Các Dạng Bài Tập Nguyên Lý Kế Toán Có Lời Giải
Bài tập nguyên lý kế toán luôn các bạn sinh viên và những ai theo học bộ môn nguyên lý kế toán đều sợ hãi bởi độ dài dòng của các nghiệp vụ và có rất nhiều tài khoản phải nhớ tên.
Tuy nhiên, nếu muốn trở thành một kế toán viên thì việc thông thạo môn nguyên lý kế toán là điều bắt buộc và muốn được như vậy thì các dạng bài tập nguyên lý kế toán phải dễ dàng được giải ra.
Dưới đây Leanh.edu.vn xin cung cấp cho các bạn bài tập nguyên lý kế toán từ các chương 1 đến chương 5 với đầy đủ các dạng bài và kèm theo đó là hướng dẫn cụ thể cách giải các bài tập nguyên lý kế toán này.
Bài tập nguyên lý kế toán
Nội Dung Chính
1. Bài tập nguyên lý kế toán chương 1
Bài tập nguyên lý kế toán phần lý thuyết:
Câu 1: Hạch toán là gì?
Câu 2: Hạch toán kế toán có những nhiệm vụ gì?
Câu 3: Trình bày những yêu cầu của hạch toán kế toán.
Câu 4: Nguyên tắc kế toán chung gồm những nguyên tắc nào?
Câu 5: Đối tượng chung của hạch toán kế toán và đối tượng cụ thể của hạch toán kế
toán ở doanh nghiệp là gì?
Bài tập nguyên lý kế toán phần thực hành:
Bài 1: Tình hình tài sản và nguồn vốn ở doanh nghiệp sản xuất X đầu ngày 1/1/N (Đơn vị tính: triệu đồng):
STT
Tài sản, nguồn vốn
Số tiền
1
Nhà, xưởng
300
2
Máy móc thiết bị
150
3
Phương tiện vận tải
100
4
Tài sản hữu hình khác
50
5
Nguyên liệu, vật liệu
250
6
Sản phẩm dở dang
50
7
Thành phẩm
100
8
Tiền mặt
X
9
Tiền gửi ngân hàng
190
10
Hao mòn tài sản cố định hữu hình
150
11
Phải thu của khách hàng
20
12
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
650
13
Vay ngắn hạn
200
14
Quỹ đầu tư phát triển
20
15
Quỹ khen thưởng phúc lợi
10
16
Phải trả cho người bán
120
17
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
50
18
Phải trả, phải nộp Nhà nước
40
Yêu cầu:
1. Hãy xác định chỉ tiêu X?
2. Hãy sắp xếp các loại tài sản, nguồn vốn tại thời điểm đầu ngày 1/1/N theo tài liệu trên.
Hướng dẫn:
1. Xác định chỉ tiêu X (đvt: Triệu đồng)
Tài sản
Nguồn vốn
I. Tài sản ngắn hạn
I. Nợ phải trả
5. Nguyên liệu, vật liệu
250
13. Vay ngắn hạn
200
6. Sản phẩm dở dang
50
15. Quỹ khen thưởng phúc lợi
10
7. Thành phẩm
100
16. Phải trả cho người bán
120
8. Tiền mặt
X
18. Phải trả, phải nộp Nhà nước
40
9. Tiền gửi ngân hàng
190
11. Phải thu của khách hàng
20
II. Tài sản dài hạn
II. Vốn chủ sở hữu
1. Nhà, xưởng
300
12. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
650
2. Máy móc thiết bị
150
14. Quỹ đầu tư phát triển
20
3. Phương tiện vận tải
100
17. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
50
4. Tài sản hữu hình khác
50
10. Hao mòn tài sản cố định
(150)
Tổng cộng:
1060 + X
Tổng cộng:
1090
Ta có: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
⇒ 1060 + X = 1090 ⇒ X = 30 (đvt)
2. Bài tập nguyên lý kế toán chương 2
Bài tập nguyên lý kế toán phần lý thuyết:
Câu 1: Phương pháp chứng từ kế toán là gì? Vì sao nói đây là phương pháp quan trọng trong kế toán?
Câu 2: Thế nào là chứng từ kế toán?
Câu 3: Chứng từ kế toán được phân loại như thế nào?
Câu 4: Hãy cho biết trình tự xử lý và luân chuyển chứng từ kế toán
Câu 5: Ghi chép trên chứng từ kế toán phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
Câu 6: Hiện nay việc bảo quản và lưu trữ chứng từ được quy định như thế nào?
Bài tập nguyên lý kế toán phần thực hành:
Bài 1: Hãy cho biết những yếu tố chủ yếu trên chứng từ kế toán dưới đây và cho biết chứng từ kế toán đó thuộc loại nào?
Công ty ABC……………..
Mẫu số: 02-VT
(Ban hành theo TT số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 01 tháng 12 năm N
Số: XK01 Nợ: 632
Có: 1561
– Họ tên người nhận hàng: Công ty TNHH Ngọc Khanh
– Địa Chỉ (bộ phận): Khu 8 – Quận 3 – TP.HCM
– Lý do xuất kho: Xuất bán
– Xuất tại kho (ngăn hàng hóa) Công ty ABC. Địa điểm: 64 Đường Láng – Phường Ngã Tư Sở – Quận Đống Đa – TP.Hà Nội
STT
Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Điện thoại Samsung Galaxy S21+
Samsung
Chiếc
45
45
19.000.000
855.000.000
Cộng
855.000.000
– Tổng số tiền ( Viết bằng chữ): Tám trăm năm mươi năm triệu đồng chẵn
– Số chứng từ gốc kèm theo:
Ngày 01 tháng 12 năm N
Người lập phiếu
(Đã ký)
Người nhận hàng
(Đã ký)
Thủ kho
(Đã ký)
Kế toán trưởng
(Đã ký)
Giám đốc
(Đã ký)
Hướng dẫn:
Những yếu tố chủ yếu trên chứng từ kế toán:
- Tên gọi và số hiệu của chứng từ
- Ngày tháng năm lập chứng từ
- Tên gọi, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập và nhận chứng từ
- Nội dung nghiệp vụ, kinh tế tài chính phát sinh
- Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế tài chính ghi bằng sổ; tổng số tiền của
- chứng từ dùng để thu chi, tiền ghi bằng số và bằng chữ
- Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ
Chứng từ kế toán này thuộc loại: Chứng từ hướng dẫn
3. Bài tập nguyên lý kế toán chương 3
Các dạng bài tập nguyên lý kế toán
Bài tập nguyên lý kế toán phần lý thuyết:
Câu 1: Khái niệm và nội dung của phương pháp tính giá.
Câu 2: Việc tính giá các đối tượng tính giá có ý nghĩa gì?
Câu 3: Cho biết các phương pháp xác định hàng xuất kho trong kỳ? Cho biết các trường hợp thích hợp để áp dụng với từng phương pháp.
Câu 4: Khi thay đổi phương pháp tính giá trị hàng tồn kho, lợi nhuận của doanh nghiệp có bị ảnh hưởng hay không? Cho ví dụ minh họa.
Bài tập nguyên lý kế toán phần thực hành:
Bài 1: Tại một doanh nghiệp, tình hình xuất nhập vật tư trong tháng như sau:
Ngày
Diễn giải
Số lượng (kg)
Đơn giá (đ)
Thành tiền (đ)
01/03
Tổng đầu kỳ
3.000
3.000
04/03
Nhập
4.000
2.500
08/03
Nhập
5.000
2.800
12/03
Xuất
6.000
?
15/03
Nhập
4.000
2.000
28/03
Xuất
8.000
?
Yêu cầu: Hãy xác định giá trị hàng tồn kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ, nhập trước xuất trước
Hướng dẫn:
*) Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ:
Đơn giá bình quân của cả kỳ dự trữ = (Giá thực tế tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ)/ (Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ)
= [3.000 x 3.000 + (2.500 x 4.000+ 2.800 x 5.000 + 2000 x 4.000)]/ [3.000 + (4.000 + 5.000 + 8.000)] = 2.050 đ/kg
⇒ Trị giá vật liệu xuất:
Ngày 12/03: 6.000 x 2.050 = 12.300.000 đ
Ngày 28/03: 8.000 x 2.050 = 16.400.000 đ
Tổng trị giá vật liệu xuất = 12.300.000 + 16.400.000 = 28.700.000
⇒ Giá trị hàng tồn kho:
= 3.000 x 3.000 + (2.500 x 4.000 + 2.800 x 5.000 +2.000 x 4.000) – 28.700.000
= 9.000.000 + 32.000.000 – 28.700.000
= 12.300.000 đ
*) Phương pháp nhập trước, xuất trước:
Ngày
Nhập trong kỳ
Xuất trong kỳ
Tồn kho
SL
(Kg)
Đơn giá
(Ngàn đ)
Thành tiền
(Ngàn đ)
SL
(Kg)
Đơn giá
(Ngàn đ)
Thành tiền
(Ngàn đ)
SL
(Kg)
Đơn giá
(Ngàn đ)
Thành tiền
(Ngàn đ)
01/03
3.000
3
9.000
04/03
3.000
3
9.000
4.000
2,5
10.000
4.000
2,5
10.000
08/03
3.000
3
9.000
4.000
2,5
10.000
5.000
2,8
14.000
5.000
2,8
14.000
12/03
3.000
3
9.000
3.000
2,5
7.500
1.000
2,5
2.500
5.000
2,8
14.000
15/03
4.000
2
8.000
1.000
5.000
4.000
2,5
2,8
2
2.500
14.000
8.000
28/03
1.000
5.000
2.000
2,5
2,8
2
2.500
14.000
4.000
2.000
2
4.000
Tổng
13.00.
32.000
14.000
37.000
2.000
2
4.000
Bài 2. Tại một doanh nghiệp, tình hình xuất nhập vật tư trong tháng như sau:
Ngày
Diễn giải
Số lượng (kg)
Đơn giá (đ)
Thành tiền (đ)
01/04
Tổng đầu kỳ
2.000
2.500
05/04
Nhập
8.000
2.000
08/04
Xuất
5.000
?
11/04
Nhập
6.000
2.200
18/04
Nhập
4.000
2.400
23/04
Xuất
12.000
?
Yêu cầu: Hãy xác định giá trị hàng tồn kho theo phương pháp bình quân liên hoàn, nhập trước xuất trước
4. Bài tập nguyên lý kế toán chương 4
Bài tập nguyên lý kế toán phần lý thuyết:
Câu 1: Tài khoản kế toán là gì?
Câu 2: Thế nào là ghi kép? Ghi đơn là gì?
Câu 3: Thế nào là hệ thống tài khoản kế toán?
Bài tập nguyên lý kế toán phần thực hành:
Bài 1. DN A tính đến ngày 31/12/200X có tài sản và nguồn vốn được liệt kê như sau: (đvt: triệu đồng)
STT
Tài sản, nguồn vốn
Số tiền
1
Tài sản cố định hữu hình
60
2
Hao mòn tài sản cố định
20
3
Nguyên liệu, vật liệu
2
4
Thành phẩm
6
5
Công cụ, dụng cụ
2
6
Tiền mặt
3
7
Tiền gửi ngân hàng
10
8
Phải trả cho người bán
5
9
Phải thu của khách hàng
7
10
Nguồn vốn kinh doanh
55
11
Vay ngắn hạn
3
12
Phải trả, phải nộp khác
1
13
Lợi nhuận chưa phân phối
X
Yêu cầu:
Hãy phân loại tài sản và nguồn vốn, dùng tính chất cân đối của bảng cân đối kế toán để xác định X (lãi hay lỗ)?
Lập bảng cân đối kế toán.
Hướng dẫn:
1. X = 6 (đvt)
2. Lập bảng cân đối kế toán.
Tài sản
Nguồn vốn
I. Tài sản ngắn hạn
I. Nợ phải trả
Nguyên liệu, vật liệu
2
Phải trả cho người bán
5
Thành phẩm
6
Vay ngắn hạn
3
Công cụ, dụng cụ
2
Phải trả, phải nộp khác
1
Tiền mặt
3
Tiền gửi ngân hàng
10
Phải thu của khách hàng
7
II. Tài sản dài hạn
II. Vốn chủ sở hữu
Tài sản cố định hữu hình
60
Nguồn vốn kinh doanh
55
Hao mòn tài sản cố định
(20)
Lợi nhuận chưa phân phối
6
Tổng cộng
70
70
Bài 2: Tiền mặt tồn kho đầu tháng 10.000.000đ. Trong tháng phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau:
- Dùng tiền mặt 5.000.000đ để mở tài khoản ở ngân hàng
- Khách hàng trả nợ bằng tiền mặt 15.000.000đ
- Thu tạm ứng của nhân viên bằng tiền mặt 3.000.000đ
- Chi tiền mặt trả nợ cho người bán 7.000.000đ
- Vay ngắn hạn của ngân hàng để nhập quỹ tiền mặt 10.000.000đ
- Chi tiền mặt trả lương cho nhân viên 4.000.000đ
Yêu cầu: Hãy mở, ghi và khóa tài khoản chữ T “Tiền mặt”.
Hướng dẫn:
Hạch toán:
1. Dùng tiền mặt 5.000.000đ để mở tài khoản ở ngân hàng
Nợ TK 112: 5.000.000đ
Có TK 111: 5.000.000đ
2. Khách hàng trả nợ bằng tiền mặt 15.000.000đ
Nợ TK 111: 15.000.000đ
Có TK 131: 15.000.000đ
3. Thu tạm ứng của nhân viên bằng tiền mặt 3.000.000đ
Nợ TK 111: 3.000.000đ
Có TK 141: 3.000.000đ
4. Chi tiền mặt trả nợ cho người bán 7.000.000đ
Nợ TK 331: 7.000.000đ
Có TK 111: 7.000.000đ
5. Vay ngắn hạn của ngân hàng để nhập quỹ tiền mặt 10.000.000đ
Nợ TK 111: 10.000.000đ
Có TK 341: 10.000.000đ
6. Chi tiền mặt trả lương cho nhân viên 4.000.000đ
Nợ TK 334: 4.000.000đ
Có TK 111: 4.000.000đ
Vẽ sơ đồ chữ T:
Nợ TK 111 Có
SDĐK: 0
(2) 15.000.000đ
(1) 5.000.000đ
(3) 3.000.000đ
(4) 7.000.000đ
(5) 10.000.000đ
(6) 4.000.000đ
CPS: 28.000.000đ
CPS: 16.000.000đ
SDCK: 12.000.000đ
5. Bài tập nguyên lý kế toán chương 5
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giải
Bài tập nguyên lý kế toán phần lý thuyết:
Câu 1: Hãy cho biết cơ sở để hình thành phương pháp tổng hợp – cân đối kế toán
Câu 2: Báo cáo kết quả kinh doanh là gì? Cơ sở và kết cấu của Báo cáo kết quả kinh doanh? Tính chất số liệu của Báo cáo kết quả kinh doanh có gì khác biệt so với Bảng cân đối kế toán?
Câu 3: Mối quan hệ giữa bảng cân đối kế toán với tài khoản kế toán
Bài tập nguyên lý kế toán phần thực hành:
Tại doanh nghiệp sản xuất X hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, đầu tháng 1/N có số dư các tài khoản kế toán:
TK 211 có số dư là 1.100 triệu đồng
TK 214 có số dư là 150 triệu đồng
TK 152 có số dư là 250 triệu đồng
TK 154 có số dư là 50 triệu đồng
TK 155 có số dư là 100 triệu đồng
TK 111 có số dư là 10 triệu đồng
TK 112 có số dư là 190 triệu đồng
TK 131 có số dư là 20 triệu đồng (dư Nợ)
TK 411 có số dư là 650 triệu đồng
TK 341 (Vay ngắn hạn) có số dư là 200 triệu đồng
TK 414 có số dư là 520 triệu đồng
TK 331 có số dư là 120 triệu đồng (dư có)
TK 421 có số dư là 40 triệu đồng (dư có)
TK 333 có số dư là 40 triệu đồng (dư có)
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 1/N:
1. Trong tháng mua vật liệu chưa trả tiền người bán, vật liệu nhập kho đủ theo trị giá ở hoá đơn là 55 triệu đồng (trong đó có thuế GTGT 10%).
2. Doanh nghiệp dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ người bán 70 triệu đồng và nộp các khoản thuế còn nợ ngân sách 40 triệu đồng.
3. Trong tháng xuất vật liệu ra sử dụng trị giá vật liệu xuất kho đã tính được như sau:
– Xuất dùng vào sản xuất sản phẩm 180 triệu đồng;
– Xuất dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp 5 triệu đồng.
4. Trong tháng tính khấu hao tài sản cố định hữu hình:
– Dùng vào mục đích sản xuất 10 triệu đồng;
– Dùng phục vụ bộ máy quản lý doanh nghiệp 3 triệu đồng.
5. Trong tháng tính tiền lương phải trả công nhân viên:
– Phải trả công nhân sản xuất 20 triệu đồng;
– Phải trả cán bộ quản lý doanh nghiệp 5 triệu đồng.
6. Tính 23,5% các khoản trích theo tiền lương (bảo hiểm …);
7. Tính giá thành sản phẩm sản xuất được trong tháng nhập kho, biết rằng giá trị sản phẩm dở dang cuối tháng tính được 30 triệu đồng.
8. Trong tháng đã xuất kho thành phẩm bán trực tiếp cho khách, trị giá xuất kho 150 triệu đồng.
9. Doanh thu bán hàng trong tháng 200 triệu đồng, thuế GTGT 10% là 20 triệu đồng. Đã thu được vào tiền gửi ngân hàng 150 triệu đồng, vào nhập quỹ tiền mặt 30 triệu đồng, khách hàng còn nợ 40 triệu đồng.
10. Doanh nghiệp đã thu nợ được ở khách hàng 50 triệu đồng và đã dùng trả nợ tiền vay ngắn hạn ngân hàng.
11. Xuất kho gửi hàng đi bán cho công ty C, trị giá vốn thành phẩm xuất kho gửi bán là 30 triệu đồng, trị giá bán chưa có thuế là 40 triệu đồng, thuế GTGT 10% là 4 triệu đồng.
12. Dùng tiền gửi ngân hàng nộp thuế vào ngân sách Nhà nước 16 triệu đồng.
13.Công ty C thông báo đã nhận được hàng và chưa trả tiền số hàng trên, trị giá thanh toán 44 triệu đồng.
14. Dùng tiền mặt tại quỹ chi trả chi phí bán hàng trong kỳ 5 triệu đồng.
15. Cuối tháng xác định kết quả kinh doanh biết rằng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ hết cho hàng bán trong kỳ, các khoản doanh thu và chi phí đều hợp pháp, hợp lý; thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20%.
16. Xuất quỹ tiền mặt trả lương cho công nhân viên 20 triệu đồng.
Yêu cầu:
– Lập định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh;
– Mở các tài khoản kế toán, ghi số dư đầu tháng, số phát sinh trong tháng và tính số dư các tài khoản kế toán cuối tháng;
– Lập bảng cân đối tài khoản cuối tháng
– Hãy lập bảng cân đối kế toán cuối tháng 1/N
– Hãy lập báo cáo kết quả kinh doanh cuối tháng 1/N
Hướng dẫn:
1.
Nợ TK 133: 5 triệu
Nợ TK 152: 50 triệu
Có TK 331: 55 triệu
2.
Nợ TK 331: 70 triệu
Nợ TK 333: 40 triệu
Có TK 112: 110 triệu
3.
Nợ TK 621: 180 triệu
Nợ TK 627: 5 triệu
Có TK 152: 185 triệu
4.
Nợ TK 621: 10 triệu
Nợ TK 627: 3 triệu
Có TK 214: 13 triệu
5.
Nợ TK 622: 20 triệu
Nợ TK 627: 5 triệu
Có TK 334: 25 triệu
6. Tính 23,5% các khoản trích theo tiền lương (bảo hiểm …);
Nợ TK 622: 4,7 triệu
Nợ TK 627: 1,175 triệu
Nợ TK 334: 2,625 triệu
Có TK 3383: 6,375 triệu
Có TK 3384: 1,125 triệu
Có TK 3382: 0,5 triệu
Có TK 3386: 0,5 triệu
7.
Tập hợp CPSXPS trong kỳ của sản phẩm:
Nợ TK 154: 228,875 triệu
Có TK 621: 190 triệu
Có TK 627: 14,175 triệu
Có TK 622: 24,7 triệu
Giá thành sản phẩm:
= CPSXDDĐK + CPSXPS trong kỳ – CPSXDDCK
= 50 + 228,875 -30 = 248,875 triệu
Hạch toán:
Nợ TK 154: 248,875 triệu
Có TK 155: 248,875 triệu
8.
Nợ TK 632: 150 triệu
Có TK 155: 150 triệu
9.
Nợ TK 131: 40 triệu
Nợ TK 112: 150 triệu
Nợ TK 111: 30 triệu
Có TK 511: 200 triệu
Có TK 333: 20 triệu
10.
Nợ TK 341: 50 triệu
Có TK 131: 50 triệu
11.
*) Ghi nhận GVHB:
Nợ TK 632: 30 triệu
Có TK 157: 30 triệu
12.
Nợ TK 333: 16 triệu
Có TK 112: 16 triệu
13.
*) Ghi nhận doanh thu
Nợ TK 131: 44 triệu
Có TK 511: 40 triệu
Có TK 333: 4 triệu
14.
Nợ TK 641: 5 triệu
Có TK 111: 5 triệu
15.
a) Kết chuyển doanh thu:
Nợ TK 511: 240 triệu
Có TK 911: 240 triệu
b) Kết chuyển chi phí:
Nợ TK 911: 185 triệu
Có TK 632: 180 triệu
Có TK 641: 5 triệu
c) Xác định thuế TNDN phải nộp
Nợ TK 821: 11 triệu
Có TK 3334: 11 triệu
d) Kết chuyển thuế TNDN
Nợ TK 911: 11 triệu
Có TK 821: 11 triệu
e) Xác định lợi nhuận chưa phân phối:
Nợ TK 911: 44 triệu
Có TK 421: 44 triệu
16.
Nợ TK 334: 20 triệu
Có TK 111: 20 triệu
6. Bài tập nguyên lý kế toán chương 6
Bài tập nguyên lý kế toán phần lý thuyết:
Câu 1: Trình tự kế toán quá trình mua hàng thực hiện như thế nào (vẽ sơ đồ)?
Câu 2: Trình tự kế toán quá trình sản xuất thực hiện như thế nào (vẽ sơ đồ)?
Câu 3: Trình tự kế toán quá trình bán hàng thực hiện như thế nào (vẽ sơ đồ)?
Câu 4: Trình tự kế toán quá trình xác định kết quả kinh doanh thực hiện như thế nào (vẽ sơ đồ)?
Bài tập nguyên lý kế toán phần thực hành:
Bài 1: Tại doanh nghiệp Y, có tài liệu sau: (Đơn vị tính 1.000đ).
A – Số dư đầu kỳ của các TK:
– TK chi phí sản xuất dở dang: 15.000.
Trong đó:
+ Sổ chi tiết CPSXKD dở dang SP A: 6.000.
+ Sổ chi tiết CPSXKD dở dang SP B: 9.000.
– Các TK khác có số dư (xxx) hoặc không có số dư.
B – Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ:
1/ Xuất kho nguyên vật liệu dùng cho SXKD là 100.000, trong đó
– Dùng cho SX SP A: 50.000.
– Dùng cho SX SP B: 35.000.
– Dùng cho quản lý phân xưởng: 15.000.
2/ Tính tiền lương phải trả cho CNV là 63.000, trong đó
– Tiền lương CNSX SP A: 15.000.
– Tiền lương CNSX SP B: 25.000.
– Tiền lương quản lý phân xưởng: 5.000.
– Tiền lương của nhân viên bán hàng 8.000
– Tiền lương của bộ phận quản lý doanh nghiệp 10.000
3/ Trích các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định (giả định toàn bộ tiền lương là lương cơ bản).
4/ Trích KH TSCĐ dùng cho sản xuất 15.000; Bộ phận bán hàng 12.000; Bộ phận quản lý doanh nghiệp 11.000
5/ Cuối kỳ kết chuyển hết chi phí SX. Biết rằng chi phí SX chung phân bổ cho từng loại SP theo tiền lương công nhân SX, biết rằng CPSX dở cuối kỳ
– SP A: 6.000. – SP B: 3.000.
6/ Nhập kho thành phẩm sản xuất theo giá thành sản xuất thực tế.
Yêu cầu:
1/ Tính toán, lập định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
2/ Phản ánh vào TK tổng hợp, TK chi tiết
Hướng dẫn:
*) Tính toán, lập định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
1. Xuất kho NVL dùng cho SXKD:
Nợ TK 621A: 50.000
Nợ TK 621B: 35.000
Nợ TK 627: 15.000
Có TK 152: 100.000
2. Tiền lương phải trả cho CNV
Nợ TK 622A: 15.000
Nợ TK 622B: 25.000
Nợ TK 627: 5.000
Nợ TK 641; 8.000
Nợ TK 642: 10.000
Có Tk 334: 63.000
3. Trích các khoản trích theo lương tỷ lệ quy định (toàn bộ tiền lương là lương cơ bản)
Tính toán:
+) Công nhân SXSP A: TK 622A = 15.000 x 23,5% = 3.525đ
Tương tự ta có:
TK 622B = 5.875
TK 627 = 1.175
TK 641 = 1.880
TK 642 = 2.350
+) Người lao động phải đóng: TK 334 = 63.000 x 10,5% = 6.615
+) Các khoản trích:
Tiền BHXH: TK 3383 = 63.000 x (17,5% + 8%) = 16.065
Tiền BHYT: TK 3384 = 63.000 x (3% + 1,5%) = 2.835
Tiền KPCĐ: TK 3382 = 63.000 x 2% = 1,260
Tiền BHTN: TK 3386 = 63.000 x (1% + 1%) = 1.260
Hạch toán:
Nợ
Có
TK 622A
3.525
TK 3383
16.065
TK 622B
5.875
TK 3384
2.835
TK 627
1.175
TK 3382
1.260
TK 641
1.880
TK 3386
1.260
TK 642
2.350
TK 334
6.615
4. Trích khấu hao TSCĐ
Nợ TK 627: 15.000
Nợ TK 641: 12.000
Nợ TK 642: 11.000
Có TK 214: 38.000
5. Ta có:
TK 627
-
15.000
-
5.000
-
1.175
-
15.000
CPS: 36.175
Phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tiền lương công nhân sản xuất:
15.000/25.000 = 3/5
Vậy ta có:
CPSXC A: TK 627A = (36.175/8) x 3 = 13.565,625
CPSXC B: TK 627B = (36.175/8) x 5 = 22.609,375
-
Nhập kho
*) Tập hợp CPSXPS trong kỳ của SP A:
Nợ TK 154A: 82.090,625
Có TK 621A: 50.000
Có TK 622A: 15.000 + 3.525 = 18.525
Có TK 627A: 13.565,625
Giá thành sản xuất A = CPSXDDĐK + CPSCPS trong kỳ – CPSXDDCK
= 6.000 + 82.090,625 – 6.000
= 82.090,625
*) Tập hợp CPSXPS trong kỳ của SP B:
Nợ TK 154B: 88.484,375
Có TK 621B: 35.000
Có TK 622B: 25.000 + 5.875 = 30.875
Có TK 627B: 22.609,375
Giá thành sản xuất B = CPSXDDĐK + CPSCPS trong kỳ – CPSXDDCK
= 9.000 + 88.484,375 – 3.000
= 94.484,375
*) Phản ánh vào TK tổng hợp, TK chi tiết
Bài 2: Cho tình hình tại công ty XYZ trong tháng 10/N như sau (đvt:1.000 đồng)
1. Xuất kho vật liệu chính cho sản xuất sản phẩm 85.000
2. Xuất kho một số công cụ lao động phục vụ bộ phận sản xuất 30.000, phục vụ bán hàng 14.000 (loại phân bổ 1 lần)
3. Các chi phí dịch vụ mua ngoài trong tháng (tiền điện, nước, điện thoại) theo giá chưa có thuế phục vụ cho sản xuất 35.000, phục vụ cho bán hàng 16.000, quản lý doanh nghiệp 42.800, thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%, toàn bộ thanh toán bằng tiền mặt
4. Tính ra tiền lương phải trả của công nhân trực tiếp sản xuất 75.000, lương nhân viên bán hàng 32.000, lương bộ phận quản lý doanh nghiệp 23.000
5. Trích các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định (tỷ lệ giữa lương cơ bản và lương năng suất là 2:3)
6. Trích khấu hao TSCĐ bộ phận sản xuất 25.000, bộ phận bán hàng 10.000, bộ phận quản lý doanh nghiệp 8.500
7. Nhập kho thành phẩm 300 sản phẩm hoàn thành từ phân xưởng sản xuất
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ
2. Tính giá thành sản phẩm sản xuất hoàn thành trong kỳ biết giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ là 3.000, cuối kỳ là 17.000
3. Phản ánh vào tài khoản kế toán
Xem thêm:
Kết Luận:
Trên đây là các dạng bài tập nguyên lý kế toán có phần câu hỏi lý thuyết cũng như phần bài tập thực hành, bài tập luyện tập để các bạn có thể dễ dàng hiểu được các phương pháp làm của từng dạng bài tập. Chúc các bạn có thể chinh phục bài tập nguyên lý kế toán thành công!
Để được đào tạo bài bản các kiến thức nền móng về nguyên lý kế toán qua những video do các kế toán trưởng đã có nhiều năm kinh nghiệm chia sẻ các bạn có thể tham khảo >>
Khóa học nguyên lý kế toán online
Trong khóa học nguyên lý kế toán cho người mới bắt đầu tại Leanh.edu.vn sẽ giúp các bạn:
- Hiểu rõ được bản chất kế toán và hình dung rõ ràng các công việc mà Kế toán phải làm tại doanh nghiệp.
- Hiểu và biết cách sử dụng các phương pháp kế toán vào thực tiễn (phương pháp chứng từ, phương pháp đối ứng TK …).
- Phân biệt rõ ràng các đối tượng kế toán, hạch toán (định khoản) thành thạo các nghiệp vụ liên quan đến các đối tượng kế toán và các quá trình kinh doanh chủ yếu tại doanh nghiệp