Các Vị Trí Trong Marketing Được Săn Đón Nhất

Các công việc trong marketing hiện nay đang được nhiều bạn trẻ quan tâm và theo học do cơ hội làm việc rộng mở với môi trường năng động, hiện đại. 

Hiện nay, các vị trí trong Marketing cũng được rất nhiều doanh nghiệp săn đón để có thể giúp doanh nghiệp nhanh chóng tăng trưởng về doanh thu.

Ngành Marketing là gì?

Marketing là một lĩnh vực rộng lớn bao gồm tất cả những nỗ lực được thực hiện, triển khai bởi doanh nghiệp, thương hiệu để đạt được mục đích làm thỏa mãn, hài lòng các nhu cầu khác nhau của khách hàng trong thị trường. 

Đồng thời, thông qua hoạt động marketing, doanh nghiệp còn có mục đích phát triển thương hiệu và tạo ra cầu nối để liên kết, kết nối thương hiệu, doanh nghiệp với khách hàng một cách tối ưu nhất.

Các vị trí trong ngành Marketing phổ biến nhất

Giám đốc Marketing 

Vị trí Giám đốc Marketing thường đảm nhiệm các công việc sau:

  • Chịu trách nhiệm cho các ý tưởng và quá trình xây dựng chiến lược marketing phù hợp với các mục tiêu tổng thể trong kế hoạch phát triển của doanh nghiệp.
  • Triển khai và chia nhỏ chiến lược marketing thành các kế hoạch marketing cụ thể cho từng bộ phận, phòng ban.
  • Theo dõi và giám sát quá trình triển khai, thực hiện các kế hoạch, chiến lược marketing, đồng thời đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả và mục tiêu marketing.
  • Cập nhật các thông tin và xu hướng mới của thị trường và ngành Marketing để hỗ trợ cho các chiến lược, kế hoạch marketing của doanh nghiệp.
  • Thiết lập mối quan hệ với các đối tác Marketing.
  • Tham gia tuyển dụng và tìm kiếm nhân tài cho đội ngũ Marketing của doanh nghiệp.
  • Thực hiện báo cáo với ban lãnh đạo và chủ doanh nghiệp theo định kỳ.

Trưởng phòng Marketing

Vị trí trưởng phòng Marketing sẽ thực hiện các công việc sau đây: 

  • Đảm nhiệm mục tiêu, chiến lược từ giám đốc để triển khai, xây dựng các kế hoạch thực thi theo yêu cầu để phục vụ cho mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp. 
  • Xây dựng kế hoạch quảng bá cho thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ dựa trên kế hoạch tổng thể.
  • Điều hành tiến độ thực hiện của các kế hoạch marketing và cập nhật, báo cáo định kỳ cho tổng giám đốc, đồng thời giám sát hoạt động của các nguồn lực để đảm bảo hiệu suất thực hiện kế hoạch.
  • Tham gia đào tạo nguồn nhân lực để nâng cao chuyên môn cho đội ngũ nhân viên.
  • Dự toán về các yếu tố tài chính, nguồn lực phục vụ cho các kế hoạch marketing.
  • Đề xuất các giải pháp và xử lý vấn đề kịp thời để tránh các trường hợp xấu hơn có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến thương hiệu và doanh nghiệp.

Trưởng phòng Marketing là một trong các vị trí được săn đón nhấtTrưởng phòng Marketing là một trong các vị trí được săn đón nhấtTrưởng phòng Marketing là một trong các vị trí được săn đón nhất

Giám đốc sáng tạo

Vị trí Giám đốc sáng tạo có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của một chiến dịch Marketing. Vị trí này sẽ đảm nhiệm các công việc sau:

  • Sáng tạo ý tưởng Marketing và các thông điệp truyền tải ý tưởng cho thương hiệu trong các chiến dịch marketing.
  • Xác định các kênh marketing phù hợp để phân phối ý tưởng marketing để tiếp cận đúng các đối tượng khách hàng và mang lại hiệu quả tối ưu.
  • Lên ý tưởng và đề xuất các thiết kế cần thiết giúp truyền tải thông điệp hiệu quả hơn.
  • Phê duyệt và chỉnh sửa ý tưởng của phòng sáng tạo để mang đến những ý tưởng hoàn thiện, phù hợp nhất.
  • Giám sát, theo dõi và điều phối quá trình sáng tạo của phòng sáng tạo để đưa ra các quyết định cũng như những giải pháp cải thiện nhằm đáp ứng mục tiêu của chiến lược marketing.

Giám đốc thương hiệu 

Đây là vị trí đảm nhiệm mọi nhiệm vụ liên quan đến thương hiệu, cụ thể là:

  • Nghiên cứu, phân tích insights từ các đối tượng khách hàng, thực hiện khảo sát để thu thập các đánh giá, ý kiến khách hàng về sản phẩm, dịch vụ.
  • Cập nhật và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và quá trình xây dựng thương hiệu của các đối thủ này.
  • Nghiên cứu và phân tích tình trạng hoạt động, sự phát triển của thị trường để xác định hướng phát triển cho thương hiệu, sản phẩm.
  • Xác định insights của các đối tượng khách hàng mục tiêu một cách đúng đắn.
  • Xây dựng chiến lược tiếp theo cho thương hiệu trên thị trường: xâm nhập, định vị, mở rộng hoặc duy trì vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
  • Đảm bảo tính cách, tông giọng, giá trị của thương hiệu luôn được truyền tải một cách nhất quán, thống nhất.
  • Giám sát, theo dõi tiến độ thực hiện và thực hiện báo cáo về hiệu quả triển khai chiến dịch.
  • Lên kế hoạch xử lý rủi ro và đề xuất các biện pháp để thương hiệu có thể giải quyết kịp thời.

Nhân viên Content Marketing 

Công việc Content Marketing có vai trò quan trọng đối với quá trình tạo ra các nội dung cho các kênh marketing và truyền thông của doanh nghiệp. Các công việc của nhân viên Content Marketing bao gồm:

  • Xây dựng ý tưởng và kế hoạch nội dung dựa trên các mục tiêu marketing ban đầu.
  • Triển khai và thực hiện các kế hoạch nội dung trên các kênh truyền thông, marketing của thương hiệu và doanh nghiệp.
  • Viết nội dung và quản lý hệ thống nội dung trên tất cả các kênh của doanh nghiệp và thương hiệu.
  • Lên ý tưởng và phát triển nội dung cho các kênh tiếp thị tiềm năng để thử nghiệm hiệu quả tiếp cận khách hàng.
  • Làm việc cùng bộ phận thiết kế để sản xuất hình ảnh, video với nội dung phù hợp, thu hút và hấp dẫn.
  • Theo dõi, giám sát hiệu quả nộ dung qua các chỉ số đo lường để cải thiện và tối ưu hiệu quả nội dung.
  • Báo cáo định kỳ về hiệu quả nội dung và đề xuất giải pháp cải thiện phù hợp.\

Nhân viên Content Marketing  có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệpNhân viên Content Marketing  có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệpNhân viên Content Marketing có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp

Đọc thêm: Chức Năng Của Phòng Marketing Là Gì?

Nhân viên Digital Marketing 

Đối với một nhân viên Digital Marketing, các công việc và nhiệm vụ cụ thể bao gồm:

  • Tiếp nhận các mục tiêu marketing và kế hoạch marketing từ trưởng phòng để tiếp tục triển khai các nhiệm vụ cụ thể theo từng giai đoạn.
  • Thực hiện tổ chức và triển khai các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị, truyền thông, sự kiện và phân phối trên các kênh tiếp thị, truyền thông, đồng thời đảm bảo không vượt quá ngân sách, nguồn lực của chiến dịch.
  • Giám sát, theo dõi và đo lường hiệu quả của các nhiệm vụ trong kế hoạch marketing.
  • Thực hiện quản lý các kênh truyền thông, marketing của doanh nghiệp, thương hiệu.
  • Thực hiện báo cáo định kỳ về hiệu quả digital marketing.

Chuyên viên SEO 

Nghiên cứu về doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh, thị trường và xây dựng bộ từ khóa hoàn thiện cho kế hoạch SEO của doanh nghiệp.

  • Xây dựng kế hoạch SEO tổng thể.
  • Triển khai các hoạt động như SEO cho website, link building, nội dung chuẩn SEO và các nền tảng SEO cần có.
  • Thực hiện phân tích, nghiên cứu về sản phẩm, dịch vụ, đối thủ, khách hàng để điều chỉnh hoặc tăng cường các nhiệm vụ hỗ trợ khác cho chiến dịch SEO.
  • Phối hợp với bộ phận lập trình, IT tác động vào cấu trúc website, link, nội dung để tối ưu hiệu quả SEO.

Nhân viên quan hệ công chúng

  • Xây dựng kế hoạch truyền thông với mục tiêu phù hợp với định hướng marketing và phát triển thương hiệu. 
  • Đảm bảo kế hoạch không vượt quá ngân sách và nguồn lực của doanh nghiệp.
  • Thực hiện xây dựng hoàn thiện và thực hiện in ấn, phát hành các tài liệu truyền thông của thương hiệu và doanh nghiệp.
  • Phối hợp với bộ phận truyền thông nội bộ để thực hiện các hoạt động cho các nhân viên của doanh nghiệp.
  • Viết thông cáo báo chí và kết nối với các kênh báo chí để phân phối nội dung.

Nhân viên quan hệ công chúng là bộ phận rất được các doanh nghiệp ưu áiNhân viên quan hệ công chúng là bộ phận rất được các doanh nghiệp ưu áiNhân viên quan hệ công chúng là bộ phận rất được các doanh nghiệp ưu ái

Đọc thêm: Sơ Đồ Tổ Chức Phòng Marketing Như Thế Nào?

Kết luận

Trên đây là các vị trí trong Marketing đang được săn đón bởi nhiều doanh nghiệp với nhu cầu tuyển dụng rất lớn hiện nay. Hi vọng qua bài viết, bạn có thể hiểu rõ về một bức tranh toàn cảnh của ngành marketing. Đồng thời, để tạo nên một chiến lược marketing hoàn thiện cần có sự tham gia làm việc và phối hợp từ rất nhiều vị trí công việc khác nhau.

Theo dõi Glints để xem thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Tác Giả