Các học viên Pháp Luân Công diễn hành dưới mưa ở Brooklyn để lên án cuộc bức hại của ĐCSTQ

Bà Cathy He là một phóng viên tại New York, bà tập trung đưa tin về các chủ đề liên quan đến Trung Quốc. Trước đây bà từng là một luật sư chính phủ ở Úc. Bà bắt đầu làm việc với The Epoch Times từ tháng 02/2018.

Các học viên Pháp Luân Công diễn hành dưới mưa ở Brooklyn để lên án cuộc bức hại của ĐCSTQ

THÀNH PHỐ NEW YORK, New York — Hôm 02/10, gió mưa rét buốt cũng không thể ngăn bước chân diễn hành của hàng trăm học viên Pháp Luân Công ở Khu Phố Tàu Brooklyn. Họ xuống đường để kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại kéo dài 23 năm của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với môn tu luyện tâm linh này.

Dù đoàn người diễn hành đều mặc áo mưa màu vàng nhưng vẫn có nhiều người bị ướt sũng dưới cơn mưa. Trên tay họ cầm những tấm biểu ngữ và bảng hiệu kêu gọi mọi người tránh xa một loạt những hành vi lạm dụng của chính quyền cộng sản này, cũng như kêu gọi mọi người ủng hộ hơn 400 triệu người đã cắt đứt các mối liên hệ với đảng này.

Tuy nhiên, cảnh tượng phong vũ giăng khắp lối ấy cũng chẳng thể nào so được với những gì mà các học viên Pháp Luân Công đã trải qua ở Trung Quốc, bà Dịch Dung, người tổ chức cuộc diễn hành, một đại diện của Phật học hội Pháp Luân Đại Pháp ở New York, cho biết.

“Ở Trung Quốc đại lục, không có cách nào mà các học viên có thể tổ chức một cuộc diễn hành [như thế này],” bà Dịch Dung nói với The Epoch Times. “Nếu quý vị tập các bài công pháp của Pháp Luân Công, thì quý vị sẽ bị bắt và bị kết án, thậm chí là mất mạng.”
Các học viên Pháp Luân Công diễn hành dưới mưa ở Brooklyn để lên án cuộc bức hại của ĐCSTQCác học viên Pháp Luân Công diễn hành dưới mưa ở Brooklyn để lên án cuộc bức hại của ĐCSTQ

Rất nhiều học viên Pháp Luân Công đã thiệt mạng vì bị tra tấn hoặc cưỡng bức thu hoạch nội tạng trong khi bị giam giữ trong các nhà tù, trại lao động, trại giam, và trung tâm tẩy não trên khắp đất nước trong chiến dịch kéo dài hơn hai thập niên qua của ĐCSTQ nhằm trấn áp nhóm tín ngưỡng này.

Pháp Luân Công, hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện cổ xưa của Trung Hoa, bao gồm các bài tập tĩnh tại và một bộ các bài giảng đạo đức dựa trên các nguyên lý là chân, thiện, và nhẫn. Do những lợi ích về sức khỏe, nên Pháp Luân Công đã phổ biến rộng rãi ở Trung Quốc, ước tính thu hút khoảng 70 đến 100 triệu người tu tập vào cuối những năm 1990. Cảm thấy quyền kiểm soát xã hội của mình bị đe dọa bởi sự phổ biến và các giá trị đạo đức của Pháp Luân Công, tháng 07/1999, ĐCSTQ đã phát động một chiến dịch bức hại tàn bạo chống lại nhóm tu luyện này, mà đến nay vẫn đang tiếp diễn tại Trung Quốc. 

Gia đình tan vỡ

Một người tham gia cuộc diễn hành, cô Hà Ngải San (He Aishan), là người tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc mới chuyển đến Hoa Kỳ sinh sống, đã kể lại trải nghiệm của bản thân về cuộc đàn áp này.

“Có thể rất khó để ai đó từ một xã hội tự do có thể hình dung ra điều này: ở Trung Quốc từ năm 1999, một người tốt không làm gì sai và chỉ đơn giản là tin vào Pháp Luân Công và “chân, thiện, và nhẫn’ sẽ bị ĐCSTQ bức hại tàn khốc,” cô nói với The Epoch Times.

Cô bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công khi còn là một học trung học vào trước cuộc bức hại, một quyết định mà theo cô đã giúp ích cho việc học và sức khỏe của cô. Nhưng sau năm 1999, mọi thứ đã thay đổi. Mẹ của cô, vốn cũng là một học viên, đã bị đưa vào trại lao động hai lần, và bị giam giữ và đưa đến các cơ sở tẩy não nhiều lần, cô Hà cho biết.
Các học viên Pháp Luân Công diễn hành dưới mưa ở Brooklyn để lên án cuộc bức hại của ĐCSTQCác học viên Pháp Luân Công diễn hành dưới mưa ở Brooklyn để lên án cuộc bức hại của ĐCSTQ

Khi cô Hà còn học đại học, trường đại học đã báo cáo cô với công an để đưa cô đến giam giữ tại một trại lao động. Tại đó cô bị buộc phải trải qua các lớp tẩy não, nơi cô bị dày vò về mặt tinh thần.

Trước một cuộc họp lớn của đảng vào năm 2012, các nhà chức trách đã đẩy mạnh cuộc đàn áp Pháp Luân Công, tìm cách bắt bớ các học viên mà họ đã biết. Gia đình của cô đã một lần nữa trở thành mục tiêu. Cô bị công an theo dõi và điện thoại của cô đã bị nghe trộm. Công an đã lục soát nhà của cô và bắt giữ mẹ cô một lần nữa. Lần này cô may mắn thoát được vì lúc đó cô không có ở nhà. Nhưng khi cha cô trở về nhà và thấy nhà cửa bị lục tung, ông suy sụp, đột quỵ và sau đó qua đời.

“Trong gia đình tôi, chúng tôi đã bị hủy hoại và tan nát sau cuộc bức hại của ĐCSTQ,” cô nói.
Các học viên Pháp Luân Công diễn hành dưới mưa ở Brooklyn để lên án cuộc bức hại của ĐCSTQCác học viên Pháp Luân Công diễn hành dưới mưa ở Brooklyn để lên án cuộc bức hại của ĐCSTQ

Liễu giải sự thật về cuộc bức hại

Người qua đường Lưu A Linh (Liu Aling) đã rất ấn tượng khi chứng kiến cảnh các học viên Pháp Luân Công hiên ngang đương đầu với gió mưa. Bản thân là người từng sinh ra và lớn lên ở Trung Quốc đại lục, cô cho biết người dân ở đó rất khó nhận được thông tin không bị kiểm duyệt về môn tu luyện mà nhà cầm quyền này cừu hận.

“Ở Trung Quốc, các trang web chỉ cung cấp cho bạn tin tích cực. Họ kiểm duyệt tất cả các tin tiêu cực,” cô Lưu nói với The Epoch Times.

Trên internet, truyền hình, và các ấn phẩm, thông tin duy nhất về Pháp Luân Công là những lời tuyên truyền phỉ báng môn tu luyện này của ĐCSTQ, nhằm mục đích kích động ác cảm của quần chúng đối với pháp môn này. Mọi thông tin về cuộc bức hại đều bị kiểm duyệt gắt gao trên mạng internet do ĐCSTQ kiểm soát.

Vì vậy, cô Lưu không tin những gì đang xảy ra ở Trung Quốc.

Mãi cho đến khi sang Mỹ, nơi cô có thể truy cập các nguồn tin tức và trang web không bị kiểm duyệt, cô mới dần hiểu ra rằng cuộc bức hại Pháp Luân Công là có thật.

“Điều đó thật quá kinh khủng,” cô Lưu nói, mô tả những hành vi lạm dụng nhân quyền của nhà cầm quyền nhắm vào học viên Pháp Luân Công.
Các học viên Pháp Luân Công diễn hành dưới mưa ở Brooklyn để lên án cuộc bức hại của ĐCSTQCác học viên Pháp Luân Công diễn hành dưới mưa ở Brooklyn để lên án cuộc bức hại của ĐCSTQ

Cô cũng thoái đảng không lâu sau khi đến New York, lưu ý rằng cô — giống như hầu hết những đứa trẻ khác — đã tham gia Đội Thiếu niên Tiền phong của ĐCSTQ ở trường tiểu học.

Hiện có hơn 400 triệu người Trung Quốc đã cắt đứt quan hệ với ĐCSTQ hoặc các tổ chức liên đới của đảng này.

Cô Lưu hy vọng rằng sẽ có nhiều người Trung Quốc hơn nữa ở Hoa Kỳ có thể tận dụng các quyền tự do của đất nước này để tìm hiểu về tình hình ở Trung Quốc. Đối với những người ở quê nhà, cô hy vọng rằng họ có thể được trao nhiều quyền tự do hơn cũng như được tự do thực hành bất cứ đức tin nào mà họ chọn.

“Tôi hy vọng hình thức bức hại này có thể kết thúc,” cô nói.

Cathy HeCathy He

Cathy He

BTV Epoch Times Tiếng Anh

Bà Cathy He là một phóng viên tại New York, bà tập trung đưa tin về các chủ đề liên quan đến Trung Quốc. Trước đây bà từng là một luật sư chính phủ ở Úc. Bà bắt đầu làm việc với The Epoch Times từ tháng 02/2018.


Bản tin có sự đóng góp của Linda Lin
Khánh Ngọc biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

share iconshare iconCHIA SẺ

CHIA SẺ

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn