Các bước setup siêu thị, siêu thị mini hướng dẫn kinh doanh thành công
Các bước setup siêu thị, siêu thị mini hướng dẫn kinh doanh thành công
Hướng dẫn các bước setup siêu thị | siêu thị mini chi tiết, đặc biệt đối với người mới chưa có kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh mô hình bán lẻ này.
Có một thực tế đáng buồn là hầu hết những người có kế hoạch kinh doanh mô hình siêu thị mini, hay cửa hàng tạp hóa lại rất ít người lên một bản kế hoạch chi tiết các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini. Mà hầu hết là kinh doanh dựa trên tham khảo, tự phát từ những mô hình xung quanh, hoặc thăm dò từ những người đi trước.
1. Các bước để setup siêu thị, siêu thị mini là gì?
Là một bản kế hoạch sơ bộ nhưng đảm bảo được độ chi tiết, và liệt kê ra các bước chi tiết có lộ trình, thời gian thực hiện các bước đó, nhằm bảo đảm việc xây dựng mô hình kinh doanh, cũng như lộ trình khai trương cửa hàng.
2. Các bước để setup siêu thị, siêu thị mini chi tiết
* Nhiệm vụ, vai trò
Việc lên kế hoạch chi tiết các bước setup siêu thị mini là vô cùng quan trọng, và đó là nhiệm vụ của người chủ kinh doanh hoặc người điều hành việc xây dựng mô hình kinh doanh siêu thị mini đó.
Nếu chuyên nghiệp hơn thì các bước setup siêu thị, siêu thị mini cũng được coi như quy trình xây dựng siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa.
Cần có từng bước từng bước làm những việc gì, ai làm, ai kiểm tra và thời gian hoàn thành nó như thế nào? Kết quả được đánh giá (nghiệm thu) ra sao?
Nếu lên được bản kế hoạch chi tiết và phân bổ nhiệm vụ của từng bộ phận, cá nhân trong việc xây dựng cửa hàng kinh doanh bán lẻ, chắc chắn một điều rằng việc xây dựng cửa hàng kinh doanh siêu thị sẽ tránh được rất nhiều những vấn đề phát sinh trong quá trình chuẩn bị kế hoạch kinh doanh và sau khi khai trương.
Hướng dẫn các bước setup siêu thị, chuỗi siêu thị mini
CÁC BƯỚC CHI TIẾT SETUP SIÊU THỊ, SIÊU THỊ MINI
2.1 Chuẩn bị
“Thất bại trong công việc chuẩn bị, đồng nghĩa với việc chuẩn bị cho công việc thất bại”. Điều đó mình chứng cho một điều rằng khâu chuẩn bị lên kế hoạch kinh doanh cửa hàng là điều vô cùng quan trọng, chính bởi vậy mà lý giải cho việc tại sao rất nhiều cửa hàng chỉ thanh lý sau thời gian kinh doanh ngắn, bởi họ không lường hết được khó khăn, cũng như kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa.
2.1.1 Kiến thức
Việc đầu tiên là phải chuẩn bị kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh mô hình cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini.
Ngày nay không còn chỗ đứng cho những cửa hàng kinh doanh theo kiểu tự phát, không có kế hoạch, không có các bước setup siêu thị, siêu thị mini chi tiết hoặc không có kiến thức, kinh nghiệm gì về mô hình này trong đầu.
Nhóm đối tượng cửa hàng bị đào thải ra cuộc chơi đa phần nằm trong nhóm mà chủ cửa hàng hầu hết không có chút kiến thức, kinh nghiệm gì kinh doanh tạp hóa. Nhóm đối tượng này đa phần có chung suy nghĩ là cứ bỏ vốn đầu tư ra kinh doanh siêu thị là có thể “hốt” được tiền thiên hạ về, nó đơn giản vậy thì gọi gì là kinh doanh, cần gì tới người có kiến thức.
Mặt bằng chung thì thiên hạ rất nhiều người có vốn, thậm trí tiềm lực tài chính rất mạnh, nếu cơ hội tốt và dễ thành công như chúng ta thường nghĩ thì cả thiên hạ đều đổ xô kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa.
Chính bởi vậy mà việc đầu tiên mà người kinh doanh cần phải trang bị đó chính là trau dồi, bổ sung nhanh kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh mô hình siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, nhất là gần nhất với mô hình cửa hàng mình kế hoạch định kinh doanh.
Có các hình thức này để người kinh doanh có thể tham khảo nhằm nâng cao kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh của mình.
* Đọc sách: Đọc sách giấy, hoặc ebook.
* Tham khảo từ những người đi trước trải nghiệm thực tế
* Tham gia các khóa học liên quan đến bán hàng, quản lý, setup siêu thị mini.
* Thuê dịch vụ tư vấn setup siêu thị mini.
2.1.2 Các bước setup siêu thị, siêu thị mini: Tâm lý
Việc chuẩn bị tiếp theo trong các bước setup siêu thị, siêu thị mini đó chính là việc tâm lý, tâm lý ở đây không chỉ đơn thuần là tâm lý cho việc chuẩn bị kinh doanh mà bao gồm rất nhiều tâm lý khác mà chúng ta hoàn toàn có thể không nghĩ đến.
* Tâm lý vất vả: Việc kinh doanh cửa hàng rất vất vả, do đó chúng ta cần chủ động thích nghi với việc một ngày làm việc 12-15 tiếng đồng hồ.
* Tâm lý chán nản: Có một thực trang mà chúng ta khó có thể chối bỏ đó chính là giai đoạn đầu cửa hàng sẽ rất vắng khách, và việc cửa hàng phải chịu lỗ trong thời gian đầu là điều đương nhiên, kết quả bi quan mà kéo dài thì sẽ dẫn tới việc thanh lý cũng không nằm ngoài khả năng.
* Tâm lý xoay tiền: Không phải ai mở cửa hàng ra cũng có nguồn tiền dồi dào cả, mà hầu như là đi vay, thậm trí vay loạn lên từ người thân, quen, họ hàng, anh em, bạn bè, đồng nghiệp… là điều thường thấy. Việc kinh doanh có rất nhiều thời điểm chúng ta phải cần bổ sung thêm hàng hóa do đó cần chuẩn bị và làm quen với việc xoay tiền mặt đề kinh doanh cửa hàng.
* Tâm lý thất bại: Yếu tố tiếp theo trong các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini là khi mở kinh doanh ra ai cũng muốn mình thành công, nhưng không phải ai cũng có được điều đó, bất kể lý do nào thì chúng ta cũng cần phải nghĩ tới trường hợp rủi ro trong kinh doanh, không ai nói trước được điều gì. Rất mong những ai đọc được bài viết này không nằm trong nhóm những cửa hàng phải thanh lý.
* Tâm lý bị phản đối: Cũng giống như khởi nghiệp, việc mở cửa hàng kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini đa phần chúng ta sẽ không nhận được sự ủng hộ từ người thân, anh em bạn bè. Nhất là giai đoạn đầu mở cửa hàng ra thì sự phản đối càng mạnh mẽ bởi giai đoạn đầu cửa hàng thường sẽ rất vắng khách.
* Tâm lý không thấy tiền đâu: Như ở phần trên, đa phần các cửa hàng mở ra hầu hết có hoàn cảnh chung là thiếu vốn, hoặc phải đi vay, chính bởi vậy mà tiền lời lãi của cửa hàng lại tiếp tục bổ sung vào vốn tiền hàng, nếu hiểu bản chất thì hàng hóa đó chính là lãi của chúng ta, chỉ khác thay vì chúng ta có tiền thì thay bằng hàng, nhưng hầu hết mọi người sau thời gian kinh doanh sẽ không thấy tiền đi đâu, nguyên nhân chính là bởi vậy, bên cạnh yếu tố nữa là việc kinh doanh không hiệu quả cũng có thể lâm vào hoàn cảnh như vậy, nhưng đó là kết quả đáng buồn.
2.1.3 Vốn
Vốn tức là tiền, tức là liên quan đến vấn đề tài chính ở cửa hàng, nó cực kỳ quan trọng, từ việc phải lên kế hoạch chuẩn bị bao nhiêu vốn và phân bổ vốn đó như thế nào để cho phù hợp.
Trong những nguyên nhân dẫn đến thanh lý cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini thì có một nguyên nhân chính và khá phổ biến đó chính là cửa hàng bị đói vốn và chết yểu, cửa hàng kinh doanh cứ đuối dần, đuối dần rồi quá khó khăn và không trụ được nữa, nên không có đủ lực tài chính để vượt qua giai đoạn khó khăn đầu (thường 6 tháng) thì sẽ lâm vào tình trạng chết non.
- V
ề phần vốn thì cần nắm được một số key chính:
-
Chủ động vốn phù hợp với mô hình
-
Không rút tiền từ cửa hàng ra tiêu dùng cá nhân, gia đình.
-
Chủ động cho lần đóng tiền nhà tiếp theo (nếu phải thuê mặt bằng)
Nên yếu tố chủ động vốn đầu tư cực kỳ quan trọng trong các bước setup siêu thị, siêu thị mini mà người kinh doanh cần phải chủ động đến.
2.1.4 Chuẩn bị thông tin liên quan đến hàng hóa, giá kệ, thiết bị bán hàng
* Một trong những các bước setup siêu thị, siêu thị mini cực kỳ quan trọng và nên chủ động sớm việc tìm kiếm và có được list danh sách cung cấp nguồn hàng tạp hóa, siêu thị mini. Để khi lắp xong giá kệ chúng ta chủ động nhập hàng bổ sung.
* Cùng với đó là việc tìm kiếm thông tin các đơn vị cung cấp giá kệ siêu thị. Có sự chủ động thông tin các đơn vị giá kệ và khi mặt bằng sang sửa xong thì chúng ta tiến hành lắp đặt giá kệ, camera…
* Cũng trong thời gian này thì chúng ta cần có được thông tin các đơn vị cung cấp thiết bị bán hàng bao gồm: Phần mềm bán hàng, đầu đọc mã vạch, máy in phiếu bán hàng…
2.2 Lên kế hoạch kinh doanh cửa hàng
2.2.1 Các bước setup siêu thị mini: Xây dựng mô hình kinh doanh cửa hàng
Tất nhiên không phải ai cũng có kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini để có thể lên một bản kế hoạch chi tiết, cũng như việc xây dựng mô hình kinh doanh siêu thị mini cho nhà mình.
Nhưng ít nhất là người kinh doanh cũng phải nắm được điều tối thiểu là chúng ta đang định xây dựng cửa hàng kinh doanh theo mô hình nào. Ví dụ:
-
Cửa hàng tạp hóa
-
Siêu thị mini
-
Cửa hàng tiện lợi
-
Cửa hàng tiện ích
-
Siêu thị chân tòa nhà
-
Cửa hàng nhập khẩu
-
….
Đối tượng khách hàng là ai. Ví dụ:
Vị trí kinh doanh
Thu nhập của đối tượng khách hàng
Chân dung khách hàng như nào
Tâm lý tiêu dùng nhóm đối tượng khách hàng này như nào?
…
Dịch vụ bán hàng như nào?
Đối với mỗi mô hình kinh doanh cần phải đồng bộ 3 yếu tốt sau đây để xây dựng được một mô hình kinh doanh cân bằng:
Khách hàng tập trung
Hàng hóa tập trung
Dịch vụ tập trung
Khi nắm bắt được tệp khách hàng tập trung chúng ta cần tìm kiếm hàng hóa phù hợp và xây dựng chính sách dịch vụ bán và CSKH phù hợp.
Rất nhiều cửa hàng xây dựng mô hình kinh doanh hiện đại, điển hình là siêu thị mini, nhưng hàng hóa và dịch vụ thì lại rất gần và giống với cửa hàng tạp hóa, chắc chắn cửa hàng đó tính hiệu quả không cao, hoặc sẽ đi xuống khi xuất hiện đối thủ cạnh tranh.
2.2.2 Xác định những việc làm cùng lúc
-
Trong quá trình setup siêu thị mini, hay cửa hàng tạp hóa thì cần xác định được những việc nào trong các bước setup siêu thị, siêu thị mini cần làm đồng thời để tránh mất thời gian.
-
Những việc làm đồng thời bao gồm các bước sau:
-
Tìm kiếm nguồn hàng tạp hóa
-
Tìm kiếm đơn vị cung cấp giá kệ
-
Tìm kiếm đơn vị cung cấp camera
-
Tìm kiếm đơn vị cung cấp thiết bị bán hàng
-
Tuyển dụng, huấn luyện nhân viên bán hàng siêu thị
2.2.3 Các bước setup siêu thị mini:Phân bổ vốn cho các hạng mục
Ở bước này người kinh doanh hay người lập kế hoạch các bước setup siêu thị, siêu thị mini cần biết cách phân bổ vốn đầu tư cho từng hạng mục sao cho phù hợp với số vốn đầu tư kinh doanh cũng như cân đối tài chính cho phù hợp.
Ở phạm vi lớn thì vốn đầu tư được phân bổ theo 3 chủ đề chính:
-
Tiền thuê mặt bằng (nếu có)
-
Tiền sang sửa cửa hàng
-
Tiền đầu tư cơ sở vật chất
-
Tiền hàng
-
Tiền nhập hàng bổ sung khi cần thiết.
2.2.4 Phân bổ vốn ngành hàng
Sau khi xử lý được bước phân bổ vốn cho các hạng mục ở phần 2.2.3 thì chúng ta cần phân bổ tiếp theo ngành hàng và vốn đầu tư phù hợp cho các ngành hàng đó.
Việc phân bổ vốn cho ngành hàng phụ thuộc vào từng mô hình kinh doanh tập trung vào ngành hàng nào? Do đó sẽ không có công thức chung cho phần phân bổ vốn theo ngành hàng này.
2.2.5 Tuyển dụng, đào tạo nhân viên siêu thị
Đây là bước rất quan trọng do đó đối với người kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa cần tập trung cao độ trong vấn để nhân sự cửa hàng.
Nếu coi hàng hóa là điều kiện cần của kinh doanh siêu thị thì chất lượng nhân sự là điều kiện đủ để phát huy được hàng hóa đó sao cho doanh số bán hàng có thể lên cao nhất.
Hầu hết các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini rất khó khăn trong vấn đề tuyển dụng và đào tạo nhân viên siêu thị, bởi đa phần nhân viên bán hàng tại các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini họ không coi đó là một nghề, và tính gắn bó không cao.
2.2.6 Nhập hàng hóa và nhập vào phần mềm bán hàng
Tuy đây cũng chỉ là một bước trong các bước setup siêu thị, siêu thị mini nhưng nó lại đóng vai trò rất quan trọng, nhất là đối với cửa hàng mở mới, bởi rủi ro trong vấn đề hàng hóa là cực nguy hiểm, nhất là sau một chu kỳ date của sản phẩm.
Đối với cửa hàng mới cần lưu ý vấn đề số lượng nhập đơn đầu, bởi thường bị sales tư vấn nghe bùi tai rồi nhập số lượng lớn, giai đoạn đầu cửa hàng mới vắng khách, tốc độ bán chậm, và hết chu kỳ date sản phẩm, nhất là đối với sản phẩm có date ngắn như đồ uống, sữa tươi, chua sẽ bị hết hoặc cận date.
2.2.7 Các bước setup siêu thị mini:Lên kế hoạch khai trương cửa hàng
Việc khai trương cửa hàng là điều hiển nhiên, nhưng cần lưu ý vấn đề tránh trường hợp khai trương cửa hàng một cách vội vã.
Rất nhiều cửa hàng vì lý do này hay lý do kia mà gấp gáp trong vấn đề khai trương cửa hàng một cách vội vàng khi quá trình chuẩn bị cửa hàng chưa thực sự tốt, thông thường do lý do xem ngày hoặc lo tiền thuê nhà, với tâm lý khai trương sớm ngày nào bán được ngày đó.
Nhưng cần chú ý, đối với khách hàng, việc khi đã treo biển khai trương lên rồi, tâm lý khách hàng vào cửa hàng sẽ khác hoàn toàn, trong suy nghĩ của khách hàng là cửa hàng đã hoàn thiện rồi, đã đi vào ổn định rồi, mọi vấn đề đều đã được setup một cách ổn thỏa rồi.
Và trong trường hợp cửa hàng chuẩn bị chưa thực sự tốt thì sẽ để lại một ấn tượng rất tiêu cực trong tâm trí của khách hàng, ảnh hưởng tới quá trình kinh doanh của cửa hàng sau này.
2.2.8 Chuẩn bị tâm lý hậu khai trương.
Một điều cần nhắc lại trong các bước setup siêu thị, siêu thị mini đó chính là việc chuẩn bị tâm lý.
Sau khai trương thường cửa hàng doanh số sẽ giảm đột ngột, chính bởi vậy người kinh doanh cần nắm được tâm lý này và chuẩn bị tinh thần sẵn để tránh việc sốc sau khi khai trương cửa hàng.
Nguồn: Thinhnv.com