên, tối mới bày hoa quả, bánh kẹo, chè cháo để trẻ con vui chơi, phá cỗ, trông trăng, rước đèn…

Tết Trung thu
Tết hạ nguyên: Rằm tháng Mười còn gọi là Lễ mừng lúa mới, Tết cơm mới là lễ hội quan trọng nhất trong hệ thống các lễ hội cổ truyền của người Việt Nam ở vùng cao.

Tết Hạ Nguyên là gì? Ý nghĩa, hoạt động và mâm cúng ngày Tết Hạ Nguyên
Tết Ông công ông Táo: Tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp – người ta coi đây là ngày “vua bếp” lên chầu Trời để tâu lại việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm qua.

Cúng Ông Công Ông Táo.