Các dạng bài tập thuế thu nhập cá nhân mới có lời giải

bài tập thuế thu nhập cá nhânbài tập thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là khoản tiền mà người lao động phải trích nộp một phần từ tiền lương, hoặc từ các nguồn thu nhập khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ. 

Thuế thu nhập cá nhân là một khoản thu công bằng với mọi đối tượng và góp phần làm giảm khoảng cách chênh lệch giàu nghèo bởi khoản thuế này không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp. 

Vậy bài tập thuế thu nhập cá nhân được quy định như thế nào. Bài viết về bài tập thuế thu nhập cá nhân của Công ty Luật Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu tức là việc tính thuế dựa trên thu nhập của người nộp thuế khi đã trừ đi các khoản thu nhập được tính vào miễn thuế và các khoản được giảm trừ theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân cùng các văn bản, hướng dẫn liên quan.

Với câu hỏi Thuế thu nhập cá nhân là gì? Về cơ bản trong các văn bản pháp luật chưa có một định nghĩa, hay chưa có một giải thích nào để giải thích cho cụm từ thuế thu nhập cá nhân.

Tuy nhiên trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra cách hiểu đơn giản nhất về thuế thu nhập cá nhân để khách hàng dễ hiểu.

Cách Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân

Trước khi tìm hiểu về các dạng bài tập tính thuế TNCN hãy điểm qua các cách tính thuế TNCN. Để tính thuế TNCN cần phải xác định xem đối tượng áp dụng là cá nhân cư trú hay cá nhân không cư trú và hợp đồng lao động là dài hạn (trên 3 tháng) hay ngắn hạn (dưới 3 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động)

Cách tính thuế TNCN đối với cá nhân cư trú

Cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế * Thuế suất

Trong đó:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ

Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản thu nhập không chịu thuế – Các khoản thu nhập được miễn thuế

Tổng thu nhập là số tiền người sử dụng lao động trả cho người lao động bao gồm: Tiền lương, tiền công, các khoản có tính chất như tiền công, tiền lương dưới hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền hay các khoản trợ cấp, phụ cấp, tiền thưởng,…

Cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng

Căn cứ theo quy định tại Điều 25, Thông tư 111/2013/TT-BTC, trường hợp người lao động là cá nhân không ký hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng sẽ bị khấu trừ thuế với mức 10% trên thu nhập

Thuế TNCN phải nộp = Tổng thu nhập trước khi trả * 10%

Cách tính thuế TNCN đối với cá nhân không cư trú

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 18, Thông tư 111/2013/TT-BTC

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân như sau:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập chịu thuế * 20%

Với thu nhập chịu thuế là tổng các khoản tiền công, tiền lương, các khoản thu nhập khác có tính chất như tiền công, tiền lương mà cá nhân không cư trú nhận được trong kỳ thuế.

Trong trường hợp cá nhân không cư trú ký hợp đồng thử việc và có tổng thu nhập từ 2.000.000 VNĐ/ lần trở lên thì sẽ phải khấu trừ thuế TNCN với mức thuế suất là 10%

Các bậc tính thuế thu nhập cá nhân

Hiện nay, ở nước ta có 7 cấp bậc tính thuế TNCN (dựa trên thu nhập theo tháng) theo phụ lục số 01/PL-TNCN, cụ thể:

Bậc 

Thu nhập tính thuế TNCN/ tháng 

Thuế suất 

1

Đến 5.000.000 

5%

2

Trên 5.000.000 đến 10.000.000 

10%

3

Trên 10.000.000 đến 18.000.000

15%

4

Trên 18.000.000 đến 32.000.000

20%

5

Trên 32.000.000 đến 52.000.000

25%

6

Trên 52.000.000 đến 80.000.000

30%

7

Trên 80.000.000

35%

Các Dạng bài tập thuế thu nhập cá nhân – Có lời giải

bài tập thuế thu nhập cá nhânbài tập thuế thu nhập cá nhân

Dạng 1 bài tập thuế thu nhập cá nhân

Sau khi biết cách tính thuế TNCN đối với các cá nhân cư trú hoặc không cư trú, chúng ta cùng tìm hiểu về một số dạng bài tập tính thu nhập cá nhân.

Chị Thu là cá nhân cư trú làm việc tại công ty TNHH A, trong năm tính thuế 20X5, chị Thu nhận được các khoản thu nhập sau:

Tiền lương theo hợp đồng lao động đã ký kết (đã trừ bảo hiểm bắt buộc trích theo quy định): 30 triệu đồng/ tháng.

Thù lao tư vấn sau khi đã khấu trừ tại nguồn: 18 triệu đồng.

Tiền thưởng sáng chế (Sáng chế đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận): 40 triệu đồng.

Phụ cấp chức vụ: 38 triệu đồng/ năm

Các khoản hỗ trợ nhận được từ công ty trong năm:

– Hỗ trợ ăn trưa: 9.6 triệu đồng

– Hỗ trợ cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho con gái: 20 triệu đồng

– Hỗ trợ trang phục: 4 triệu đồng

Lãi tiền gửi ngân hàng: 40 triệu đồng

Thu từ chuyển nhượng chứng khoán: 800 triệu đồng

Tiền cho thuê nhà nhận được trong năm 180 triệu đồng. Chị Thu trích 5 triệu đồng làm từ thiện.

Thu nhập từ bồi thường nhận được từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ: 15 triệu đồng.

Hợp đồng chuyển nhượng bản quyền trị giá 120 triệu đồng được ký kết tháng 12 năm 20X4. Theo hợp đồng, việc thanh toán được chia làm 2 lần: 1 lần thanh toán trong tháng 12 năm 20X4, số tiền thanh toán: 70 triệu đồng, lần 2: thanh toán trong tháng 1 năm 20X5, số tiền thanh toán: 50 triệu đồng. Năm 20X5 chị Thu nhận được tiền thanh toán theo đúng như thỏa thuận ghi trong hợp đồng.

Yêu cầu: Xác định thuế TNCN mà chị Thu phải nộp trong năm tính thuế 20X5, biết:

– Chị Thu kê khai người phụ thuộc gồm một con 5 tuổi, một con 3 tuổi một con sinh trong tháng 7/20X5 và mẹ đẻ 70 tuổi. Hàng tháng mẹ đẻ nhận được khoản lãi từ tiền gửi ngân hàng là 1.2 triệu đồng

– Thuế suất thuế TNCN đối với việc chuyển nhượng chứng khoán là 0.1%

– Mức giảm trừ gia cảnh áp dụng đối với mọi người nộp thuế 9 triệu đồng trên tháng, đối với người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng trên tháng

– Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ bản quyền là 5%

– Tỷ lệ thuế TNCN đối với hoạt động cho thuê tài sản là 5%

Lời giải: 

Tính mức thu nhập chịu thuế và không chịu thuế từ tiền công, tiền lương (Đvt: triệu đồng)

Thu nhập 

Chịu thuế 

Không chịu thuế 

Tiền lương (30 tr *12 )

360

 

Thù lao tư vấn Net → Gross= 18/(1-10%)

20 

 

Thưởng sáng chế 

 

40

Phụ cấp chức vụ 

38

 

Hỗ trợ ăn trưa 

 

9.6 

Hỗ trợ khám bệnh hiểm nghèo cho con gái chị Thu 

 

20

Hỗ trợ trang phục 

 

4

Tổng cộng 

418

73.6 

Xác định khoản giảm trừ

Giảm trừ bản thân chị Thu: 9*12 = 108

Giảm trừ cho người phụ thuộc:

Con 2 tuổi và con 5 tuổi: 2*12*3.6 = 86.4

Con mới sinh từ tháng 7: 3.6*6 = 21.6

Mẹ 70 tuổi sẽ không được giảm trừ do có khoản lãi tiền gửi tiết kiệm 1.2 triệu đồng / tháng

→ Tổng giảm trừ = 108 + 86.4 + 21.6 = 216 (triệu đồng)

Thu nhập tính thuế = 418 – 216 = 202 (triệu đồng/năm)

→ Thu nhập tính thuế/tháng = 202/12 = 16.83

→ Thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của chị Thu là: (16.83*15%-0.75)*12 = 21.3 ( triệu đồng)

Xác định khoản thu nhập được miễn thuế

Tiền bồi thường nhận từ bảo hiểm nhân thọ: 15 triệu → miễn thuế

Lãi tiền gửi tiết kiệm ngân hàng: 40 triệu → miễn thuế

Thuế TNCN từ cho thuê nhà = 180*5% = 9

Thuế TNCN từ việc chuyển nhượng bản quyền = 50*5% = 2.5

Thuế TNCN từ chuyển nhượng chứng khoán = 800*0.1% = 0.8

Vậy, tổng cộng thuế TNCN phải nộp của chị Thu là: 21.3 + 9 + 2.5 + 0.8 = 33.6 ( triệu đồng)

Dạng 2 về bài tập thuế thu nhập cá nhân

Ông Bình có hộ khẩu thường trú tại TP HCM làm việc trong một doanh nghiệp liên doanh, trong năm tính thuế 20X2 có tình hình thu nhập như sau:

Tổng tiền lương sau khi trừ các khoản bảo hiểm bắt buộc: 790 triệu đồng

Trợ cấp bệnh nghề nghiệp: 10 triệu đồng

Phụ cấp độc hại: 20 triệu đồng

Tiền công làm thêm giờ: 120 triệu đồng (làm thêm giờ được chi trả ở mức 200%)

Yêu cầu: Xác định thuế TNCN Ông Bình phải nộp trong năm tính thuế 20X2, biết rằng:

– Ông Bình khai người phụ thuộc gồm 1 con dưới 18 tuổi và mẹ đẻ 70 tuổi. Trong năm 20X2 mẹ đẻ trúng xổ số trị giá 50 triệu đồng.

– Mức giảm trừ gia cảnh áp dụng đối với người nộp thuế 9 triệu đồng/tháng; đối với người phụ phụ thuộc là 3.6 triệu đồng/người/tháng

– Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ trúng thưởng là 10%

– Thuế suất TNCN từ đầu tư vốn là 5%

– Tỷ lệ thuế TNCN đối với hoạt động cho thuê tài sản là 5%

Lời giải

Xác định thu nhập tính thuế và không chịu thuế của ông Bình trong năm 20X2

Thu nhập 

Chịu thuế 

Không chịu thuế 

Tiền lương sau khi trừ các khoản bảo hiểm bắt buộc 

700

 

Phụ cấp bệnh nghề nghiệp 

 

10

Phụ cấp độc hại 

 

20

Tiền làm thêm giờ 

60

60

Tổng cộng 

760

90 

Xác định các khoản giảm trừ thuế TNCN

Giảm trừ bản thân: 9*12 = 108

Giảm trừ người phụ thuộc:

– Con dưới 18 tuổi: 3.6*12 = 43.2

– Mẹ đẻ 70 tuổi không được giảm trừ do có tiền trúng số trị giá lớn hơn 1 triệu/tháng

→ Tổng cộng giảm trừ = 108 + 43.2 = 151.2

Thu nhập tính thuế = 760 – 151.2 = 608.8

→ Thu nhập tính thuế/tháng = 608.8/12 = 50.73

Vậy thuế TNCN phải từ tiền lương phải nộp là: (50.73*25%-3.25)*12 = 113.2

Vai trò thuế thu nhập cá nhân

Tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước

Chính vì việc thực hiện tự do hóa của nền kinh tế thương mại nên các loại thuế Xuất – Nhập khẩu giảm dần theo thời gian. Do đó, thuế thu nhập cá nhân ngày càng trở nên quan trọng và là nguồn thu chính cho ngân sách Nhà nước.

Nền kinh tế ngày càng phát triển, trình độ dân chí được nâng cao, ý thức tự giác xã hội cũng phổ biến hơn, thu nhập bình quân đầu người của mỗi cá nhân ngày càng tăng cao. Và việc hoàn thành nghĩa vụ với xã hội, tăng thu cho ngân sách nước nhà là điều hiển nhiên.

Thực hiện công bằng xã hội

Thông thường, thuế TNCN chỉ áp dụng đối với cá nhân có thu nhập cao hơn mức khởi điểm thu nhập chịu thuế, không đánh thuế vào những cá nhân có thu nhập vừa đủ nuôi sống bản thân và gia đình ở mức cần thiết. Bên cạnh đó, khi TNCN tăng lên thì tỷ lệ thu thuế cũng tăng thêm.

Tại nhiều nước còn có quy định miễn, giảm thuế cho những cá nhân mang gánh nặng xã hội. Ở nước ta hiện nay, thu nhập của các tầng lớp nhân dân có sự chênh lệch khá rõ rệt, số đông dân cư có thu nhập còn thấp, nhưng cũng có một số cá nhân có thu nhập khá cao, nhất là những cá nhân làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong khu chế xuất hoặc có một số cá nhân người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Mặc dù thuế thu nhập cá nhân chưa mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước, song xét trên phương diện công bằng xã hội và phương diện công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước thì thuế thu nhập cá nhân có vị trí rất quan trọng.

Do đó việc điều tiết thuế thu nhập cá nhân đối với những người có thu nhập cao là cần thiết, đảm bảo thực hiện chính sách công bằng xã hội.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về bài tập thuế thu nhập cá nhân. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về bài tập thuế thu nhập cá nhân và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.