Các dụng cụ đo lường trong nấu ăn, làm bánh, pha chế và cách sử dụng

Dụng cụ đo lường trong nấu ăn thường được dùng để cân đong nguyên liệu một cách chính xác nhằm tạo ra những món ăn thơm ngon và dễ dàng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa biết cách sử dụng các dụng cụ này. Cùng Điện máy XANH vào bếp xem qua các mẹo phân biệt ngay sau đây nhé!

1 Các dụng cụ cơ bản để đo nguyên liệu trong nấu ăn, pha chế và làm bánh

Muỗng đo lường

Muỗng đo lường thường được sử dụng để đo một lượng nhỏ các nguyên liệu khô và lỏng. Có 3 loại muỗng đo lường như sau:

Muỗng chuyên dụng: 1 bộ muỗng sẽ gồm từ 4 – 7 thước đo cơ bản tương ứng với 1/8 tsp (teaspoon), 1/4 tsp, 1/2 tsp, 3/4 tsp, 1 tsp, 1/2 Tbsp (tablespoon), 1 Tbsp.

Muỗng có thể điều chỉnh: Loại muỗng này được cấu tạo bao gồm thanh trượt cùng “nút chặn” tương ứng với lượng nguyên liệu cần đong.

Muỗng ăn: Ngoài 2 loại muỗng trên, bạn có thể dùng muỗng ăn hằng ngày để đong nguyên liệu, tuy nhiên loại muỗng này chỉ mang tính tương đối nhất định.

Thông thường, Teaspoon sẽ tương đương với muỗng pha cà phê và Tablespoon sẽ tương đương với muỗng canh.

Cốc đo lường

Cốc đo lường được sử dụng để đo các thành phần khô, ví dụ như bột mì, đường, yến mạch, gạo và các thành phần rắn khác như mỡ trừu (shortening) và bơ đậu phộng. Bên cạnh đó, còn có loại cốc chuyên dùng để đo lường chất lỏng.

Cốc đo khô: Thường dùng để đo nguyên liệu khô hoặc chất rắn, gồm 3 loại:

  • Cốc đo chuyên dụng: gồm 1 bộ từ 3 – 6 cốc tương ứng với các tỉ lệ 1/8 cốc, 2/3 cốc, 3/4 cốc, 1/3 cốc, 1/2 cốc và 1 cốc.

  • Cốc có thể điều chỉnh: Tương tự như muỗng có thể điều chỉnh, loại cốc cũng này được cấu tạo bao gồm thanh trượt có thể điều chỉnh tương ứng với lượng nguyên liệu cần đo.

  • Cốc dạng xi lanh: Cốc có dạng hình trụ và hiển thị các thông số đo lường khác nhau trên thân cốc. Khi đo nguyên liệu, bạn chỉ cần chỉnh ống đến vị trí thích hợp, sau đó đổ đầy nguyên liệu vào. Cuối cùng đẩy ống để ép nguyên liệu đã đo ra khỏi cốc.

Cốc đo chất lỏng: Được sử dụng riêng cho việc đo các chất lỏng như nước, gồm 3 loại sau:

  • Cốc đong chia vạch: Trên cốc có nhiều vạch đo để đong chính xác lượng nguyên liệu cần lấy.

Cốc đong chia vạch

  • Cốc đong có góc đong: Với thiết kế bề mặt góc cạnh, chính vì vậy chiếc cốc này cho phép bạn nhìn thấy các vạch đo lường từ phía trên. Điều này giúp thuận tiện hơn trong việc đong các nguyên liệu mà không cần nâng cốc lên ngang tầm mắt.

Cốc đong có góc đong

  • Chén: Ngoài các loại cốc trên, bạn cũng có thể sử dụng chén con để đong nguyên liệu, tuy nhiên cũng chỉ mang tính chất tương đối.

Chén

Cân tiểu ly

Cân lò xo hay cân điện tử đều được sử dụng để đo khối lượng của các nguyên liệu. Tuy nhiên, xét về tính chính xác và độ thuận tiện thì cân điện tử sẽ có ưu thế hơn.

Muỗng chia phần

Đây là loại muỗng được sử dụng phổ biến bởi các đầu bếp chuyên nghiệp trong việc đo lường, chia nhỏ và tạo hình các loại thực phẩm như bánh quy, bánh muffin và thịt viên. Chúng có nhiều kích cỡ khác nhau và được đánh số theo khối lượng, số càng cao thì khối lượng sẽ càng nhỏ.

Trên thực tế, việc sử dụng muỗng chia phần không cần thiết, nhưng nếu bạn có kích thước phù hợp với món ăn thường xuyên làm, thì đây có thể là một cách tiết kiệm thời gian.

Bát trộn

Đây là loạt bát được sử dụng để trộn nhiều nguyên liệu với nhau, chúng có dung tích tương đương 8 – 12 cốc đo chuyên dụng.

2 Cách dùng dụng cụ đo lường trong nấu ăn

Cách đo các nguyên liệu khô và rắn cơ bản

Cho nguyên liệu cần đong vào đầy dụng cụ đo (muỗng, cốc), dùng tay ấn nhẹ. Sau đó, dùng dao gạt ngang miệng muỗng/ cốc để loại bỏ phần nguyên liệu dư.

Cách này áp dụng cho các nguyên liệu như: bột mì, đường, muối mở, bột nở, cacao, yến mạch, bột ngô, vụn bánh mì, mỡ trừu và ngũ cốc,…

Cách đo các nguyên liệu lỏng cơ bản

Khi sử dụng muỗng đong: Giữ cân bằng chiếc muỗng, sau đó đổ chất lỏng vào đến khi chạm đến vành trên của muỗng.

Khi sử dụng cốc đong: Đặt cốc lên một mặt phẳng, đổ chất lỏng vào và cúi xuống xem kết quả đong ở tầm mắt. Không nên cầm cốc lên vì chất lỏng có thể bị xê dịch và dẫn đến kết quả đong không chính xác.

Các cách đo nguyên liệu khác

Đôi lúc sẽ có nhiều công thức chế biến không yêu cầu một lượng đo tiêu chuẩn mà sử dụng các cách đo khác như:

Pinch (nhúm): Phép đo này áp dụng cho các nguyên liệu khô, khi bạn kẹp nguyên liệu giữa ngón trỏ và ngón cái. Khối lượng lúc này sẽ tương đương với khoảng 1/16 muỗng cà phê.

Dash (1 ít): Phép đo này áp dụng cho các nguyên liệu lỏng tương đương khoảng 3 giọt.

Jigger: Áp dụng cho các nguyên liệu chất lỏng, đặc biệt là dùng trong pha chế thức uống, chẳng hạn như rượu, syrup, nước, nước ép trái cây. Phép đo này tương tương với 3 muỗng canh.

Scant (ít): Phép đo này cho thấy bạn nên sử dụng nguyên liệu ít hơn một chút so với lượng thực tế. Hay nói cách khác, 1 muỗng cà phê nhỏ không có nghĩa là bạn lấy hoàn toàn bằng một muỗng cà phê mà là ít hơn một chút.

Heaping (đống): Đây là thuật ngữ được sử dụng để đo các thành phần khô, làm đầy nguyên liệu đến mức nhiều hơn lượng đo cho phép. Ví dụ, 1 muỗng cà phê đường “dạng Heaping” sẽ nhiều hơn so với lượng thông thường.

3 Loại nguyên liệu, món ăn nào cần đo chính xác và tương đối

Tùy vào mỗi món ăn mà bạn cần phải đo lường chính xác hoặc chỉ cần đo lường tương đối để làm ra được thành phẩm ngon:

Đo lường chính xác: Áp dụng cho các món bánh, các loại thức uống cocktail,…Các nguyên liệu sử dụng thường là bột nở, men nở hoặc gelatin,…

Đo lường chính xác

Đo lường tương đối: Áp dụng cho các món xào, hấp, chiên, cháo, kho, món nước,…Các nguyên liệu thường sử dụng như muối, tiêu, hạt nêm,…

Đo lường tương đối

Hi vọng với bài viết trên, bạn đã có thể hiểu hơn về các dụng cụ đo lường phổ biến trong nấu ăn cũng như cách sử dụng nhé!

Biên tập bởi Đoàn Trâm Anh • Đăng 23/11/2020