Các kỹ thuật trồng rau cơ bản bạn cần biết

Rau là một nguồn lương thực – thực phẩm không thể thiếu trong đời sống của chúng ta. Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu sử dụng, các nơi trồng rau xuất hiện ngày càng nhiều. Do đó, trồng rau là một nghề đang ngày càng phát triển tại Việt Nam.
Hiện nay, nghề trồng rau tại Việt Nam đang rất phát triển và cho sản lượng thu hoạch rất tốt. Người dân luôn tìm tòi, học hỏi những kỹ thuật trồng rau mới. Tuy nhiên, để cách trồng rau đạt hiệu quả cao thì bạn cần nắm rõ các kỹ thuật trồng rau cơ bản trước. Vậy kỹ thuật trồng rau cơ bản như thế nào? Bạn hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Kỹ thuật trồng rau cơ bản:

1.     Yêu cầu về đất trồng rau

Điều thuận lợi là rau có thể sinh trưởng và phát triển trên nhiều loại đất khác nhau. Chính vì thế, bạn có thể trông trên mảnh đất nào, không phụ thuộc vào đất. Tuy nhiên, để có năng suất trồng rau cao và chất lượng thì bạn cần trồng rau trên các các chân đất tốt, phù hợp với đặc điểm của từng loại rau cần trồng.
Chân đất giàu dinh dưỡng, cao ráo, thoáng, gần nước, tơi xốp, tầng đất trồng trọt dày là điều vô cùng cần thiết.
Đối với những loại rau ăn rễ, thân cũ thì bạn cần chọn đất cát pha nhẹ, các loại đất phù sa ven sông. Các loại cải, su hào, bắp cải, su lơ, cà, bầu, bí,… bạn nên trồng trên các chân đất thịt nhẹ. Các loại rau thuỷ sinh như rau muống, rau cần, cải xoong,… bạn nên trồng ở các chân đất trũng, ngập nước.

2.     Thiết kế vườn rau

Trước khi trồng ra, bạn cần thiết kế vườn rau trước. Vườn rau thường được xây dựng ở các vùng chuyên canh trồng rau, trên cơ sở đất đai nông nghiệp được quy hoạch sử dụng hợp lý, điều này nhằm giúp việc trồng rau đạt hiệu quả kinh tế cao.
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng rau nhiều cho các thành phố lớn, các khu công nghiệp tập trung, các khu dân cư đô thị, người lao động thường quy hoạch các vùng sản xuất rau có tính chất tập trung chung quanh các điểm có yêu cầu phục vụ đó.
Mặt khác, một số nơi có điều kiện khí hậu và đất đai thuận lợi, thiết kế vường rau thường được quy hoạch thành những vùng tập trung sản xuất một số loại rau xuất khẩu như: cải bắp, dưa chuột, ngô rau, tỏi,…
Quy hoạch thành những vùng rau chuyên canh có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình thâm canh sản xuất rau. Điều này sẽ tạo điều kiện để áp dụng các tiến bộ của khoa học và công nghệ mới vào nghề trồng rau hiện nay.
Bạn cần lưu ý, thiết kế hệ thống tiêu nước cần được bố trí ở mọi khu vực trồng rau. Hệ thống mương tiêu cần thấp hơn luống rau, để khi gặp mưa hoặc khi cần tháo nước, nước chảy ra được dễ dàng, không bị ngập úng.
Đối với khu vực trồng rau, bạn cần chia thành các ô nhỏ tiện lợi cho việc chăm sóc và phát triển. Tùy theo tính chất đất đai, phạm vi trồng và tuỳ theo đặc điểm của loại rau mà bạn sẽ chọn diện tích các ô trồng rau thích hợp nhất. Tuy nhiên, các khu vực trồng rau chỉ nên thay đổi trong phạm vi cho phép từ  4.000m2 đến 10.000m2.

Trong khu vực trồng rau bạn nên chia thành các khu nhỏ, cụ thể như sau:

  • Khu vườn ươm chuyên sử dụng để gieo hạt và chăm sóc cây con: Khoảng 1m2 vườn ươm gieo hạt có đủ cây con trồng cho 15-20m2 đối với hành. Khoảng 30-40m2 đối với xà lách, 40-50m3 đối với su hào, 80- 120m2 đối với cải bắp và su lơ, 60-100m2 đối với các loại cà, ớt.
  • Diên tích vườn ươm còn phụ thuộc vào tỷ lệ nảy mầm và số hạt trong 1g của các loại rau. Nếu tỷ lệ nẩy mầm cao, số hạt trong 1 gam nhiều thì diện tích vườn ươm sẽ giảm đi, nếu tỷ lệ nẩy mầm thấp, số hạt trong 1 gam ít thì bạn cần tăng diện tích vườn ươm lên cho phù hợp.

3.     Kỹ thuật trồng rau

Bạn có thể trồng rau ở ngoài trời hoặc trong một khu đất nào đó có vườn chắn bảo vệ. Kỹ thuật trồng rau ở từng nơi cụ thể như sau:
– Trồng ngoài trời:
Trồng ngoài trời là rau được trồng và chăm sóc ở ngoài trời, không cần che chắn hay bảo vệ. Kỹ thuật trồng rau được tiến hành cho đến khi thu hoạch như: gieo, trồng, chắm sóc, bón phân,…
Kỹ thuật này vô cùng đơn giản, dễ thực hiện và có thể tiến hành sản xuất trên những diện tích lớn.
-Trồng ở các khu đất được bảo vệ:
Khi rau được trồng ở các khu đất được bảo vệ thường tiến hành ở những điều kiện khí hậu không thuận lợi như: thời tiết gay gắt, giá rét,… Với những điều kiện này rau sẽ bị ảnh hưởng, khó phát triển và sinh trưởng tốt. Do đó, cần được bảo vệ ở một khu trồng rau nhất định.
Khi rau được trồng ở những môi trường có điều kiện thời tiết không thuận lợi,  bạn hãy tiến hành xây dựng các khu nhà kính, lồng lưới có các hệ thống sưởi ấm, hệ thống thông gió,… Phương pháp trồng rau này tương đối phức tạp và tốn nhiều công sức, do đó, giá thành tương đối cao.
Sau khi xác định được phương pháp trồng rau, bạn tiến hành gieo giống và trồng với các bước sau:

Bước 1: Ngâm hạt giống.
Đầu tiên bạn cần ngâm hạt giống trong nước ấm theo tỷ lệ 2:3, tức là 2 phần nước sôi và 3 phần nước lạnh. Ngâm trong khoảng 2 – 6h. Với những hạt giống có vỏ cứng thì bạn có thể ngâm lâu hơn.
Bước 2: Ủ hạt.
Sau khi ngâm hạt giống xong, bạn hãy tiến hành ủ lại bằng khắn vải từ 12 – 48h. Thời gian ủ tùy theo từng loại hạt.
Bước 3: Gieo hạt.
Khi thất hạt giống mọng nước, nứt hạt thì lấy ra khởi khăn và trộng với giá thể để hạt giống không bị dính cục. Sau đó, bạn hãy trộn hỗn hợp xơ dừa đã xử lý vi sinh và đất dinh dưỡng theo tỉ lệ 1kg xơ dừa và 3kg đất dinh dưỡng. Tiếp đến bạn hãy cho hỗn hợp đất vào khay cách mặt khay từ 1 – 2 cm, bón lót ít phân hữu cơ vi sinh lớp bề mặt.
Sau đó, bạn tiến hành rải đều hạt giống lên bền mặt khay, lấp một lớp đất mỏng lên bề mặt của hạt, dùng lưới đen hoặc tấm giấy che lại giữ ẩm. Bạn nên đem khay để trong mát, tưới nước đủ ấm từ 2 – 3 lần/ngày. Sau khi hạt đã nhú nanh thì bạn cần đưa khay ra ngoài có nhiều ánh sáng và nắng.
Như vậy, trồng rau không quá khó với các kỹ thuật trồng rau cơ bản. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn nắm được kỹ thuật trồng rau cơ bản và cho năng suất cao. Chúc bạn thành công.