Các Bài Luận Văn Về Ý Định Tiêu Dùng Xanh Của Người Tiêu Dùng

Đánh giá post

Dươi đây là Các Bài Luận Văn Về Ý Định Tiêu Dùng Xanh Của Người Tiêu Dùng mà Luận Văn Tốt muốn chia sẽ đến các bạn học viên ngành quản trị kinh doanh và các khối ngành kinh tế. Bài viết được tổng hợp từ các bài luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ được bảo vệ rất thành công của các bạn học viên, thạc sĩ, tiến sĩ của các trường Đại học trên cả nước. Thông qua bài mẫu tham khảo dưới đây chúng tôi mong rằng các bạn sẽ tìm được ý tưởng hay cho bài làm của các bạn

Luận Văn Tốt ngoài việc luôn hỗ trợ miễn phí cho các bạn tìm những tài liệu tham khảo hữu ích còn cung cấp cho các bạn dịch vụ viết luận văn thạc sĩ. Nên khi các bạn gặp bất kỳ khó khăn nào trong quá trình làm bài thì hãy gọi ngay Zalo : 0934573149 để được tư vấn miễn phí bạn nhé!

1. Luận án Tiến sĩ Kinh tế “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị – lấy ví dụ tại Thành phố Hà Nội” của tác giả Lê Thùy Hương (2014)

Hình 1.1 Mô hình nghiên cứu của tác giả Lê Thùy Hương (2014Hình 1.1 Mô hình nghiên cứu của tác giả Lê Thùy Hương (2014

Nguồn: Lê Thùy Hương (2014)

Tác giả xây dựng mô hình bao gồm mười nhân tố tác động tới ý định mua thực phẩm an toàn là sự quan tâm tới sức khỏe, nhận thức về chất lượng, sự quan tâm tới môi trường, chuẩn mực chủ quan, nhận thức về sự sẵn có của sản phẩm, nhận thức về giá bán sản phẩm, giá trị bản thân, tuân thủ, thông tin và truyền thông đại chúng. Kết quả nghiên cứu tìm ra ý nghĩa của sáu nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị là sự quan tâm tới sức khỏe, nhận thức về chất lượng, chuẩn mực chủ quan, nhận thức về giá bán sản phẩm, tham khảo- thông tin và truyền thông đại chúng.

2. Luận án tiến sỹ “Nghiên cứu những nhân tố tác động tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng Việt Nam”  của tác giả Hoàng Thị Bảo Thoa (2016)

Hình 1.2 Mô hình nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Bảo Thoa (2016)Hình 1.2 Mô hình nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Bảo Thoa (2016)

Nguồn: Hoàng Thị Bảo Thoa (2016)

Sau khi kiểm định mô hình hồi qui tuyến tính, kết quả cho thấy nhận thức về tính hiệu quả của sản phẩm có một tác động đến mối quan hệ Ý Định Tiêu Dùng Xanh Của Người Tiêu Dùng và hành vi tiêu dùng xanh. Có nghĩa là khi người tiêu dùng nhận thức rõ hiệu quả của hành  vi tiêu dùng xanh đối với cá nhân người tiêu dùng và với xã hội thì tác động của ý định đến hành vi tiêu dùng xanh của họ sẽ tăng lên. Giới tính cũng là một nhân tố có thể ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng Việt Nam. Theo nghiên cứu này, mặc dù kết quả nghiên cứu không cách biệt cho 2 nhóm giới tính tuy nhiên, kết quả phân tích cho thấy nữ giới có ý định và hành vi tiêu dùng xanh cao hơn so với nam giới, tuy nhiên ở nhóm nam giới, ý định có tác động mạnh hơn đến hành vi tiêu dùng xanh so với nhóm nữ. Hay nói cách khác, khi nam giới có ý định mua, họ dễ có hành vi mua hơn so với nữ giới. Kết quả điều tra cũng cho thấy, tình huống thu nhập gia đình giảm tác động khá mạnh tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh. Khi thu nhập gia đình giảm, tác động của ý định tới hành vi tiêu dùng xanh yếu đi hay nói cách khác khi thu nhập gia đình giảm, dù người tiêu dùng có ý định, hành vi tiêu dùng chưa chắc đã xảy ra.

3. Luận văn thạc sỹ “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng trẻ – nghiên cứu tại các tỉnh Nam Trung Bộ” của tác giả Nguyễn Bá Phước (2015)

Hình 1.3 Mô hình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Bá Phước (2015)Hình 1.3 Mô hình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Bá Phước (2015)

Nguồn: Nguyễn Bá Phước (2015)

XEM THÊM : Cách Viết Đề Cương Luận Văn Thạc Sĩ Đạt Chuẩn Nhất

Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua bảng câu hỏi khảo sát định lượng trên 337 khách hàng tại các tỉnh Nam Trung Bộ. Kết quả Cronbach alpha và phân tích nhân tố EFA cho thấy các thang đo đo lường các khái niệm nghiên cứu đều đạt yêu cầu về độ tin cậy và giá trị. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy có 5 nhân tố có tác động dương đến ý định mua sản phẩm xanh của khách hàng trẻ tại các tỉnh Nam Trung Bộ, đó là thái độ đối với hành vi mua xanh, ảnh hưởng nhóm tham khảo, nhận thức của người tiêu dùng và thông tin về tính hiệu quả vì môi trường, sự quan tâm đến hình ảnh cái tôi và tính tập thể. Trong đó, tính tập thể có tác động mạnh nhất đến ý định mua sản phẩm xanh của giới trẻ tại các tỉnh Nam Trung Bộ. Kết quả phân tích ANOVA cho thấy chỉ có sự khác biệt về Ý Định Tiêu Dùng Xanh Của Người Tiêu Dùng giữa nhóm tuổi từ 18 đến 21 và nhóm tuổi từ 22 đến 25. Cuối cùng tác giả trình bày hàm ý nghiên cứu cho nhà quản trị, một số hạn chế và các hướng nghiên cứu tiếp theo.

4. Luận văn nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến ý định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Thị Lan Anh (2015)

Hình 1.4 Mô hình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Lan Anh (2015)Hình 1.4 Mô hình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Lan Anh (2015)

Nguồn: Nguyễn Thị Lan Anh (2015)

Luận văn xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến ý định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thông qua bảng khảo sát được phát trực tiếp và phát online qua các kênh email facebook đến người tiêu dùng trên 18 tuổi, có thời gian sống từ 06 tháng trở lên tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả khảo sát thu được 802 mẫu hợp lệ. Phân tích hồi quy đa biến và kiểm định giả thuyết của mô hình cho kết quả ngoại trừ nhân tố “Sự nhận biết về sản phẩm xanh” không có ý nghĩa thống kê, các nhân tố còn lại tác động thuận chiều đến ý định tiêu dùng xanh, với mức độ từ cao đến thấp là “Cảm nhận tính hiệu quả”, “Lòng vị tha”, “Sự quan tâm đến các vấn đề môi trường”, “Nhận thức các vấn đề môi trường” và “Ảnh hưởng xã hội”. Kiểm định Levene Test và kiểm định Kruskal-Wallis cho thấy có sự khác biệt về ý định tiêu dùng xanh giữa các nhóm người tiêu dùng phân theo trình độ học vấn và phân theo thu nhập. Theo đó, nhóm người tiêu dùng có thu nhập càng cao càng có nhiều ý định tiêu dùng xanh, và gần như nhóm người tiêu dùng có trình độ càng cao thì ý định tiêu dùng xanh càng nhiều. Từ kết qua nghiên cứu, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao ý định tiêu dùng xanh trong cộng đồng người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Bài báo khoa học nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại Thành phố Huế” của nhóm tác giả Hoàng Trọng Hùng, Huỳnh Thị Thu Quyên, Huỳnh Thị Nhi (2018)

Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại Thành phố Huế. Mô hình của nghiên cứu được thiết lập dựa trên mô hình mở rộng của lý thuyết hành vi hoạch định TPB (Theory of Planned Behaviour). Phiếu điều tra được thu thập qua khảo sát trực tiếp 220 người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố Huế, kết quả thu được 200 phiếu trả lời hợp lệ. Việc điều tra được tiến hành bằng phát bảng hỏi theo cụm: Hệ thống siêu thị, điện máy, các chợ lớn trong Thành phố nơi mà người tiêu dùng có thể dễ dàng tiếp cận mua sắm sản phẩm xanh. Bằng phương pháp khảo sát trực tiếp 200 người tiêu dùng và sử dụng mô hình phương trình cấu trúc tuyến tính SEM (Structural Equation Modeling), kết quả nghiên cứu cho thấy có hai nhân tố chính ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng xanh qua đó tác động gián tiếp đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại Thành phố Huế là thái độ đối với tiêu dùng xanh và mối quan tâm đến môi trường.

Hình 1.5 Mô hình nghiên cứu của nhóm tác giả Hoàng Trọng Hùng, Huỳnh Thị Thu Quyên, Huỳnh Thị Nhi (2018)Hình 1.5 Mô hình nghiên cứu của nhóm tác giả Hoàng Trọng Hùng, Huỳnh Thị Thu Quyên, Huỳnh Thị Nhi (2018)

Nguồn: Hoàng Trọng Hùng, Huỳnh Thị Thu Quyên, Huỳnh Thị Nhi (2018)

Từ mô hình nghiên cứu, nhóm tác giả nhận thấy để tiêu dùng xanh ngày càng phổ biến ở Thành phố Huế thì cần nâng cao thái độ và sự hiểu biết quan tâm đến môi trường của người tiêu dùng nhằm tăng cường ý định tiêu dùng, thúc đẩy hành vi mua xanh của người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố Huế. Đồng thời trong bài nghiên cứu, nhóm tác giả cũng đã thừa nhận ra rằng nghiên cứu này chỉ điều tra 200 người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố Huế, phương pháp chọn mẫu thuận tiện nên tính đại diện chưa cao. Để kết quả nghiên cứu mang tính đại diện khoa học hơn thì cỡ mẫu điều tra cần phải lớn để có độ tin cậy cao hơn. Vì vậy, cần khảo sát thói quen tiêu dùng và đặc điểm lối sống của người tiêu dùng nơi đây để tìm và phân tích thêm nhiều nhân tố ảnh hưởng đến ý định và thói quen mua sắm xanh nhằm tạo lập lối sống xanh cho người tiêu dùng Thành phố Huế.

6. Bài báo khoa học nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người dân tại Thành phố Nha Trang” của Hồ Duy Tựu và cộng sự (2018)

Mục tiêu của bài viết là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người dân dựa trên lý thuyết hành vi dự định TPB với hai biến số mở rộng là rủi ro cảm nhận và sự tin tưởng. Nghiên cứu dùng mẫu khảo sát gồm 250 người tiêu dùng tại Thành phố Nha Trang, kết quả khảo sát cho thấy trong 250 mẫu hợp lệ thu được có 123 nam chiếm tỷ lệ 49,2% và 127 nữ chiếm tỷ lệ 50,8%. Tổng thể nghiên cứu của đề tài này là các cá nhân được lựa chọn ngẫu nhiên tại Thành phố Nha Trang, có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên, trả lời các câu hỏi thông qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp của họ hoặc gởi bảng câu hỏi qua e-mail, mạng xã hội. Để kiểm định các mối quan hệ trong mô hình, các tác giả đã sử dụng các phương pháp phân tích định lượng cơ bản như hệ số Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố và phân tích hồi quy.

Đóng góp chính của nghiên cứu này là đã phát triển lý thuyết TPB ( thuyết hành vi dự định) bằng cách bổ sung yếu tố rủi ro cảm nhận và sự tin tưởng trong nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh. Mặt khác, nghiên cứu còn kiểm định lại mối quan hệ chưa rõ ràng trong các nghiên cứu trước đây, đó là mối quan hệ giữa rủi ro cảm nhận và hành vi tiêu dùng xanh. Thang đo “Thái độ thực hiện các hành vi tiêu dùng bền vững” được chia làm 2 yếu tố là “Cảm xúc” và “Nhận thức”. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 trên 6 nhân tố có ảnh hưởng dương đến hành vi tiêu dùng xanh của người dân tại Thành phố Nha Trang đó là: nhận thức, ảnh hưởng  xã hội, kiểm soát, rủi ro và sự tin tưởng. Trong đó nhân tố tác động mạnh nhất đến hành vi tiêu dùng xanh (Thân thiện với môi trường) là yếu tố tin tưởng. Một lần nữa khẳng định khi người tiêu dùng tin tưởng về chất lượng sản phẩm, tin tưởng nhà sản xuất, tin tưởng vào các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng, cơ quan chính phủ trong việc kiểm soát việc sản xuất sản phẩm là an toàn, là tốt cho sức khỏe bản thân và cộng đồng thì họ sẽ xem xét tiêu dùng nhiều hơn. Hay nói cách khác hành vi tuân thủ tiêu dùng xanh sẽ được mở rộng khi họ tin tưởng sản phẩm.

Qua đó, các doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước cần có sự chú ý trong việc đưa ra các chương trình quảng cáo, cũng như cần tìm hiểu, xây dựng sản phẩm tạo ra được lòng tin cho người tiêu dùng. Nghiên cứu cũng đã đề xuất một số hàm ý ứng dụng nhằm xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả để thúc đẩy hành vi tiêu dùng xanh của dân tại Nha Trang.

Hình 1.6 Mô hình nghiên cứu của tác giả Hồ Duy Tựu và cộng sự (2018)Hình 1.6 Mô hình nghiên cứu của tác giả Hồ Duy Tựu và cộng sự (2018)

Nguồn: Hồ Duy Tựu và cộng sự (2018)

7. Luận văn thạc sỹ nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng tại tỉnh Bình Phước” của Lê Thị Huyền (2018).

Mục đích Luận Văn Về Ý Định Tiêu Dùng Xanh Của Người Tiêu Dùng nhằm để đo lường ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng tại tỉnh Bình Phước. Dựa trên cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu đã xác định được 3 yếu tố tác động đến ý định mua sản phẩm xanh gồm: định vị thương hiệu xanh; thái độ hướng tới thương hiệu xanh và kiến thức thương hiệu xanh. Nghiên cứu chính thức để kiểm định sơ bộ thang đo và tiến hành nghiên cứu định lượng chính thức bằng kỹ thuật gửi bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp 300 người tiêu dùng tại tỉnh Bình Phước. Kết quả Cronbach’s Alphal và phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho thấy các thang đo đo lường các khái niệm đều đạt yêu cầu về độ tin cậy và giá trị.

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy có 3 nhân tố có tác động dương đến ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng tại tỉnh Bình Phước gồm định vị thương hiệu xanh, kiến thức thương hiệu xanh và thái độ hướng tới thương hiệu xanh được sắp xếp theo thứ tự ảnh hưởng giảm dần.

Hình 1.7 Mô hình nghiên cứu của tác giả Lê Thị Huyền (2018)Hình 1.7 Mô hình nghiên cứu của tác giả Lê Thị Huyền (2018)

Nguồn: Lê Thị Huyền (2018)

Dựa trên kết quả của bài nghiên cứu, ta thấy định vị thương hiệu xanh được xem là yếu tố quyết định quan trọng nhất ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng tại tỉnh Bình Phước. Định vị thương hiệu xanh đã khiến cho người tiêu dùng phát triển nhận thức về sản phẩm xanh, giúp nâng cao sự quan tâm của họ trong việc quan tâm đến sức khỏe và bảo vệ môi trường sống. Hơn nữa, việc định vị thương hiệu xanh giúp các công ty sử dụng để tiếp thị, xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm tốt hơn và nâng cao kiến thức của người tiêu dùng đối với sản phẩm thương hiệu xanh, cũng như tăng ý định mua sản phẩm xanh. Định vị thương hiệu xanh thành công được xem như là một lợi thế cho các nhà tiếp thị có thể sử dụng để phân biệt sản phẩm của họ với các đối thủ cạnh tranh, tạo sự khác biệt so với các sản phẩm truyền thống nhằm thu hút nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng nhiều hơn. 

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã cung cấp thông tin hữu ích về các yếu tố ảnh  hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố, điều này sẽ giúp ích cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất sản phẩm xanh, góp phần vào chiến lược phát triển bền vững của công ty.

Sau khi đã xem qua Các bài luận văn về ý định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng Luận Văn Tốt tin rằng các bạn hoàn toàn có thể hoàn thành bài luận văn thạc sĩ về đề tài Ý Định Tiêu Dùng Xanh Của Người Tiêu Dùng một cách hiệu quả nhất. Nhưng nếu các bạn còn băn khoăn hay khó khăn về bài làm của mình thì ngây bây giờ hãy liên hệ với Luận Văn Tốt để được hỗ trợ. Chúc các bạn thành công.