Các Cấp Chiến Lược Kinh Doanh – Quản Trị Doanh Nghiệp

Chiến lược kinh doanh luôn là vấn đề sống còn của mỗi công
ty. Chiến lược kinh doanh tốt thì kết quả hoạt động kinh doanh sẽ có hiệu quả
cao. Chiến lược xây dựng không tốt thì không thể nào mang lại hiệu quả cao được.
Mỗi chiến lược kinh doanh lại có những cấp độ khác nhau tùy vào mức độ ảnh hưởng
của chiến lược.

Nếu phân chia theo quy mô thì chúng ta có những chiến lược cấp công ty, đơn vị kinh doanh, chức năng và toàn cầu. Nếu phân chia theo thời gian thì có chiến lược ngắn hạn, chiến lược dài hạn và chiến lược cốt lõi.

Phân chia theo cấp độ chiến lược

Chiến lược cấp công ty

Chiến lược cấp công ty là những chiếnl ược hướng tới các mục
tiêu cơ bản dài hạn mang tầm ảnh hưởng đến cả công ty. Ở cấp độ này, mục tiêu của
chiến lược là khả năng phát triển về lâu dài và tạo ra lợi nhuận lớn nhất. Lấy
đà cho công ty tồn tại và phát triển về lâu dài.

Nhiều chiến lược khác nhau được phát triển theo lịch sử kinh
tế thế giới. Các tác giả khác nhau viết về chiến lược lại cho ra những phân loại
khác nhau và đặt tên theo cách riêng của bản thân tác giả. Vài chiến lược cấp
công ty cơ bản như: kết hợp về phía trước, kết hợp về phía sau, kết hợp theo
chiều ngang, thâm nhập trhij trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm…

Mỗi loại chiến lược bao gồm nhiều hoạt động cụ thể để từ đó
kết hợp với nhau và đi đến một mục tiêu kết quả thống nhất. Quan trọng nhất vẫn
là kết quả và hiệu suất làm việc.

Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh

Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh là những chiến lược hoạch định
mục tiêu kinh doanh cụ thể. Liên quan đến cách thức họa động, cạnh tranh trên
các thị trường cụ thể. Chiến lược kinh doanh bao gồm các chiến lược khác nhau
được sử dụng cụ thể cho từng ngành riêng biệt

Chiến lược cấp chứng năng

Đây là cấp độ nhỏ hơn trong chiến lược cấp đơn vị kinh doanh.
Là những chiến lược cụ thể cho từng đơn vị, bộ phận với những mục tiêu khác
nhau. Khi kết hợp với nhau sẽ tạo ra hiệu quả và đi đến những mục tiêu cụ thể
thống nhất với chiếc lược cấp đơn vị kinh doanh. Mỗi phòng ban, bộ phận khác
nhau có những chiến lược khác nhau tùy vào công việc của từng bộ phận.

Các chiến lược cấp chức năng còn là vũ khí để công ty có thể hoàn thiện và nâng cao khả năng cạnh tranh đối với đối thủ trực tiếp hay gián tiếp. Thu hút khách hàng và cũng là vũ khí để giữ chân những khách hàng trung thành. Vũ khí này phát huy tác dụng tốt thì sẽ cho ra những kết quả tốt và là động lực cho việc phát triển dài lâu.

Chiến lược toàn cầu

Chiến lược toàn cầu là chiến lược để công ty xâm nhập và cạnh
tranh với thị trường toàn cầu. Không phải là một chiến lược dựa trên đặc điểm đặc
biệt của bản thổ. Mà còn là đối với toàn bộ người dùng trên thế giới.

Phân chia theo thời gian.

Chiến lược ngắn hạn

Chiến lược ngắn hạn là những chiến lược đặt ra mục tiêu
trong những thời gian ngắn hạn. Đôi khi kêt quả của những chiến lược ngắn hạn
này lại quyết định sự sống còn của một công ty. Bởi vì nó mang lại kết quả lợi
ích trực tiếp cho công ty. Những chiến lược này có mục tiêu duy nhất là tìm ra
lợi nhuận, khách hàng trong thời gian cụ thể ngắn nhất. Kết quả của chiến lược
ngắn hạn là nguồn lực cho sự tồn vong của cả công ty trong thời gian ngắn hạn.
Nếu không có kết quả tốt. Công ty sẽ không có nguồn lực để duy trì. Khi đó thì
dù tầm nhìn của bạn có bao xa công ty cũng sẽ nằm bên bờ vực sụp đổ.

Chiến lược dài hạn

Chiến lược dài hạn đặt ra những mục tiêu phát triển lâu dài
của một công ty. Hướng đi của tương lai trong thời gian vài năm tới hay thậm
chí là vài chục năm tới nếu người vạch ra có đủ tham vọng tồn tại đến lúc đấy.
Trên cơ bản những chiến lược ngắn hạn đều phải được lập căn cứ theo những mục
tiêu ngắn hạn mà chiến lược dài hạn đề ra. Có thể nói chiến lược dài hạn là tập
hợp của rất nhiều mục tiêu ngắn hạn trong những thời gian ngắn để tạo ra chiến
lược dài hạn.

Điều khác biệt giữa chiến lược dài hạn và ngắn hạn là chiến lược ngắn hạn sẽ tạo ra giá trị tức thời cho công ty. Còn chiến lược dài hạn sẽ tạo ra những giá trị lâu dài cho công ty. Có thể xem là kim chỉ nam phương châm hay hướng hoạt động của công ty.

Lời kết

Tùy mỗi người điều hành công ty mà sử dụng những chiến lược
theo những trường phái khác nhau. Tuy nhiên điểm chung nhất của các chiến lược
này là lợi ích và kết quả. Nếu không có lợi ích và kết quả thì dù chiến lược vạch
ra có hay đến mấy cũng chỉ là những chiếc bánh vẽ trên giấy mà thôi. Cho nên áp
dụng chiến lược cần tinh tế và điều chỉnh phù hợp với từng doanh nghiệp, từng
thị trường và từng môi trường kinh doanh. Ít nhất thì cũng phải hiểu chúng ta
không bán thịt heo cho người theo đạo Hồi và cũng không bán thịt bò cho người
theo đạo Ấn