Các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp lớn hiện nay
Các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là nghệ thuật sử dụng kỹ năng phối hợp các hoạt động và tận dụng chúng giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu dài hạn. Đây cũng là những thế mạnh được doanh nghiệp mà họ mang tới cho người tiêu dùng.
Mỗi tập đoàn lại có một chiến lược khác nhau nhằm làm khẳng định thương hiệu cũng như giá trị của mình. Cùng POS365 tìm hiểu ngay trong nội dung sau đây!
Nội Dung Chính
I. Chiến lược kinh doanh của Vinamilk
Vinamilk có tên chính thức là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam. Vinamilk là một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và sản phẩm từ sữa cùng với đó là các thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam.
Điểm mạnh (Strengths)
-
Xây dựng thương hiệu mạnh mẽ: Thống lĩnh thị trường sữa tại Việt Nam nhờ tập trung vào chất lượng, quảng cáo, không ngừng đổi mới sản phẩm.
-
Chiến lược Marketing hiệu quả: Quảng cáo sản phẩm đa kênh, độ phủ sóng tốt, khai thác thành công chiến dịch Marketing.
Điểm yếu (Weaknesses)
-
Thị phần sữa bột chưa cao: Người Việt ưa chuộng sử dụng các sản phẩm sữa bột nhập khẩu hơn là sản phẩm trong nước. Vinamilk không thể cạnh tranh với các thương hiệu đến từ châu Âu.
Cơ hội (Opportunities)
-
Số lượng khách hàng tiềm năng cao: Nhờ sự quảng bá thương hiệu tốt, thế nên hầu hết người Việt đều ưu tiên sử dụng sữa tươi và các sản phẩm từ sữa của Vinamilk.
-
Nhu cầu tiêu thụ sữa của người Việt ngày càng tăng: Hầu hết người Việt đều có nhu cầu sử dụng sữa
Thách thức (Threats)
-
Nhiều đối thủ cạnh tranh
-
Khách hàng có xu hướng chuộng sữa ngoại
Vinamilk thương hiệu sữa hàng đầu Việt Nam
II. Chiến lược kinh doanh của Shopee
Shopee có thể nói là sàn thương mại điện tử lớn nhất tại thị trường Việt Nam hiện nay. Vậy Chiến lược kinh doanh của Shopee là gì? hãy tìm hiểu ngay.
-
Phát triển kinh doanh quốc tế hóa: Shopee đẩy mạnh vào 4 chiến lược chính là Chiến lược xuất khẩu – Chiến lược tiêu chuẩn hóa – Chiến lược đa nội địa hóa – Chiến lược xuyên quốc gia.
-
Chiến lược USP – Siêu rẻ: Đánh trúng tâm lý của đa số người tiêu dùng, gây sự tò mò và dễ dàng tiếp cận với khách hàng ở các khu đô thị phát triển, ngoại thành. Nhanh chóng phủ sóng ở mọi nơi trên tổ quốc.
-
Nâng cao trải nghiệm người dùng: Nâng cao trải nghiệm người dùng trên thiết bị, thanh toán điện tử, giao hàng, tạo Shopee live, …
-
Từ C2C đến B2C: Xây dựng mạng lưới kết nối người tiêu dùng với nhau. Tạo nền móng chuyển đổi sang B2C.
-
Chiến lược marketing hiện đại, hiệu quả: Đánh đúng vào thị hiếu người dùng. Đầu tư sử dụng Influencer Marketing và xây dựng các TVC quảng cáo bắt trend.
Chiến lược của Shopee
III. Chiến lược kinh doanh của Viettel
Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước. Tập đoàn chịu trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và những lợi ích hợp pháp của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội.
-
Triết lý trong kinh doanh của Viettel gồm: Tiên phong và đột phá trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ hiện đại sáng tạo, đưa ra các giải pháp sản xuất sản phẩm dịch vụ chất lượng cao với giá cước phù hợp.
-
Mục tiêu trong chiến lược kinh doanh: trở thành doanh nghiệp chủ đạo và kiến tạo xã hội số tại Việt Nam; Tiên phong công nghệ 5G; Hoàn thiện hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ số.
Chiến lược của Viettel
Xem thêm: Cách xây dựng chiến lược kinh doanh online hiệu quả thành công
IV. Chiến lược kinh doanh của Apple
Apple hay Apple Inc. là tập đoàn về công nghệ của Mỹ được Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronald Wayne thành lập vào tháng 4 năm 1976, có trụ sở chính tại Cupertino, California. Tập đoàn này được thành lập vào ngày 01/014/1976 dưới tên Apple Computer, Inc. Hiện nay Apple đang là ông lớn thực sự trong ngành công nghệ với số lượng khách hàng cực lớn phủ rộng toàn cầu và vô cùng trung thành.
-
Chiến lược phát triển sản phẩm: Bổ sung, nâng cấp, hoàn thiện từng phiên bản, từng dòng sản phẩm. Xây dựng hệ sinh thái toàn diện.
-
Chiến lược định giá sản phẩm: Song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, Apple còn định giá một cách chặt chẽ hơn.
-
Chiến lược định vị thương hiệu: Tập trung và giá trị cộng đồng; Truyền cảm hứng qua hình ảnh, ngôn từ và thẩm mỹ; kết nối cộng đồng bằng hệ sinh thái riêng.
-
Chiến lược phân phối: Tập trung phân phối tới các đại lý của mình, đào tạo nhân viên bán hàng tại đại lý chỉn chu nhất về sản phẩm.
Chiến lược của Apple
V. Chiến lược kinh doanh của TH True Milk
Công ty Cổ phần Thực phẩm sữa TH được thành lập ngày 24/2/2009, là công ty đầu tiên của Tập đoàn TH đầu tư vào dự án trang trại bò sữa công nghiệp. Với chiến lược kinh doanh hiệu quả, TH True Milk ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường sữa tại Việt Nam.
-
Triết lý kinh doanh: Chất lượng sữa tươi sạch phải bao hàm trọn vẹn cả một chu trình khép kín, được kiểm soát và quản lý chặt chẽ.
-
Mục tiêu chiến lược: Đặt tăng trưởng về thị trường, mở rộng phân khúc khách hàng; Đa dạng hóa sản phẩm; Trở thành thương hiệu đi đầu trong sản phẩm về sữa.
-
Lợi thế cạnh tranh: Thương hiệu vì cộng đồng; Cơ sở vật chất hiện đại; Hướng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Chiến lược kinh doanh của TH True Milk
VI. Chiến lược kinh doanh của thegioididong
Thegioididong đã và đang xây thương hiệu hiệu quả và nhanh chóng trở thành nhà bán lẻ chuyên về thiết bị điện tử tiêu dùng hàng đầu hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu chiến lược kinh doanh của tập đoàn này ngay sau đây.
-
Triết lý kinh doanh: “Thử và sai”, trước khi thành công, thegioididong đã nhiều lần mở cửa hàng tại các huyện và nhanh chóng bị đóng cửa.
-
Mục tiêu kinh doanh: Trở thành hệ thống bán lẻ hàng đầu Việt Nam; Mở rộng cửa hàng; ít nhất một thương hiệu thành công tại nước ngoài.
-
Mô hình kinh doanh: B2B – hỗ trợ cung cấp dịch vụ, sản phẩm cho doanh nghiệp thông qua website và sàn TMĐT; B2C – Doanh nghiệp bán hàng trực tiếp tới khách hàng.
Chiến lược của thegioididong
VII. Chiến lược kinh doanh của Unilever
Unilever là tập đoàn nổi tiếng với lĩnh vực sản xuất các loại sản phẩm tiêu dùng từ cá nhân đến gia đình, thức ăn, đồ uống. Có thể kể đến: OMO, Surf, Lux, Dove, Knorr, Comfort, Vaseline, Hazeline, Ponds, P/S, Signal, Close Up, AXE, Rexona, Vim, Cif (Jif), Sunsilk, Sunlight, Lipton, Knorr, Cornetto, Omo, Lux, Vim, Lifebuoy, Dove, Close-Up, Sunsilk, Clear, Pond’s, Hazeline, Vaseline, …
Chiến lược của Unilever
Hiện nay Unilever sử dụng chiến lược xuyên quốc gia trong kinh doanh. Chiến lược này nhằm gia tăng lợi nhuận thông qua việc cắt giảm chi phí trên phạm vị toàn cầu, đi kèm tăng giá trị qua việc thích ứng sản phẩm với thị trường.
VIII. Chiến lược kinh doanh của Vingroup
Vingroup tập đoàn phát triển vượt bậc tại Việt Nam, sau 20 năm từ số vốn chỉ vài trăm tỷ đồng nay đã đạt mức vốn hóa hàng chục tỷ đô. Đằng sau thành công này đó là chiến lược kinh doanh cực kỳ hiệu quả.
-
Triết lý kinh doanh: Phát triển thành tập đoàn đi đầu trong lĩnh vực Công nghệ – Công nghiệp – Thương mại Dịch vụ hàng đầu tại Việt Nam
-
Phạm vi chiến lược: Lĩnh vực Bất động sản và Thương mại – Dịch vụ.
-
Nghiên cứu và phát triển: Đẩy mạnh phát triển công nghệ, ra mắt các sản phẩm mới
-
Xây dựng chiến lược Marketing: Khẳng định thương hiệu và chất lượng sản phẩm; Xây dựng hình tượng vì môi trường cộng đồng.
Chiến lược của Vingroup
IX. Chiến lược kinh doanh của Amazon
Amazon chính là sàn thương mại điện tử lớn nhất hiện nay. Vậy chiến lược kinh doanh của họ có gì nổi bật? Hãy cùng tìm hiểu ngay.
-
Triết lý kinh doanh: Luôn giữ vững tinh thần của một công ty khởi nghiệp; Lấy khách hàng làm trọng tâm; Luôn giữ tinh thần đổi mới và sáng tạo; Sẵn sàng chấp nhận thất bại để thành công.
-
Mục tiêu chiến lược: Một cửa hàng có mọi thứ trên đời
-
Chú trọng vào cải tiến trải nghiệm khách hàng: Chăm sóc khách hàng qua các kênh website, social, email, call.
Chiến lược của Amazon
X. Chiến lược kinh doanh của FPT Telecom
FPT là một trong những công ty dịch vụ công nghệ thông tin lớn nhất tại Việt Nam với lĩnh vực kinh doanh chính là cung cấp các sản phẩm dịch vụ công nghệ thông tin. Để đạt được thành công như trên, FPT đã không ngừng nỗ lực phát triển, vậy đó điều gì đặc biệt trong chiến lược của họ?
-
Triết lý kinh doanh: Hài hòa – Nhất quán – Con người là giá trị cốt lõi.
-
Mục tiêu: Trở thành tổ chức kiểu mới, giàu mạnh, tận dụng sự sáng tạo trong công nghệ, kỹ thuật nhằm làm hài lòng khách hàng góp phần hưng thịnh quốc gia. Bên cạnh đó mang đến dịch vụ kết nối băng thông rộng trong cuộc sống con người
-
Hoạt động chiến lược: Nghiên cứu và phát triển công nghệ với blockchain, Flowcode, AI, Cloud cùng với các Nền tảng dữ liệu; Phát triển nền tảng trí tuệ nhân tạo toàn diện FPT.AI, đầu tư công nghệ lõi; Quản trị Marketing.
Chiến lược kinh doanh của FPT Telecom
Tham khảo thêm: Vai trò của chiến lược kinh doanh quốc tế trong kinh doanh
Tổng kết
Trên đây là tổng hợp các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Hy vọng nội dung trên đã giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích về chủ đề này. Đừng quên theo dõi tin tức kinh doanh siêu hay tại POS365 hàng ngày. Chúc các bạn thành công!