Các lễ cúng ngày Tết quan trọng không thể thiếu

Ngày Tết không chỉ là dịp gia đình sum họp mà còn là dịp để chúng ta bày tỏ lòng thành kính đối với các vị thần linh và tổ tiên. Hãy cùng tìm hiểu về các lễ cúng ngày Tết quan trọng qua bài viết sau của Bazanland.

Các lễ cúng ngày Tết quan trọng

Thực hiện lễ cúng là một trong những phong tục ngày Tết đã có từ lâu đời của người Việt Nam. Truyền thống này cho thấy được sự thành kính của dân tộc ta dành cho đất, trời và các vị thần linh, cầu chúc cho một năm mưa thuận gió hòa. Dưới đây là bảng các lễ cúng ngày Tết quan trọng nhất mà bạn cần phải ghi nhớ.

1
Lễ cúng ông Công, ông Táo
Ngày 23 tháng Chạp

2
Lễ cúng tất niên
Ngày 30 Tết

3
Lễ cúng rước ông bà
Ngày 30 Tết

4
Lễ cúng giao thừa
Đêm giao thừa

5
Lễ cúng tân Niên
Mùng 1 Tết

6
Lễ cúng châu điện, tịch điện
Mùng 2 Tết

7
Lễ cúng hóa vàng
Mùng 3 Tết đến mùng 10 tháng Giêng

Tùy theo từng vùng miền mà các lễ cúng ngày Tết có thể khác nhau. Tuy nhiên, sự khác biệt này sẽ không quá lớn. Bazanland sẽ hướng dẫn cho bạn cách cúng các ngày lễ Tết chuẩn nhất.

Lễ cúng ông Công, ông Táo

Ông Công, ông Táo là những vị thần cai quản đất đai và việc bếp núc trong nhà. Vào ngày 23 tháng 12 âm lịch hàng năm, các vị thần này sẽ về lại thiên giới để báo cáo các việc làm của con người trong năm vừa qua cho Ngọc Hoàng.

Vì vậy, người Việt thường có phong tục cúng đưa Ông Công, Ông Táo về trời vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Tùy theo nơi mà bạn có thể bắt đầu cúng từ ngày 20 đến trước trưa ngày 23.

Thông thường, mọi người thường sẽ dọn dẹp căn bếp sạch sẽ và chuẩn bị các lễ vật cúng bao gồm cá chép bằng giấy hoặc xôi hình cá chép, chè, gà, giò, bộ áo mũ, ngựa giấy, nhang đèn, chung nước… Ngoài ra, tại một số nơi người dân còn có tục lệ phóng sinh cá chép.

Xem thêm: Cách trang trí bàn thờ Thần Tài ngày Tết chiêu tài lộc cầu may mắn

lễ cúng ngày tết - lễ cúng ông công ông táo

Lễ cúng tất niên

Lễ cúng tất niên mang ý nghĩa đánh dấu sự kết thúc của năm cũ và khởi đầu một năm mới tốt đẹp hơn. Thông thường, các gia đình thường tiến hành cúng tất niên vào buổi chiều ngày 30 Tết.

Mâm cúng tất niên sẽ bao gồm hoa cúng, trái cây, nhang đèn, gạo, muối, rượu, trầu cau, xôi, chè, gà ta hoặc heo sữa quay, bánh chưng hoặc bánh tét… Lễ tất niên thường sẽ được cúng ở bàn thờ gia tiên, nếu gia đình nào khá giả thì có thể bày thêm một mâm cúng ở ngoài trời.

Lễ cúng tất niên có thể được thực hiện ở cả trong nhà và ngoài trời

Lễ cúng rước ông bà

Một trong những lễ cúng ngày Tết đã được bao nhiêu thế hệ gìn giữ chính là lễ rước ông bà về đón Tết. Phong tục này thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với ông bà và tổ tiên của mình.

Thông thường, mâm cúng rước ông bà gồm có hoa quả, hoa thờ, rượu, bánh kẹo, tiền vàng mã, nến thờ và trầu cau. Tùy theo từng nơi mà gia đình chuẩn bị thêm một mâm cỗ cúng chay hoặc mặn.

Bàn cúng rước ông bà bao gồm hoa quả, hoa thờ, rượu, bánh kẹo, tiền vàng mã...

Lễ cúng giao thừa

Cúng giao thừa không chỉ là chào đón khoảnh khắc giao thoa giữa năm cũ và năm mới mà còn là lúc mọi người cầu chúc cho một năm an vui, may mắn và khỏe mạnh. Lễ cúng giao thừa thường sẽ được tiến hành vào lúc 23h đêm 30 Tết đến 1h sáng mùng 1 Tết.

Trước đó, bạn cần phải chuẩn bị một mâm cúng đầy đủ gồm: nhan đèn, hoa cúng, mâm ngũ quả, mứt Tết, bánh chưng hoặc bánh tét, giò chả hoặc thịt gà, xôi gấc, rượu… Trong văn hóa Việt Nam, người ta thường tiến hành cúng giao thừa ngoài trời trước, sau đó mới thực hiện lễ cúng giao thừa trong nhà.

các lễ cúng ngày Tết - cúng giao thừa

Lễ cúng tân niên

Lễ cúng tân niên thường được tổ chức vào ngày mùng 1 Tết.. Không chỉ có gia đình mới thực hiện lễ cúng ngày Tết này mà các công ty, cửa hàng đều cúng tân niên.

Một mâm cúng tân niên đầy đủ sẽ bao gồm các món ăn như xôi cúng, gà luộc, heo quay, canh, rau xào, rượu… Lễ cúng này thể hiện sự biết ơn đối với tổ tiên, các vị thần và trời đất đã luôn phù hộ mọi người trong năm cũ và cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới.

cách cúng các ngày lễ tết - cúng tân niên

Lễ cúng chiêu điện – tịch điện

Lễ cúng chiêu điện vào buổi sáng là mời ông bà về dùng bữa cùng gia đình. Lễ cúng tịch điện vào buổi chiều mang ý nghĩa mời ông bà đi ngủ. Hai lễ cúng ngày Tết này sẽ được thực hiện vào ngày mùng 2 Tết.

Tùy theo gia đình mà có thể chuẩn bị mâm cỗ chay hoặc mặn. Nhìn chung, các mâm cúng cần có những món cơ bản là bánh chưng hoặc bánh tét, thịt heo, dưa hành hoặc dưa món và cơm trắng.

Lễ cúng Chiêu điện - Tịch điện diễn ra vào ngày mùng 2 Tết.

Lễ cúng hóa vàng

Vào ngày 30 tháng Chạp, các gia đình sẽ rước ông bà về ăn Tết. Sau đó, từ mùng 3 Tết đến mùng 10 tháng Giêng, người Việt sẽ cúng hóa vàng hay còn được gọi là cúng mùng 3 Tết để tiễn ông bà về trời.

Cách thực hiện lễ cúng hóa vàng tương đối giống với lễ cúng gia tiên. Lễ vật cúng sẽ bao gồm mâm ngũ quả, nhang đèn, hoa cúng, trầu cau, rượu, bánh chưng hoặc bánh tét và quan trọng nhất là giấy tiền vàng mã. Mâm cỗ cúng sẽ bao gồm món xào, món canh, món luộc và rượu.

các lễ cúng trong ngày tết - cúng hóa vàng

Sau khi kết thúc tuần hương thì gia đình sẽ đốt giấy tiền vàng mã được cúng cho ông bà trong suốt những ngày Tết. Một số nơi vẫn còn giữ truyền thống ngày xưa là đặt hai cây mía dài để làm đòn gánh cho linh hồn mang hàng hóa đi theo và xua đuổi tà ma.

Trên đây là các lễ cúng ngày Tết vô cùng quan trọng và cách cúng chi tiết. Hy vọng bài viết này có thể giúp ích cho bạn trong việc hiểu rõ hơn về các lễ cúng trong ngày Tết. Chúc bạn và gia đình có một mùa Tết thật hạnh phúc và an vui.

Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu tìm mua những phần quà Tết ý nghĩa và độc đáo dành tặng cho ông bà, cha mẹ và họ hàng thì hãy liên hệ với Bazanland nhé.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 133 Nguyễn Hồng Đào, P. 14, Q. Tân Bình, TP. HCM
  • Giờ mở cửa: 8h00 đến 18h00 (Thứ 2 – Thứ 7)
  • Hotline: 093 888 71 71
  • Email: [email protected]
  • Website: https://bazanland.com/