Các bậc phụ huynh cần làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo

Làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo, không vâng lời nhưng lại luôn có ý chống đối lại cha mẹ? Trẻ em đến một độ tuổi nhất định sẽ có sự thay đổi trong tính cách, tâm lý và cách thức suy nghĩ. Điều này khiến nhiều phụ huynh trở nên “choáng váng”, cho rằng đây là con đang trở nên không ngoan. Hãy cùng tìm hiểu vấn đề để đồng cảm với con cái hơn qua bài viết sau.

Lý do khiến con cái hỗn láo ở tuổi dậy thì

Có những chuyển biến về tâm lý

Giai đoạn “tuổi dậy thì” là lúc mà bộ não của con người đang phát triển một cách mạnh mẽ. Quá trình tạo ra cảm giác muốn trải nghiệm những điều mới lạ ở một số thanh thiếu niên. Đây là thời điểm cho rất nhiều những cảm xúc bốc đồng, liều lĩnh hay chống đối lại mọi người xung quanh.

Làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo cũng cần chú ý dấu hiệu về tâm lýLàm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo cũng cần chú ý dấu hiệu về tâm lý

Theo nghiên cứu từ học viện Nhi của Hoa Kỳ, trẻ em ở giai đoạn này đang phát triển mạnh tính độc lập. Có đôi khi con cái sẽ muốn tách rời bản thân ra khỏi cha mẹ, để được quyền tự chủ và tự do cá nhân.

Để thực hiện được điều đó, con trẻ thường hay tỏ ra thách thức hoặc chống đối lại ý kiến của người lớn. Biểu hiện này khiến các phụ huynh nghĩ rằng con mình đang có thái độ hỗn láo. Đặc biệt trong thời gian dậy thì, con cái thường sẽ dành thời gian nhiều hơn cho bạn bè thay vì ở với gia đình.

Vậy phải làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo? Theo ý kiến khảo sát từ nhiều người, lời lẽ chỉ trích hành vi trong độ tuổi này rất có thể khiến con cái phản ứng lại gay gắt hơn.

Áp lực do sự kỳ vọng quá cao từ bố mẹ

Theo một nghiên cứu từ Tạp chí nói về trẻ ở tuổi vị thành niên, hành vi của nhiều thiếu niên tuổi dậy thì bị ảnh hưởng do kỳ vọng. Phụ huynh thường nhận xét điểm số, chê trách kết quả, hoặc đi so sánh với những đứa trẻ khác có cùng độ tuổi xung quanh… Từ đó, các em trở nên bốc đồng hơn do bị đặt quá nhiều áp lực lên vai.

Áp lực từ những kỳ vọng của phụ huynh khiến con trở nên bốc đồng hơnÁp lực từ những kỳ vọng của phụ huynh khiến con trở nên bốc đồng hơn

Vô hình chung, con trẻ có những cảm xúc khó chịu, thường xuyên phản đối hay thậm chí cãi lại cha mẹ. Tình trạng nghiêm trọng có thể trở nên liều lĩnh hay làm ra những hành động trái pháp luật.

Cần làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo? Trò chuyện là chìa khóa!

Đây là một cách tốt khi phụ huynh không biết làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo. Trong lúc trò chuyện, cha mẹ cần phải biết một số mẹo nhỏ để giúp không khí thân thiện và nhẹ nhàng hơn.

Luôn phải giữ thái độ bình tĩnh

Trong lúc nói chuyện sẽ có đôi lúc con trẻ có hành động tranh luận gay gắt. Phụ huynh nên dừng lại một vài giây, hít thở thật sâu để giữ bình tĩnh. Sau đó tiếp tục trò chuyện với con và chia sẻ thật từ tốn những gì mà bản thân đang cần truyền đạt.

Nên để thần thái vui tươi, hài hước

Để tháo gỡ những khúc mắc trong lòng con cái, phụ huynh nên có tâm thái lạc quan trong lúc tranh luận. Làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo và vẫn tiếp tục tình trạng căng thẳng? Hãy duy trì một giọng điệu nhẹ nhàng, cố gắng làm giảm đi độ gay gắt của cuộc tranh luận. Sử dụng khả năng hài hước của bản thân để thêm vài một chút vui đùa nhẹ nhàng cũng là một cách hiệu quả.

Thấu hiểu suy nghĩ của con nhiều hơn

Đôi khi những hành động hỗn láo, xấc xược của con trẻ tuổi dậy thì là không cố ý. Tốt nhất cha mẹ nên hỏi lại con cái một cách cẩn thận, nhẹ nhàng. Chẳng hạn có thể dùng câu như “Điều con vừa nói khá là không hay, con có ý nói những điều đó hay không?”

Làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo, hãy trò chuyện để thấu hiểu conLàm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo, hãy trò chuyện để thấu hiểu con

Lợi ích của việc khen lợi đúng cách

Rất nhiều người, đặc biệt là trẻ em, sẽ thích được nghe những lời khen. Do đó nên khen ngợi con cái nhiều hơn. Khi cuộc tranh luận đã đi theo hướng tích cực hơn, cha mẹ nên khuyến khích thêm cho con mình bằng những lời tốt đẹp.

Cách giáo dục trẻ ngang bướng ở tuổi dậy thì bằng kỷ luật

Trẻ ở tuổi dậy thì thường rất bướng bỉnh, hỗn láo. Có đôi khi, những lời nói nhẹ nhàng sẽ không mang đến hiệu quả cao. Để tình trạng này không tiếp diễn, mỗi gia đình nên có một quy định kỷ luật riêng.

Thiết lập quy tắc

Cần đưa ra những quy tắc riêng trong gia đình về những hành động hay vấn đề giao tiếp giữa các thành viên. Đặc biệt, nên để con trẻ tham gia phát biểu ý kiến về các quy tắc này.

Cân bằng giữa thưởng và phạt

Làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo? Bên cạnh những quy định thống nhất, hãy cho con biết những mức thưởng – phạt phù hợp. Lưu ý, không quá nhiều cũng không được quá ít. Hình phạt có thể dành cho những thời điểm cư xử cộc cằn, thô lỗ hoặc gọi tên người nhà trống không.

Tránh đưa ra nhận xét không hay và mang ý tiêu cực

Mỗi đứa trẻ sẽ có một hành vi, tính cách riêng. Cha mẹ không nên đưa ra quá nhiều nhận xét về những điểm này. Đồng thời, tuyệt đối không sử dụng những hành động có ý nghĩa tiêu cực.

Nên dạy dỗ một cách kiên nhẫn để con cái phát triển tốt khả năng của mìnhNên dạy dỗ một cách kiên nhẫn để con cái phát triển tốt khả năng của mình

Những hành động như nhún vai, tròn xoe mắt hay tỏ ra chán nản… có thể làm con có ý chống đối nhiều hơn. Nên sử dụng những câu cảm thán nhẹ nhàng như “Cha/Mẹ cảm thấy đau lòng vì câu nói của con”, để giúp trẻ hiểu ra vấn đề.

Làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo luôn là điều mà bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng cần phải biết và nắm vững. Con trẻ ở độ tuổi này rất dễ sa ngã, đi lầm đường nên cần phụ huynh phải quan tâm, trò chuyện nhiều hơn. Bên cạnh đó, cũng phải có những biện pháp thưởng phạt để khuyến khích con cái phát triển tốt hơn.

Mời đánh giá