Các biện pháp phòng chống bão lụt

Đối với các quốc gia có nhiều sông ngòi và vị trí địa lý gần biển như Việt Nam thì biện pháp phòng chống các thiên tai như bão, lũ lụt để giảm thiểu tối đa thiệt hại có thể xảy ra là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Hãy cùng đội ngũ Phương Nam 24h tìm hiểu xem hiện nay, Nhà nước ta đã triển khai các biện pháp phòng chống bão lụt như thế nào?
 

Các biện pháp phòng chống bão lụt
 

Việc phòng chống bão lụt không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước mà còn là của người dân. Vậy nên, các biện pháp được đặt ra phải có sự phối hợp thực hiện giữa Nhà nước và Nhân dân để mang lại hiệu quả cao. Theo đó sẽ có những biện pháp riêng để phòng tránh bão và lũ lụt.

Các biện pháp phòng chống bão

Mỗi năm, Việt Nam phải hứng chịu rất nhiều cơn bão hình thành từ Biển Đông và từ từ tiến vào bờ. Có rất nhiều nguyên nhân hình thành bão ở Việt Nam và phần lớn đều do tự nhiên. Vậy nên, chúng ta không thể ngăn chặn được sự xảy ra của các cơn bão mà chỉ có thể đề ra các biện pháp phòng tránh để giảm thiểu tối đa thiệt hại. Theo đó, chính quyền các cấp cũng như người dân cần phải phối hợp với nhau để thực hiện hiệu quả các biện pháp này. Cụ thể:

1. Đối với chính quyền các cấp

– Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão để kịp thời thông báo tới Nhân dân.

– Ban hành các chỉ đạo phòng tránh bão đối với địa phương, ngư dân, người dân sinh sống trên đất liền.

– Triển khai gia cố các hệ thống đê điều phòng xảy ra sạt lở, lũ quét.

– Cắt tỉa cây cối trong khu vực có dân cư.

– Thống kê đầy đủ số lượng tàu thuyền trong khu vực ảnh hưởng của bão.

– Tổ chức nơi cư trú an toàn cho người dân ở vùng cần sơ tán.

– Tăng cường biện pháp tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức phòng chống bão với dân.

– Giáo dục, nâng cao năng lực cứu hộ cho lực lượng chuyên trách và nhân dân.
 

Phòng chống bão lụt
 

2. Đối với ngư dân đang hoạt động trên biển

– Thường xuyên theo dõi, cập nhật tin tức về bão.

– Không cho tàu thuyền ra khơi.

– Tìm nơi trú ẩn an toàn.

– Giữ liên lạc với đất liền.

– Thực hiện nghiêm túc các chỉ thị của Nhà nước.

– Thông báo với các cơ quan chức năng về số lượng ngư dân trên tàu, tình hình của tàu, thuyền.
 

Bão và cách phòng tránh
 

3. Đối với người dân trên đất liền, hải đảo

– Thường xuyên theo dõi, cập nhật tin tức về bão.

– Triển khai gia cố, chằng chống nhà cửa chắc chắn.

– Lắp đặt hệ thống chống rò điện; Đảm bảo các thiết bị điện không gặp sự cố; Đặt ổ điện trên cao, cách xa mặt đất, nơi ẩm ướt; Nắm rõ quy tắc cứu người bị điện giật.

– Thu hoạch hoa màu, thủy hải sản và lưu trữ ở nơi an toàn trước khi bão đổ bộ.

– Sơ tán đến nơi an toàn theo chỉ thị của Nhà nước (nếu có).

– Thực hiện nghiêm túc các chỉ thị của Nhà nước.

Các biện pháp phòng chống lũ lụt

Sau khi các cơn bão đổ bộ vào bờ, với lượng mưa lớn có thể gây ra những trận lũ lụt. Vậy nên, bên cạnh những biện pháp phòng chống bão thì giải pháp phòng chống lụt cũng phải được đề ra và triển khai thực hiện khi cần. Theo đó:

1.  Đối với chính quyền các cấp

– Theo dõi sát diễn biến mưa lũ, tình hình đê điều, hệ thống ngăn lũ.

– Thường xuyên kiểm tra và thực hiện các biện pháp gia cố, tu sửa (nếu cần thiết) hệ thống đê, đường thoát nước, các công trình chống lũ lụt.

– Tăng cường biện pháp tuyên truyền, giáo dục và nâng cao ý thức về phòng chống lũ, lụt với dân.

– Giáo dục, nâng cao năng lực cứu hộ cho lực lượng chuyên trách và dân.

– Tổ chức địa điểm sơ tán an toàn cho người dân.
 

Biện pháp phòng chống bão
 

2. Đối với cộng đồng

– Thường xuyên theo dõi, cập nhật tin tức lũ lụt.

– Thực hiện tuần tra, canh gác hệ thống chống lũ theo phân công của địa phương; Báo cáo tình hình hệ thống đê, sông ngòi, hệ thống chống lũ lụt cho địa phương nếu thấy bị hỏng.

– Tuân thủ theo chỉ thị của Nhà nước về việc đảm bảo an toàn trong mùa lũ, lụt; Ngưng các hoạt động trên sông khi thấy không an toàn.

– Thu hoạch hoa màu, thủy hải sản và có kế hoạch dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm trước khi lũ đến.

– Kiểm tra thiết bị điện trong nhà; Đặt ổ điện và các loại hóa chất ra khỏi nơi có nguy cơ bị ngập.

– Sơ tán theo chỉ thị của địa phương và chủ động sơ tán nếu nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở.

Trên đây là các biện pháp phòng tránh bão lụt mà đội ngũ biên tập chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc phòng chống bão lụt và chủ động ứng phó khi cần góp phần hỗ trợ giảm thiểu tối đa thiệt hại có thể xảy ra.

Tham khảo thêm: Bão có những cấp độ nào? Cấp bão nào mạnh nhất?