Các Đầu Bếp Có Quan Tâm Đến Vấn Đề Xử Lý Rác Thải Thực Phẩm Không? | FnB Việt Nam
Trước khi có sự xuất hiện của các chương trình ẩm thực hoặc các đầu bếp nổi tiếng, thì hầu hết các đầu bếp ngày trước và những người nông dân vẫn chưa biết cách làm thế nào để sử dụng và bảo quản thực phẩm được tối ưu nhất. Chẳng hạn như tận dụng phần thức ăn thừa làm phân bón, xương để hầm nước dùng, rau củ còn dư để trang trí món ăn, hay vỏ trái cây để làm mứt,… Bên cạnh đó, về phần bảo quản thực phẩm, mọi người có thể thực hiện sấy khô, đông lạnh, ủ lên men, ngâm chua hoặc hút chân không tùy vào từng loại thực phẩm. Có rất nhiều cách để tận dụng triệt để và giảm thiểu tình trạng lãng phí thực phẩm, thế nhưng trước đây lại rất ít ai thật sự chú trọng đến điều này, không chỉ các đầu bếp, người nông dân mà cả những người nội trợ cũng vậy.
Một dấu hiệu khả quan là ngày nay mọi người đã quan tâm nhiều hơn đến vấn đề xử lý rác thải thực phẩm. Nhiều quan niệm sai lầm rằng các đầu bếp thường chỉ quan tâm đến món ăn thành phẩm của mình hoặc các dụng cụ làm bếp như trang phục hay bộ dao nấu ăn thôi, nhưng thực tế thì ngày càng có nhiều người tham gia vào xu hướng giảm thiểu lãng phí thực phẩm và xử lý rác thải đúng cách để có thể bảo vệ môi trường tốt hơn.
Nấu ăn và sáng tạo công thức nấu ăn là động lực thúc đẩy cho sự xuất hiện của các cuốn sách dạy nấu ăn, và những đầu bếp là tác giả của các cuốn sách đó dần trở thành những cái tên quen thuộc, tạo nên tầm ảnh hưởng nhất định đến mọi người. Sau đó, khi xã hội ngày càng phát triển hiện đại hơn, truyền hình và sự phổ biến của Youtube cho phép chúng ta càng có nhiều cơ hội được làm quen với những đầu bếp nổi tiếng cũng như tiếp xúc với nhiều kỹ thuật mới và đa dạng công thức nấu ăn. Ngay cả khi bạn không có cơ hội được gặp trực tiếp các đầu bếp lừng danh hay ghé ăn một nhà hàng năm sao, thì việc được tiếp cận với TV, các thiết bị điện tử và mạng Internet cũng đã mang đến cái nhìn sâu sắc hơn về môi trường làm việc chuyên nghiệp trong gian bếp nhà hàng, thái độ đầu bếp với công việc của mình cũng như tiêu chuẩn đánh giá chất lượng một món ăn ngon.
Người đầu bếp nổi tiếng đầu tiên xuất hiện trên truyền hình là Fanny Cradock vào những năm 1950. Bà là một nhà phê bình nhà hàng, nhà văn và một đầu bếp truyền hình người Anh. Tiếp sau đó là Delia Smith những năm 1970, Keith Floyd những năm 1980, Heston Blumenthal đầu những năm 1990, Nigella Lawson cuối những năm 1990 và dần dần đến các đầu bếp nổi tiếng ngày nay như Hugh Fearnley-Whittingstall, Gordon Ramsay và Jamie Oliver. Các đầu bếp ít người biết cũng bắt đầu thành lập kênh Youtube riêng để chia sẻ bí quyết, công thức cũng như phong cách nấu ăn và tự xây dựng danh tiếng cho mình.
Nấu ăn giờ đây không còn là quá trình chỉ thể hiện trên món ăn thành phẩm nữa, mà ngoài những gì được sử dụng, các phần thực phẩm dư thừa sau khi chế biến cũng cần được xử lý triệt để và đúng cách. Trong những năm qua, các doanh nghiệp kinh doanh F&B và chủ nhà hàng nhận thấy người tiêu dùng ngày càng ưu tiên sử dụng các sản phẩm có thể phân hủy sinh học, đề cao vấn đề thân thiện và bảo vệ môi trường hơn trước. Nhờ đó mà các doanh nghiệp F&B cũng dần chú trọng nhiều hơn đến trách nhiệm xã hội của mình. Bên cạnh đó, khi các đầu bếp nổi tiếng làm gương và áp dụng các nguyên tắc giảm thiểu lãng phí thực phẩm trong tất cả công đoạn nấu ăn, đồng thời bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đến vấn đề xanh cũng sẽ góp phần rất lớn đến nhận thức và thay đổi thói quen lãng phí thực phẩm của cộng đồng.
Theo thống kê của FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc) cho biết, Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia lãng phí thực phẩm nhất khu vực Đông Nam Á, với khoảng 50% – 80% lượng rác tính trên đầu người đến từ thực phẩm. Cụ thể, 8,8 triệu tấn thực phẩm bị lãng phí, tương đương 3,9 tỷ USD – khoảng 2% GDP của Việt Nam đã tạo nên nhiều “điểm nóng ô nhiễm” bắt nguồn từ tích tụ rác thải thực phẩm.
Thức ăn thừa sẽ được đưa vào bãi rác, tạo ra khí mê-tan, một loại khí gây hại nhà kính. Thức ăn thừa được tái chế biến thành phân bón để trồng trọt làm thức ăn bổ sung cho nhu cầu tiêu dùng. Nhiều đầu bếp đã kết hợp ‘ý tưởng giảm thiểu lãng phí’ vào công thức nấu ăn của họ, nhưng nó vẫn có cảm giác đó là một xu hướng hoặc mới lạ. Ngoài ra, họ đưa ra lời khuyên bảo quản và mẹo tái chế thực phẩm nào? Nhiều chương trình nấu ăn và nướng mang tính cạnh tranh cho thấy thức ăn bị ném thường xuyên, nhưng là người xem, chúng tôi không biết điều gì sẽ xảy ra với nó.
Toàn bộ phần thực phẩm thừa sẽ được đưa vào bãi rác, trong quá trình phân hủy sẽ sản sinh ra khí metan (CH4), một loại khí gây nên hiệu ứng nhà kính. Ngược lại, nếu như rác thải thực phẩm được xử lý đúng cách sẽ trở thành nguồn tài nguyên hữu dụng cho đời sống, như làm phân bón cho cây trồng,… Nhiều đầu bếp đã kết hợp những ý tưởng giảm thiểu lãng phí thực phẩm vào công thức nấu ăn của mình, không chỉ tạo nên làn gió mới cho ngành ẩm thực, mà còn trở thành xu hướng được đón nhận đông đảo và hưởng ứng nhiệt tình. Ngoài ra, họ cũng cho lời khuyên về cách bảo quản và giảm thiểu rác thải thực phẩm dưới hình thức chia sẻ bí quyết nấu ăn của mình.
Việc kết hợp giảm thiểu lãng phí thực phẩm vào công thức nấu ăn là một ý tưởng vô cùng tuyệt vời. Như đầu bếp người Pháp – Raymond Blanc OBE từng chia sẻ “Hãy lựa chọn công thức nấu ăn nào có thể tận dụng tối đa mọi thành phần của thực phẩm. Chẳng hạn với món ăn yêu thích của tôi là súp bí ngô. Chúng tôi sẽ sử dụng toàn bộ phần ruột bí ngô để phục vụ cho 4-6 người ăn, phần vỏ được hầm để lấy nước dùng, và phần hạt đem nướng rồi dùng để trang trí cho món ăn.” Hay Gordon Ramsay cũng từng cho lời khuyên trong một video trên kênh Youtube của mình, là nên giữ lại phần rau thơm còn thừa, đặt chúng vào một cái chai cùng với dầu ô liu ấm để có thể tiếp tục sử dụng cho các món như pasta, salad và nhiều món ăn khác.
Ngoài ra, các loại vỏ không ăn được như vỏ trứng, vỏ quả dứa,… vẫn có thể được tận dụng để ủ làm phân bón cho cây trồng. So với phân bón hóa học, thì phân bón được làm từ thực phẩm dư thừa càng tạo nên nhiều dưỡng chất màu mỡ và phong phú cho đất trồng, giúp cây hoa được phát triển tươi tốt hơn. Bằng cách này, các đầu bếp nổi tiếng sẽ tạo nên những tác động tích cực trong việc tận dụng và tái chế thực phẩm thừa. Nhờ đó mà thúc đẩy giảm thiểu lãng phí thực phẩm, giúp tiền kiệm thời gian, tiền bạc và mang lại nhiều kết quả tốt đẹp cho môi trường.
Có thể thấy, đầu bếp chính là một trong những vai trò đang nỗ lực đóng góp nhiều nhất vào vấn đề xử lý và giảm thiểu thực phẩm dư thừa ra môi trường. Họ có thể dựa trên kiến thức và kinh nghiệm của mình để sáng tạo nên những phương pháp hữu ích cho quá trình tái chế thực phẩm, đồng thời tận dụng tầm ảnh hưởng của mình để mang đến cho khách hàng, cũng như người xem của mình thông qua các nền tảng truyền thông cái nhìn sâu sắc hơn về tầm quan trọng của xử lý rác thải thực phẩm. Tin rằng theo thời gian, những nỗ lực này sẽ ngày càng lan rộng ra nhiều lĩnh vực khác như logistics, luật pháp,… chứ không chỉ riêng gì ngành F&B.