Các doanh nghiệp sử dụng mô hình B2B ở Việt Nam –
Mô hình B2B gần đây đang trở thành xu thế “hot” khiến nhiều doanh nghiệp quan tâm và đầu tư phát triển. Cùng chúng tôi tìm hiểu về thực trạng áp dụng và tiêu biểu một số doanh nghiệp sử dụng mô hình B2B ở Việt Nam.
1. Khái niệm mô hình B2B
Mô hình B2B là một hình thức kinh doanh, xảy ra sự trao đổi trực tiếp giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Hiện tại, mô hình này khá mới mẻ tại thị trường Việt Nam, nhưng đó cũng là cơ hội lớn để các doanh nghiệp hướng đến, chuyển đổi và phát triển.
Có 4 loại mô hình B2B phổ biến bao gồm:
Mô hình B2B trung gian: là mô hình giao dịch giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác thông qua một đơn vị trung gian, có thể là sản thương mại điện tử (TMĐT). Đây là mô hình phổ biến và đang được phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam.
Mô hình B2B thiên bên mua: doanh nghiệp sẽ đóng vai trò chủ đạo, nhập hàng từ bên đơn vị doanh nghiệp thứ 3 để báo giá cũng như phân phối sản phẩm tới khách hàng của mình. Mô hình này, hiếm gặp tại VN, nhưng lại khá phổ biến tại các nước phát triển.
Mô hình B2B thiên bên bán: thông qua trang TMĐT riêng của mình, doanh nghiệp sẽ cung cấp hàng hóa tới đơn vị thứ 3. Đơn vị thứ 3 có thể là bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào có nhu cầu sử dụng dịch vụ, hàng hóa.
Mô hình B2B thương mại hợp tác: tương tự với mô hình B2B trung gian, nhưng mô hình B2B thương mại hợp tác có số lượng đơn vị doanh nghiệp nhiều hơn nên mang đặc tính tập trung và thuộc quyền sở hữu.
2. Vai trò của mô hình B2B
Không giống như các mô hình kinh doanh khác, mô hình B2B sẽ được thực hiện theo một quy trình cố định. Việc giao dịch trực tiếp từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp sẽ giúp tiết kiệm thời gian, nguồn lực và chi phí.
Doanh nghiệp là tiền tố cơ bản trong hệ thống nền kinh tế. Việc hợp tác giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp sẽ tạo ra nhiều cơ hội và mối quan hệ với doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực khi có sự hợp tác thân thiết và tốt đẹp.
3. Thực trạng và các doanh nghiệp sử dụng mô hình B2B tại Việt Nam
Mô hình B2B phổ biến ở Việt Nam mà bạn có thể dễ dàng nhận ra đó là mô hình trung gian. Điển hình là mô hình hoạt động tại các sàn thương mại điện tử như Lazada, Tiki, Foody, Hotdeal, …
>>> Top 05 sàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới
Cơ bản đây là một xu hướng chung của sự phát triển toàn cầu, và các doanh nghiệp Việt Nam đã hội nhập và bắt kịp cụ thế. Cùng với đó là sự kết hợp của nhiều hình thức bán hàng, marketing độc đáo và mới mẻ, thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng như giảm giá, flasales, voucher, đại sứ thương hiệu, … Đây là những hình thức PR đã và đang gây ra những hiệu ứng tốt.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, thực trạng sử dụng mô hình B2B của các doanh nghiệp Việt vẫn còn một số hạn chế như:
Các thương hiệu chưa tận dụng được sức mạnh của mạng xã hội để hỗ trợ cho website của mình.
Thiết kế giao diện web còn bán chuyên, tồn động nhiều bất cập cho người dùng. Ít có sự điều chỉnh và cập nhật xu hướng nên có sự nhàm chán, ít tạo cảm giác mới mẻ cho người dùng.
Các ý kiến phản hồi, khiếu nại từ phía khách hàng chưa có quy trình chuẩn, thời gian xử lý chậm trễ. Đây là một trong số các lý do quan trọng làm giảm tỷ lệ khách hàng trung thành.
Các chính sách bảo vệ quyền lợi khách hàng còn hạn chế, không rõ ràng dẫn đến sự mất lòng tin tưởng giữa khách hàng và các sàn thương mại.
Dù tồn đọng nhiều vấn đề cần phải quan tâm, nhưng không thể phủ nhận rằng, mô hình B2B là một hình thức kinh doanh hiệu quả, đem lại lợi ích chung cho cả cá nhân và doanh nghiệp, đóng vai trò to lớn vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
>>> Tìm hiểu hệ thống phần mềm ERP quản lý tổng thể doanh nghiệp BRAVO 8R2