Các mô hình kinh doanh siêu thị mini hay bạn nên tham khảo

5.0/5 (1 votes)

Nếu bạn đang có nhu cầu kinh doanh siêu thị mini mà chưa biết lựa chọn mô hình kinh doanh siêu thị mini như thế nào? Thủ tục mở siêu thị mini ra sao? Cách đăng ký ngành nghề kinh doanh siêu thị thế nào thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé. Hãy cùng Tân Thành Thịnh tìm hiểu sẽ tất tần tật những kinh nghiệm kinh doanh siêu thị mini hiệu quả.

Hiện nay kinh doanh siêu thị mini là mô hình kinh doanh được đánh giá cao do có thể đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của mọi người và đem lại lợi ích lớn cho nhà đầu tư.


1. Mô hình kinh doanh siêu thị mini là gì?

Siêu thị mini hay còn được gọi là minimart, mô hình siêu thị mini là một mô hình giống như siêu thị từ mô hình kinh doanh, đến cách vận hành quản trị nhưng có quy mô nhỏ hơn.

Có nhiều mô hình kinh doanh siêu thị mini, mỗi mô hình đều có những ưu nhược điểm riêng. Dưới đây là 3 mô hình kinh doanh siêu thị mini phổ biến nhất hiện nay, các bạn có thể tham khảo để lựa chọn cho mình mô hình thích hợp nhất.

1.1 Mô hình siêu thị mini bán hàng tiêu dùng phổ thông

Mô hình kinh doanh siêu thị mini bán hàng phổ thông là mô hình rất phổ biến hiện nay vì nó đơn giản, dễ bán, dễ tìm nguồn cung cấp. 

Với mô hình này sẽ kinh doanh hàng hóa phổ thông, đa đạng, phục vụ nhu cầu của mọi đối tượng, nhất là các khách hàng bình dân. 

Hàng hóa kinh doanh của mô hình này thường là: Thực phẩm khô, thực phẩm tươi sống, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm ăn liền, rau củ quả, bánh kẹo, hóa mỹ phẩm, đồ uống, đồ gia dụng…

a) Ưu điểm mô hình

Hàng hóa phổ thông, dễ bán phục vụ đa dạng đối tượng khách hàng.

b) Nhược điểm

Khả năng cạnh tranh cao, không có tệp khách hàng tập trung, không phù hợp xu hướng, muốn kinh doanh mô hình này cần phải biết cách lọc những list sản phẩm kinh doanh phù hợp.

c) Đối tượng phù hợp

Vùng nông thông, các khu vực thu nhập bình quân thấp, vừa phải.

1.2 Mô hình siêu thị mini bán 60% hàng hóa phổ thông, 40% hàng nhập khẩu

Với hình thức này, siêu thị sẽ nhập 60% hàng phổ thông như đã chia sẻ và 40% hàng nhập khẩu để phục vụ đối tượng khách hàng phân khúc thu nhập cao.

a) Ưu điểm

Vẫn duy trì những nhóm sản phẩm hàng hóa phổ thông tỷ trong chiếm 60% cửa hàng cơ bản đủ để cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng cơ bản.

Gia tăng hàng nhập khẩu để tăng tỷ lệ % lợi nhuận chung cho cửa hàng, khai thác tệp khách hàng tầm trung – cao, hạn chế cạnh tranh, tối ưu hiệu quả mô hình kinh doanh cửa hàng.

b) Nhược điểm

Vẫn bị cạnh tranh từ đối thủ, phù hợp xu hướng ngắn, chưa định vị được cho khách hàng kinh doanh hàng nhập khẩu, mô hình này rất nhạy cảm nên cần phải có kiến thức kinh doanh để xây dựng.

c) Đối tượng phù hợp

Khu vực nông thôn phát triển, thị trấn, thị xã, thành phố.

1.3 Mô hình kinh doanh siêu thị mini 40% hàng hóa phổ thông, 60% hàng nhập khẩu 

Tương tự như mô hình 60% hàng hóa phổ thông, 40% hàng nhập khẩu, nhưng mô hình này giảm tỉ lệ hàng phổ thông, nâng cao hàng nhập khẩu để hướng đến đối tượng phục vụ là những khách hàng có thu nhập cao.

a) Ưu điểm

Đủ cung cấp nhóm sản phẩm hàng hóa phổ thông, cạnh tranh thấp, khai thác đúng tệp khách hàng trung cao, định vị khách hàng kinh doanh hàng nhập khẩu, tỷ suất lợi nhuận cao, cạnh tranh thấp, thời gian thu hồi vốn nhanh, có lượng khách hàng trung thành nhất định. 

b) Nhược điểm

Doanh số thấp, người kinh doanh mô hình này cần phải có kiến thức chiều sâu, hiểu bản chất mô hình này.

c) Đối tượng phù hợp

Mô hình này phù hợp cho mở siêu thị mini ở chung cư với các khu vực có thu nhập cao, tập trung tệp khách hàng trung cao cấp nhiều.


2. Ngành nghề kinh doanh siêu thị mini

Tùy thuộc vào mặt hàng phân phối của siêu thị mini là gì mà có thể đăng ký một số ngành như sau:

STT

Ngành, nghề kinh doanh

Mã ngành nghề

1

Bán lẻ, lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp

4711

2

Bán lẻ trong các cửa hàng kinh doanh tổng lợp loại khác

4719

Chi tiết: Bán lẻ trong siêu thị, trung tâm thương mại

3

Bán lẻ lương thực trong các cửa hàng chuyên doanh

4721

4

Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh

4722

5

Bản lẻ đồng uống trong các cửa hàng chuyên doanh

4723

6

Bản lẻ sản phẩm thuốc lá, thuốc lào trong các cửa hàng chuyển doanh

4724

Ngoài các ngành nghề trên thì còn rất nhiều ngành nghề khác mà siêu thị mini có thể đăng ký để phục vụ cho việc phân phối hàng hóa, sản phẩm của mình.


3. Thủ tục mở siêu thị mini

Để mở siêu thị mini, bạn cần phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh.  Có 2 hình thức kinh doanh siêu thị mini là thành lập doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể, tùy theo quy mô siêu thị của mình mà có thể lựa chọn loại hình phù hợp.

3.1 Điều kiện mở siêu thị mini

Kinh doanh siêu thị mini không phải là ngành nghề yêu cầu về vốn vì thế bạn có thể kê khai số vốn theo khả năng của mình. 

Nhưng sau khi hoàn tất thủ tục thành lập siêu thị mini thì cần phải xin các loại Giấy phép sau: Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Giấy phép bán buôn, bán lẻ rượu và Giấy phép bán lẻ thuốc lá (nếu có kinh doanh); Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy.

3.2 Quy trình mở siêu thị mini

Như đã chia sẻ, bạn cần lựa chọn 1 trong 2 loại hình kinh doanh trước khi thực hiện thủ tục thành lập siêu thị mini.

a) Đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Tân Thành Thịnh, xin được chia sẽ với các bạn thểm để mở siêu thị mini theo mô hình kinh doanh hộ cá thể bạn thực hiện theo quy trình sau:

– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh (theo mẫu)

Bản sao công chứng hợp lệ của Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của chủ hộ hoặc hoặc nhóm cá thể mở siêu thị.

Văn bản thỏa thuận thành lập của các cá nhân tham gia thành lập

– Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi hoàn tất hồ sơ bạn đến nộp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện nơi mở siêu thị mini.

– Bước 3: Nhận kết quả

Sau khoảng 03 – 05 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ bạn sẽ được nhận giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ bạn sẽ được cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo về việc sửa đổi bổ sung hồ sơ.

– Bước 4: Hoàn tất thủ tục thuế

Sau khi có giấy đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể, bạn cần đến chi cục thuế quận, huyện đăng ký kinh doanh để kê khai và nộp thuế trong vòng 30 ngày kể từ ngày đăng ký kinh doanh.

b) Đăng ký thành lập doanh nghiệp

Để thành lập doanh nghiệp bạn có thể lựa chọn 1 trong 5 loại hình: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh. Mỗi loại hình sẽ có hồ sơ thành lập riêng, tuy nhiên về cơ bản, quy trình thành lập doanh nghiệp kinh doanh siêu thị mini đều thực hiện những bước sau:

– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp kinh doanh dưới hình thức siêu thị mini bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

  • Điều lệ công ty;

  • Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc là công ty cổ phần);

  • Bản sao các giấy tờ: bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiều hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập; Bản sao quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức;

  • Các giấy tờ cần thiết khác (nếu có);

Sau khi nộp hố sơ tại sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, trong thời hạn 03 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ thì sở kế hoạch và đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Bước 2: Công bố thông tin đăng ký kinh doanh

Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai. 

– Bước 3: Khắc dấu và công bố mẫu dấu

Doanh nghiệp tiến hành khắc con dấu và công bố mẫu dấu lên Cổng thông tin điện tử quốc gia.

– Bước 4: Hoàn tất nghĩa vụ thuế

  • Treo biển hiệu;

  • Kê khai và nộp thuế môn bài

  • Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế;

  • Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp và thông báo số tài khoản với Cơ quan nhà nước;

  • Đăng ký chữ ký số điện tử để thực hiện nộp thuế điện tử;

  • In, phát hành hóa đơn giá trị gia tăng.

– Xin cấp giáy phép kinh doanh bán lẻ rượu nếu có bán rượu trong siêu thị (nếu có kinh doanh);

  • Xin cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ thuốc lá nếu có bán thuốc lá trong siêu thị (nếu có kinh doanh);

  • Cần có giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC


4. Nhượng quyền kinh doanh siêu thị mini

Nhượng quyền siêu thị mini là mô hình hợp tác kinh doanh siêu thị mini từ cá nhân, tổ chức với đơn vị là tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh mô hình nhượng quyền siêu thị, đối tác được sử dụng thương hiệu mà tổ chức cung cấp cho phép dưới dạng thu phí hoặc không và hợp tác kinh doanh siêu thị theo quy định pháp luật Việt Nam.

4.1 Ưu điểm của kinh doanh nhượng quyền siêu thị mini

Tương tự như các hình thức nhượng quyền khác, kinh doanh nhượng quyền siêu thị mini cũng có những ưu điểm như sau:

a) Thương hiệu đã được định hình trên thị trường

Siêu thị mẹ đã có tiếng vang, ghi được dấu ấn trong lòng khách hàng và có số lượng khách hàng trung thành nhất định. 

Do vậy, nếu bạn kinh doanh dưới hình thức nhượng quyền thương hiệu, bạn hoàn toàn không cần lo lắng việc khách hàng có biết đến mình hay không, làm thế nào để tên thương hiệu của mình có chỗ đứng…mà chỉ cần tập trung kinh doanh và quản lý sao cho hiệu quả.

b)  Đảm bảo 100% chất lượng

Mọi cửa hàng nhượng quyền sẽ được thương hiệu “mẹ” giám sát vô cùng chặt chẽ về mặt chất lượng. Toàn bộ quy trình quản lý, thuê mướn nhân viên… đều sẽ được đồng bộ 100% giữa tất cả các chi nhánh nhượng quyền. Vì vậy người mới kinh doanh, chưa có nhiều kinh nghiệm cũng có thể dễ dàng kinh doanh dưới hình thức này.

c) Hỗ trợ tối đa từ chủ nhượng quyền

Với việc kinh doanh nhượng quyền, bạn hoàn toàn không cần lo lắng về vấn đề trang trí, marketing hay nghĩ ý tưởng quảng cáo. Bởi tất cả những điều này sẽ được chủ nhượng quyền hỗ trợ tối đa. Do đó, kinh doanh nhượng quyền thực sự khác dễ dàng trong khâu quản lý và vận hành quán.

4.2 Các hình thức nhượng quyền thương hiệu mini

a) Nhượng quyền siêu thị mini 100% 

Tức là mô hình được copy và nhân bản giống hệt nhau 100%, và điều quan trọng nhất là 100% hàng hóa kinh doanh tại các cửa hàng đối tác đều do đơn vị tổng cung cấp.

b) Nhượng quyền siêu thị mini mở, tức là không phải 100%

Thay vì cá nhân, cửa hàng tham gia hợp tác mô hình nhượng quyền siêu thị mini lấy 100% hàng hóa kinh doanh của mình tại đơn vị tổng thì có thể lấy 50%, 70% số hàng hóa còn lại thì đơn vị kinh doanh chủ động tìm kiếm, hợp tác với các nhà cung cấp hàng hóa khác để có thể hoàn thiện mô hình kinh doanh siêu thị mini của mình.

4.3 3 thương hiệu siêu thị, cửa hàng cho phép nhượng quyền thương hiệu

Hiện nay có nhiều hệ thống siêu thị mini nhưng không phải siêu thị nào cũng cho phép kinh doanh nhượng quyền thương hiệu. Nếu bạn đang có nhu cầu kinh doanh nhượng quyền thương hiệu siêu thị mini thì hãy tham khảo 5 thương hiệu siêu thị dưới đây.

a) Siêu thị mini Co.op Food

Để được nhượng quyền thương hiệu Co.op Food, nhà đầu tư phải có địa điểm mở cửa hàng. Sau khi được Co.op Food thẩm định sẽ tiếp tục được hỗ trợ giấy tờ, thủ tục pháp lý nhượng quyền. Bán kính tối thiểu để mở một cửa hàng nhượng quyền là 1,5km.

Hệ thống Co.op Food sẽ không lấy chi phí quản lý thường kì. Phí nhượng quyền thương hiệu là 0 đ.  Cũng giống như các chuỗi bán lẻ khác, tổng chi phí đầu tư  từ  1,5- 2 tỷ đồng.

b) Cửa hàng tiện lợi GS25 – CVS

24/7 GS25 là chuỗi cửa hàng tiện lợi đến từ Hàn Quốc. Hiện nay thương hiệu đã có hình thức nhượng quyền dành cho các chủ đầu tư có mặt bằng và vốn tối thiểu. Quy định nhượng quyền theo các mô hình nhất định bao gồm 65 -70 mét vuông, 100 – 120 mét vuông và 150 mét vuông tùy thuộc vào từng khu vực khác nhau. 

Mỗi khu vực được lựa chọn làm địa điểm kinh doanh sẽ được nghiên cứu, tính toán phù hợp với không gian trưng bày và mua sắm cho khách hàng. Để mua bản quyền và đầu tư xây dựng cửa hàng bạn cần ít nhất 2 tỉ đồng.

c) Nhượng quyền thương hiệu Minitop

Đối với thương hiệu Minitop bạn phải có mặt bằng 30 mét vuông là có thể mua nhượng quyền.

Việc mở 1 cửa hàng MiniStop sẽ tốn chi phí từ 2-3 tỷ đồng tùy theo mặt bằng và khu vực. Đây là tổng chi phí nhượng quyền MiniStop bao gồm cả đầu tư trang thiết bị, hàng hóa. MiniStop sẽ miễn phí các khoản vẽ bản vẽ thi công cửa hàng, hỗ trợ khai trương cửa hàng, tuyển dụng và đào tạo.

>> Các bạn xem thêm bài viết có 400 triệu nên kinh doanh gì? Đây là bài viết chia sẽ những ý tưởng kinh doanh hay.


5. Kinh nghiệm kinh doanh siêu thị mini

Nếu bạn đang có nhu cầu mở siêu thị mini mà không biết bắt đầu từ đâu thì hãy note lại những kinh nghiệm kinh doanh siêu thị mini dưới đây, chắc chắn sẽ hữu ích dành cho bạn.

5.1 Lên kế hoạch kinh doanh

Đối với bất kỳ hoạt động kinh doanh nào bạn cũng phải lên kế hoạch kinh doanh một cách bài bản. Trước khi đầu tư siêu thị mini, bạn cần lên kế hoạch kinh doanh cụ thể như sau:

  • Tìm hiểu về thủ tục đăng ký kinh doanh, thủ tục, cách tính thuế, các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm (văn bản), quy định khác khi kinh doanh siêu thị mini.

  • Lên kế hoạch sử dụng hay thuê mặt bằng để mở tiệm kinh doanh.

  • Lên kế hoạch tìm nguồn hàng, nhà cung cấp nguồn hàng tạp hóa, nên nhập những mặt hàng tạp hóa, sản phẩm nào

  • Lên kế hoạch đầu tư trang thiết bị

  • Lên kế hoạch marketing cho từng giai đoạn, cho thương hiệu

  • Sau khi đã xây dựng kế hoạch cụ thể thì bắt đầu tính chi phí, vốn dự trù cho từng hạng mục

5.2 Lựa chọn vị trí và diện tích mở siêu thị mini

Không phải ai cũng may mắn tìm được một vị trí thuận lợi để kinh doanh, vì vậy khi thuê mặt bằng kinh doanh bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng. Một cửa hàng nên có mặt tiền, nằm ở khu đông dân cư, gần chờ, các cơ quan, công ty, khu công nghiệp,… 

Siêu thị mini về mặt cơ bản có đầy đủ chức năng của một siêu thị lớn, tuy nhiên quy mô được giảm đi cả về chủng loại và số lượng hàng hóa, diện tích hoạt động, thông thường có diện tích từ 40m2-150m2, đây là khoảng diện tích ở mức chấp nhận để có thể xếp đặt kệ-giá trưng bày đủ các loại hàng hóa tiêu dùng phục vụ nhu cầu cần thiết của người tiêu  dùng ở quy mô nhỏ.

5.3  Tìm nguồn hàng đáng tin cậy, chọn đúng hàng để bán

Tìm nguồn hàng là vấn đề vô cùng quan trọng để mở siêu thị mini và nó có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của bạn. Bạn có thể tìm đến các nhà phân phối, đại lý, nhà sản xuất để nhập hàng hoặc đặt hàng nhập từ nước ngoài về.

Nguyên tắc quan trọng khi nhập hàng:

  • Luôn bắt tay với nhiều đơn vị cung cấp hàng hóa khác nhau để so sánh về giá và chất lượng sản phẩm.

  • Hợp tác lâu dài để được hưởng các chính sách ưu đãi của nhà cung cấp.

  • Đảm bảo nhập hàng với giá rẻ nhất có thể mà vẫn giữ được chất lượng hàng.

  • Không nên nhập quá nhiều hàng tránh tồn hàng lâu

5.4 Cân đối vốn và chi phí

Để không chi vượt mức hay ôm nợ với dự án mở siêu thị mini, bạn cần lên kế hoạch hoạch định chi phí trước khi tiến hành thực hiện.Một số khoản chi phí cụ thể như sau:

  • Chi phí thuê mặt bằng: Nếu bạn lựa chọn kinh doanh ở các khu trung tâm hay vị trí đắt đỏ thì giá thuê sẽ khá cao. Một lưu ý cho bạn là khi thuê mặt bằng nên làm hợp đồng từ 3-5 năm để tránh tình trạng chủ cho thuê thấy bạn buôn may bán đắt rồi lên giá hoặc lấy lại mặt bằng.

  • Chi phí nhập hàng: Để có đủ số hàng trưng bày, bạn phải chi từ 50-100 triệu tùy vào số lượng và mặt hàng bạn bán. Bạn có thể lựa chọn các mặt hàng tiêu dùng phổ biến, mặt hàng được nhiều người tiêu dùng yêu thích. 

  • Chi phí lắp đặt trang thiết bị: Mức chi phí này rơi vào khoảng 60-80 triệu. Trang bị các thiết bị cơ bản như máy tính, máy tính tiền, giá kệ hàng, giỏ hàng, máy điều hòa,…

  • Chi phí thuê nhân viên: Bạn có thể thuê nhân viên từ 2 -4 người tùy quy mô.

  • Các loại chi phí liên quan đến thuế: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và thuế môn bài.

5.5 Trang trí siêu thị mini 

Khi trưng bày trong hàng hóa, bạn lưu ý phải tạo cho siêu thị một không gian ngăn nắp, tận dụng hết mọi không gian mà vẫn khiến khách hàng cảm thấy thoải mái khi bước vào. Các kệ hàng không nên xếp quá gần nhau, cần phải có khoảng cách để khách hàng dễ dàng di chuyển.

Không nên trưng bày quá nhiều hàng lên kệ sẽ khiến không gian trở nên bức bổi, khách mua sẽ cảm thấy ngột ngạt. Tuyệt đối không được sử dụng bóng đèn màu vừa không đủ sáng vừa khiến khách bị chói khó nhận diện được sản phẩm.

5.6 Lập kế hoạch Marketing bán hàng

Marketing bán hàng là điều không thể thiếu để siêu thị của bạn thu hút khách hàng hơn. Các hoạt động Marketing hỗ trợ bán hàng mà bạn có thể thực hiện:

Tích điểm, tặng quà theo tuần, theo tháng: Khi mua hàng tại siêu thị của bạn, khách hàng có thể nhận được thẻ tích điểm khi mua hàng đủ giá trị bạn quy định họ sẽ nhận được quà hoặc thẻ giảm giá cho đơn hàng tiếp theo.

Chiết khấu giảm giá cho khách quen: Đây là một chiến lược nhỏ trong Marketing nhưng mang lại hiệu quả lớn. Người được giảm giá sẽ cảm thấy mình khác biệt, được ưu tiên, họ sẽ mua nhiều hàng hóa hơn và giúp cho tăng doanh số của bạn, giảm lượng hàng tồn.

5.7 Kết hợp bán hàng đa kênh

Bạn có thể mở các dịch vụ đặt hàng, mua hàng trên các trang mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử, website bán hàng để tăng sự tiện lợi và thu hút nhiều khách hàng hơn. Bạn nên thành lập một Fanpage trên Facebook, tham gia các hội nhóm liên quan đến bán hàng để quảng bá và tăng khả năng nhận diện thương hiệu của mình.

Việc xây một website bán hàng riêng với chức năng đặt hàng online cũng sẽ giúp siêu thị mini của bạn kinh doanh hiệu quả hơn, đặc biệt trong thời buổi người tiêu dùng ưa chọn việc mua hàng online và giao hàng hàng trực tiếp tiện lợi hơn là phải trực tiếp đến cửa hàng.

5.8 Lựa chọn dịch vụ mở siêu thị mini uy tín

Khi mở siêu thị mini bạn phải thực hiện thủ tục pháp lý để xin Giấy phép kinh doanh cũng như các loại giấy phép khác, nếu như không có kinh nghiệm về vấn đề này có thể bạn sẽ phải mất nhiều thời gian.

Lúc này bạn có thể lựa chọn dịch vụ mở siêu thị mini của các công ty cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp để rút ngắn thời gian mở siêu thị của mình. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn những đơn vị uy tín với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp để nhận được dịch vụ tốt nhất.

>> Các bạn xem thêm kinh nghiêm mở shop quần áo

Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề kinh doanh siêu thị mini. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích cho mình.

Đăng ký