Các lễ cúng không thể thiếu trong Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là dịp lễ luôn được mong chờ nhất trong năm. Sau một năm làm việc vất vả, Tết là dịp để chúng ta tạ ơn với thần linh, tổ tiên đã phù hộ cho chúng ta. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những lễ cúng không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán. Cùng bắt đầu ngay thôi nào!
Đếm ngược : Bao nhiêu ngày nữa tới tết nguyên đán 2023
Tết cần cúng những này nào? Những lễ cúng Tết nào quan trọng?
STT
Lễ cúng
Ngày cúng
1
Cúng ông công – ông táo
23 tháng chạp _ 30 tháng chạp
2
Tất niên
Có thể cúng từ ngày 16 âm – 30 âm tháng chạp
3
Rước ông bà – Đưa ông bà
Ngày 29 hoặc 30 Tết _ Mồng 3 hoặc 4 Tết
4
Giao thừa
Đêm giao thừa
5
Cúng Tân Niên
Mùng 1 Tết
6
Cúng Châu Điện, Tịch điện
Mùng 2 Tết
7
Cúng hóa vàng
Mùng 3 Tết
8
Cúng Tết nhà
Mùng 4
9
Cúng Rằm tháng Giêng
15 tháng giêng
Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán và phong tục cúng ngày tết
Lễ Tết Nguyên Đán được xem là một dịp lễ quan trọng nhất trong năm với ý nghĩa nhân sinh đó là Tết Gia đình, Tết sum vầy của mọi nhà, cùng nhau bỏ qua những lo toan bộn bề của năm cũ và cùng nhau đón chào một năm mới tràn đầy hy vọng, yêu thương.
Trong dịp Tết, mọi người cùng nhau dọn dẹp, sửa sang nhà cửa và không thể thiếu các lễ cúng quan trọng. Các phong tục cúng ngày tết như là lời cảm tạ với thần linh và gia tiên đã giúp đỡ trong suốt một năm cũng như mời thần linh, ông bà về sum họp, chia vui cùng gia đình. Vì vậy, các lễ cúng ngày Tết đã trở thành nét tinh hoa văn hóa của dân tộc ta.
Bộ bát đĩa thờ cúng
Lễ cúng ông Táo
Theo quan niệm dân gian, lễ cúng ông Táo phải có lễ tiễn vào ngày 23 tháng Chạp và lễ rước vào ngày 30 Tết.
Lễ tiễn ông Táo về trời
Vào ngày 23 tháng Chạp, người Việt thường sẽ làm lễ cúng tiễn đưa ông Công ông Táo về chầu trời. Mâm cúng ông Công ông Táo tùy theo phong tục của mỗi địa phương, thường sẽ bao gồm gạo, muối, vàng mã,… Đặc biệt, người dân tin rằng cá chép chính là phương tiện đưa ông Táo về trời, vì vậy lễ cúng không thể thiếu một đôi cá chép.
Lễ rước ông Táo về nhà
Vào đêm giao thừa, mọi người sẽ phải làm lễ cúng để rước ông Táo về nhà. Theo quan niệm dân gian, thời gian cúng tốt nhất nên từ 23 giờ đến 23 giờ 45 phút ngày 30 Tết. Các lễ vật được chuẩn bị cũng tương tự như tiễn ông Táo về trời.
Các lễ cúng quan trọng trong dịp Tết
Lễ cúng Tất niên
Tất Niên hay còn gọi là Tết niên, trong tiếng Hán có nghĩa là kết thúc một năm. Trong những ngày cận Tết, các gia đình sẽ lựa chọn một ngày tốt và làm một mâm cơm cúng tất niên, thỉnh mời gia tiên tiền tổ về ăn Tết với con cháu.
Mâm cỗ cúng Tất niên là mâm cỗ quan trọng nhất trong dịp Tết Nguyên Đán của người Việt. Ngoài ý nghĩa lớn nhất là tỏ lòng thành kính với gia tiên thì đây còn là dịp hiếm hoi trong năm các thế hệ trong gia đình quây quần cùng nhau bên mâm cơm đầm ấm, chia sẻ mọi buồn vui.
Lễ cúng giao thừa
Trong đêm giao thừa, các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cúng cho cả ở trong nhà và ngoài trời. Đây được xem như một nghi lễ để “tiễn đưa năm cũ, đón chào năm mới”.
Mâm cúng trong nhà
Mâm cúng trong nhà có thể cúng chay mặn tùy thích. Với cỗ mặn, mọi người thường sẽ chuẩn bị bánh chưng, giò – chả, xôi gấc, thịt gà,… Còn cỗ ngọt và chay thường sẽ có hương, hoa, đèn nến, bánh kẹo, mứt Tết, rượu, bia và các loại đồ uống khác.
Mâm cúng ngoài trời
Mỗi vùng miền sẽ có những cách chuẩn bị riêng cho mâm cúng đêm giao thừa. Nhưng nhìn chung, mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời thường sẽ có bình hương, hoa, đèn dầu hoặc nến, lễ vật bao gồm: mứt kẹo, hoa, quả, rượu, vàng mã (bao gồm 1 bộ mũ áo giày quan và tiền vàng).
Lễ cúng trong 3 ngày Tết
Mỗi vùng miền sẽ có những tục lệ riêng cho lễ cúng 3 ngày Tết. Hãy tham khảo các gợi ý về lễ cúng dưới đây nhé!
Miền Bắc
Ngày Tết ở miền Bắc sẽ được chuẩn bị mâm cỗ cúng lễ tính theo bát đĩa: 4, 6, 8. Cỗ nhỏ và vừa thì 4 bát, 4 đĩa, cỗ lớn thì 6 hoặc 8 bát và đĩa.
-
Mâm cỗ Tết ở miền Bắc tính bằng bát gồm có: bát móng giò hầm măng lưỡi lợn, bát bóng nấu thập cẩm, bát miến nấu lòng gà và bát mọc.
-
Mâm cỗ Tết ở miền Bắc tính bằng đĩa gồm: xôi hoặc bánh chưng, đĩa thịt gà luộc, đĩa thịt đông, đĩa giò lụa, đĩa giò xào, thêm đĩa nộm và đĩa dưa hành muối.
Miền Trung
Mâm cỗ cúng ông bà miền Trung không cầu kì, thường sẽ gồm các món ăn: Bánh chưng, bánh tét, dưa món, giò lụa, thịt đông, gà, thịt heo,chả nem…Với người miền Trung, họ quan niệm rằng lòng thành là chính, có món gì dâng món đấy. Mâm cỗ cúng Tết nhiều món, thịnh soạn thể hiện mong muốn năm sau cũng no ấm và đủ đầy.
Miền Nam
Ở miền Nam các món ăn trong mâm cỗ cúng Tết có phần đặc trưng theo khí hậu. Không có không khí lạnh như miền Bắc hay miền Trung nên ở miền Nam mâm cỗ sẽ thường gồm các món tránh bị ôi thiu như:
-
Bánh tét, đĩa củ cải ngâm nước mắm.
-
Canh măng nấu (dùng măng tươi thay cho măng khô), canh khổ qua nhồi thịt.
-
Thịt kho tàu.
-
Đĩa thịt heo luộc, đĩa gỏi tôm thịt, đĩa chả nem, đĩa chả giò, đĩa dưa giá và củ kiệu.
Lễ cúng thí
Lễ cúng thí hay còn gọi là cúng thí thực là một nghi thức đầu năm không thể thiếu trong văn hóa tâm linh của người Việt. Nghi thức này có thể được thực hiện tại nhà hoặc ở chùa. Lễ vật gồm có phần trà và phần thực. Phần trà phải chuẩn bị nước trà có hương thơm đậm đà. Phần thực phải chuẩn bị một mâm cơm chay, gồm các đồ ăn từ rau củ quả, không có thịt, sữa tươi hoặc nước cơm, hoa, quả, bánh, kẹo, cháo, gạo, muối.
Khi kết thúc Tết Nguyên Đán, các gia đình sẽ làm lễ hóa vàng, là lễ cúng để tiễn các cụ về lại cõi âm. Tùy theo từng gia đình, có gia đình chọn ngày mùng 3 hay mùng 4 hoặc mùng 5 để làm lễ cúng này. Vàng mã sẽ được đốt và hóa thành tài sản của các cụ dưới âm phủ, điều này bày tỏ mong muốn được các cụ phù hộ độ trì cả năm cho con cháu.
Thổ địa là vị thần cai quản đất đai, thần tài là vị thần cai quản tiền bạc và của cải. Người ta không thờ Thần Tài một mình mà thường thờ chung với Thổ Địa giúp cai quản toàn bộ nhà và giúp đỡ cho con cháu.
Cuối năm, bàn thờ thần Tài, Thổ địa sẽ được gia chủ sửa sang gọn gàng để chào đón năm mới. Vào mùng 10 tháng Giêng, mọi người sẽ tổ chức ngày vía Thần Tài. Ngày này tất cả mọi nhà, công ty, cửa hàng,… có thờ Thần Tài, đều dâng lên các vị thần một mâm cúng nhỏ, cầu mong được các vị thần phù hộ một năm suôn sẻ, thành công.
Kết
Trên đây là tất tần tật các lễ cúng không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán, các bạn hãy tham khảo nhé! Mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho bạn! Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Nếu quan tâm đến những bộ bát đĩa thờ cúng hay vật dụng thờ cúng, xin liên hệ ngay cho chúng tôi! Sàn Gốm tự tin đem đến những sản phẩm gốm sứ tuyệt vời nhất cho bạn!
Tham khảo ngay: Cách sắp xếp hoa quả trên bàn thờ trông đẹp mắt và hợp phong thủy