Các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp hiện nay
Mỗi một doanh nghiệp đều có giai đoạn phát triển nhất định trên con đường chạm tới thành công. Vậy các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp bao gồm những giai đoạn nào và doanh nghiệp của bạn đang ở đâu? Cùng WEONE tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!
Nội Dung Chính
Các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp hiện nay
Trước khi phát triển thành các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp đều trải qua thất bại, thành công rồi thất vọng. Để chạm tới vinh quang là điều không hề dễ dàng. Bởi vậy nên dưới đây chính là chu kỳ phát triển mà mọi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều phải trải qua:
-
Xây dựng
-
Tăng trưởng
-
Trưởng thành
-
Sau trưởng thành
Mỗi giai đoạn trong vòng đời doanh nghiệp đều sẽ tồn tại những thách thức riêng và doanh nghiệp của bạn sẽ cần phải tìm ra những cách tiếp cận sáng tạo để vượt qua chúng.
Bằng cách tìm hiểu về các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, bạn có thể biết doanh nghiệp nhỏ của mình hiện đang ở đâu trong chu kỳ. Điều này có thể giúp bạn lập kế hoạch cho tương lai và tạo ra một chiến lược phát triển kinh doanh phù hợp .
>>>>> Đọc ngay: Nguyên tắc 5S trong văn phòng
Doanh nghiệp của bạn đang ở đâu trong các giai đoạn phát triển?
Giai đoạn 1: Giai đoạn xây dựng
Nhiều người coi giai đoạn đầu tiên của vòng đời doanh nghiệp là rủi ro nhất. Trên thực tế, theo Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ chỉ khoảng 80% các công ty khởi nghiệp có nhân viên sống sót sau năm đầu tiên. Có quá nhiều lý do khiến một doanh nghiệp đi tới thất bại. Trong các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, nếu hoạt động kinh doanh quá cứng nhắc, không thực hiện những thay đổi cần thiết đối với thay đổi thực tế thì sẽ chỉ đi vào ngõ cụt, đầm lầy.
Trong giai đoạn khởi nghiệp, bạn đang dành phần lớn thời gian và công sức để biến ý tưởng kinh doanh của mình thành hiện thực. Vào thời điểm ấy doanh nghiệp bạn phải cố gắng quảng bá về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Là một công ty khởi nghiệp, không có gì lạ khi bạn phải cố gắng gấp bốn, gấp mười để đưa doanh nghiệp của mình đi lên và hoạt động ổn định và phát triển.
Để đưa doanh nghiệp vươn tới một tầm cao mới , bạn cần đảm bảo công ty của mình hoạt động hiệu quả và có một hệ thống phù hợp để cho phép phát triển. Điều này có nghĩa là trong giai đoạn phát triển này doanh nghiệp bạn cần phải tiến hành thực hiện các tác vụ sau:
-
Thuê nhân viên
-
Biết cách ủy quyền nhiệm vụ
-
Thiết lập văn hóa công ty sáng tạo, đoàn kết, phát triển
Khi doanh nghiệp chuyển từ giai đoạn khởi nghiệp sang giai đoạn phát triển cần chuẩn bị tinh thần để chấp nhận những rủi ro hay thất bại. Từ những vấp ngã ấy doanh nghiệp có thể học hỏi sử dụng những kiến thức thu nhận được đưa doanh nghiệp của mình ngày càng phát triển.
Giai đoạn 2: Tăng trưởng kinh doanh
Trong giai đoạn phát triển này, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp bạn đã bước chân tới cánh cửa thành công như vậy là doanh nghiệp đã có những bước tiến khởi sắc ấn tượng. Khi đó người tiêu dùng biết nhiều hơn về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Doanh thu của công ty khi ấy đang trên đà tăng trưởng tích cực. Sau khi kinh doanh được vài năm, công ty sẽ trên đà này mà phát triển nhanh chóng.
Mặc dù đây là thời điểm vinh quang, thành công đầy trái ngọt nhưng là một nhà quản lý bạn không thể ngủ quên trên chiến thắng. Vào thời điểm này bạn cần phải đưa ra kế hoạch quản lý tăng trưởng thật tốt để duy trì hoạt động của công ty:
-
Đặt mục tiêu cụ thể để doanh nghiệp có thể phát triển có mục đích, học cách điều vốn cũng như sử dụng các nguồn lực của mình một cách hiệu quả nhất.
-
Duy trì vốn, vì nếu không có nó, doanh nghiệp sẽ không thể tổn tại
-
Dự đoán về tương lai gần, tương lai xa để có phương án dự phòng phù hợp đúng hướng.
-
Đảm bảo đủ nhân viên để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng trong giai đoạn này.
Trong các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp thì giai đoạn tăng trưởng này cũng là báo hiệu rằng đã đến lúc bạn quản lý kỹ càng hơn, cẩn trọng hơn với các mối quan hệ kinh doanh với các nhà cung cấp. Nếu không có một đội ngũ làm việc chăm chỉ, tận tuỵ sẽ rất khó để đẩy nhanh tốc độ phát triển doanh nghiệp của bạn .
>>>>> Có thể bạn quan tâm: Nguyên lý tảng băng trôi trong quản trị nhân sự hiện đại
Giai đoạn 3: Sự trưởng thành của doanh nghiệp
Khi một doanh nghiệp đã đạt đến giai đoạn phát triển này, có thể họ đã cảm thấy an toàn về hoạt động cơ bản của công ty. Đó là một cảm giác hoàn toàn khác biệt với hai giai đoạn đầu tiên trong vòng đời kinh doanh. Giai đoạn xây dựng ban đầu thì đầy những rủi ro. Còn trong giai đoạn tăng trưởng, việc quản lý sẽ trở thành gánh nặng bởi nếu không quản lý tốt rất có thể doanh nghiệp sẽ khó tiếp tục tồn tại.
Còn ở giai đoạn này hầu như các doanh nghiệp đã trưởng thành trở thành một thương hiệu mạnh. Họ đã có những người tiêu dùng trung thành riêng và hiện những sản phẩm của họ đang phát triển vô cùng mạnh mẽ trong thị trường mục tiêu. Dường như để đạt tới giai đoạn phát triển này là vô cùng khó khăn với các công ty khởi nghiệp có quá ít kinh nghiệm.
Vì vậy, với một dòng tiền mạnh và khả năng giải quyết nhanh các vấn đề có thể phát sinh, điều gì khiến giai đoạn này trở nên đầy thách thức? Câu trả lời chính là quá an toàn và chấp nhận trì trệ.
Là một doanh nghiệp trưởng thành, bạn không nên chỉ ngồi yên một chỗ. Công ty của bạn trong giai đoạn này hoàn toàn có cơ hội mở rộng. Trong các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, ở giai đoạn này doanh nghiệp có thể thuận lợi đầu tư nhiều hơn cho hoạt động marketing và quảng cáo để từ đó có thể gia tăng khách hàng, mở rộng thị trường sống cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Trong giai đoạn này doanh nghiệp có thể cân nhắc kỹ lưỡng tới việc bán, sáp nhập hoặc mua một công ty khác để mở rộng.
Giai đoạn 4: Giai đoạn sau trưởng thành
Ở giai đoạn này có thể một vài doanh nghiệp phải đối mặt với những suy thoái hay những tín hiệu tiêu cực, nhưng đây là một sự thật không thể tránh khỏi.
Một vài nguyên do gây ra cụ thể sẽ là:
-
Không nắm bắt được cơ hội mở rộng kinh doanh trong giai đoạn trưởng thành
-
Có những thay đổi nhất định làm ảnh hưởng đến nhu cầu khách hàng
-
Có quá nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với sản phẩm dịch vụ tốt hơn, giá thành rẻ hơn
-
Chậm ứng dụng các công nghệ hiện đại trong kinh doanh cũng như sản xuất
Ở giai đoạn phát triển này của doanh nghiệp, nhà quản lý nên chú ý tới các dấu hiệu cho thấy sự trì trệ, phát triển kém hiệu quả của công ty. Nó được thể hiện thông qua việc doanh thu liên tục sụt giảm trong một thời gian dài khiến bạn lo lắng về tài chính. Trong giai đoạn này, nhà quản lý sẽ có hai sự lựa chọn: bán hoặc tái đầu tư.
Việc tái đầu tư vào công ty của bạn có thể dẫn đến việc đổi mới công ty. Lý tưởng nhất là bạn muốn bắt đầu quá trình này trước khi công việc kinh doanh của bạn sa sút. Ví dụ: nếu bạn nhận thấy có sự thay đổi trong ngành, hãy sửa đổi chiến lược của bạn. Nếu công việc kinh doanh của bạn đang sa sút và bạn quyết định tái đầu tư, bạn cần nhanh chóng tìm ra cách đáp ứng các nhu cầu mới của thị trường mục tiêu.
Cho dù doanh nghiệp có đang ở trong giai đoạn phát triển nào trong kinh doanh, thì biết được vị trí mình đang đứng sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra một kế hoạch chiến lược phù hợp. Đó chính là nền tảng giúp duy trì được thành công dài hạn cho công ty. Dù thành công hay thất bại các doanh nghiệp cần vững tin, luôn nỗ lực học hỏi nắm bắt thị trường, cánh cửa thành công chắc chắn sẽ mở ra với trái ngọt thành công chờ đón.