Cá hổ piranha là cá gì? Có nguy hiểm hay không?
Cá hổ piranha là cá gì? Có nguy hiểm hay không?
Gần đây, có rất nhiều vụ việc được chia sẻ liên quan đến cá hổ Piranha. Vậy cá hổ piranha là loại cá gì? Có nguy hiểm hay không?
17/11/2020 10:27
Cá hổ Piranha là cá gì?
Hình minh họa
Cá hổ Piranha là loại cá thuộc phân họ Cá răng cưa Serrasalminae, là giống cá nước ngọt, thường sinh sống ở các con sông, hồ, đầm nước khu vực Nam Mỹ.
Một con cá hổ Piranha trưởng thành có kích thước từ 14 đến 26 cm. Ngoại hình của chúng có những đặc điểm đặc trưng không thể nhầ lẫn như hân hình tam giác, răng sắc như dao cạo: răng lớn ở hàm dưới và răng nhỏ ở hàm trên.
Khi miệng đóng lại, răng ở hai hàm chồng khít giống như một cái bẫy gấu. Điều này thực sự giúp chúng cắn xé con mồi thành từng mảnh thịt, vây hay vảy. Cá hổ Piranha bao gồm nhiều chi khác nhau và có những đặc điểm bề ngoài khác nhau của từng chi. Các loài thuộc chi Pygocentrus có đầu lồi và hàm dưới giống như chó bulldog (trông mạnh mẽ và cơ bắp hơn so với hầu hết các loài thuộc chi Serrasalmus).
Điều này phản ánh chế độ dinh dưỡng của chúng: bên cạnh việc ăn xác thối, khi cần thiết, tất cả các loài thuộc chi Pygocentrus trở thành loài săn mồi hung hãn và chủ động săn đuổi con mồi.
Các loài thuộc chi Serrasalmus có đầu lõm và hàm dưới không mạnh mẽ bằng.
Một số loài chủ yếu ăn vây và vảy của các loài khác, và cả trái cây và hạt; do đó chúng không cần hàm dưới cực khoẻ để cắn xé da, thịt và xương.
Nhưng điều này không hoàn toàn đúng đối với mọi loài thuộc chi này, chẳng hạn các loài Serrasalmus rhombeus, manueli, elongatus và một số loài khác thực sự là những loài săn mồi khi chúng trưởng thành, và cũng có bộ hàm cực kỳ khoẻ mạnh.
Những vụ việc liên quan đến cá hổ piranha cắn?
Một trong những vụ việc từng nổi đình, nổi đám liên quan đến cá hổ piranha đó là vào ngày 25/9/2019, ca sĩ Đan Trường chia sẻ hình ảnh bàn tay chảy đầy máu do bị cá hổ Piranha cắn. Nguyên văn, nam ca sĩ chia sẻ: “Có bầy cá hổ Piranha được Fan tặng nuôi từ nhỏ và mình đã thuần rất kỹ chưa bao giờ cho ăn đồ sống hay bỏ một con cá để chúng chơi đùa hoặc xé xác chơi, từ nhỏ tới lớn đều cho ăn các hạt thức ăn khô. Vậy mà tối qua mình thấy nhánh cây trong hồ bị đổ mình thò tay vào sửa nhánh cây lại thì một con to nhất bầy đớp tay mình, mình hoảng hồn giật lên ngay thì máu ra lênh láng như trong clip. Cũng may là chỉ một con đớp thôi, nếu mà cả đàn cá thịt tay mình thì chắc tay mình chỉ còn bộ xương y như phim Cá Hổ Piranha ăn thịt. Anh rất thương mấy cưng nhưng thôi chúng ta chia tay nhé. Cả ngày hôm nay phải thử máu, chích ngừa tán loạn mệt luôn.”
Bể cá hổ piranha do nam ca sĩ Đan Trường chia sẻ từ Mỹ- ảnh mạng
Hay gần đây nhất, trên mạng xã hội có chia sẽ về vụ việc cô gái bị cá hổ piranha cắn mất nửa ngón chân khi đang ngâm chân dưới dòng sông. Cụ thể, nạn nhân là cô Welida Vale de Menezes (24 tuổi) là sinh viên ngành y dược. Vào ngày 17/10, cô cùng bạn bè đến nghỉ mát ở thành phố Itaituba (Brazil) có đến dòng sông để ngâm chân, thì bỗng dưng cảm thấy cơn đau dữ dội ở bàn chân trái. Vết thương chảy máu rất nhiều, cô Welida nghĩ rằng đây là một vết cắt rất sâu và dường như một phần đầu ngón chân đã mất. Cô Welida lập tức được đưa đến bênh viện cấp cứu bằng thuyền. Các bác sĩ khẳng định một nửa ngón chân áp út ở bàn chân trái của cô đã bị hàm răng sắc nhọn của cá ăn thịt piranha xé toạc.
Cá hổ piranha có nguy hiểm không?
Cá hổ Piranha thường xuất hiện trong phim bom tấn Hollywood với hàm răng sắc nhọn đáng sợ, khi kẻ xấu số nào lỡ rơi xuống hồ nước đầy rẫy cá Piranha sẽ bị những con cá đói xâu xé trong tích tắc.
Ghi nhận của trang The Spruce pets, trên thực tế những vụ cá hổ tấn công con người có diễn ra ở khu vực Amazon. Tình trạng này không hiếm, có thể lên tới hàng trăm trường hợp, một số gây thiệt mạng. Kết quả điều tra cho thấy những vụ tấn công này chủ yếu xảy ra vào mùa khô khi mực nước thấp và nguồn thức ăn khan hiếm. Thời điểm này những con cá sẽ tập trung đông tại một khu vực khiến nguồn thức ăn ngày một ít hơn. Cơn đói có thể khiến những con cá tấn công mọi thứ trước mắt kể cả đồng loại.
Tuy nhiên trường hợp con người bị tấn công không hề nghiêm trọng như mọi người nghĩ. Hầu hết chỉ là những vết cắn nhỏ ở đầu ngón chân gây đau đớn. Dù sở hữu hàm răng sắc nhọn và là một kẻ săn mồi dữ tợn, tuy nhiên Piranha không phải là loài cá ăn thịt, chúng là loài ăn tạp. Điều này nghĩa là chúng sẽ ăn mọi thứ tìm thấy chứ không bị kích thích bởi mùi máu như các loài ăn thịt khác. Tương tự như kền kền, thức ăn chủ yếu của loài cá hổ là xác chết, bộ hàm sắc nhọn thực chất được dùng để xẻ thức ăn thay vì để tấn công kẻ địch.
Hình minh họa
Ngoài đời thực, cá hổ Piranha đúng là “hung thần vùng nước ngọt”, tuy nhiên chúng chỉ đáng sợ với những loài cá nhỏ hơn chứ không thực sự nguy hiểm với con người.
Thực tế, thức ăn của cá hổ thông thường là xác thối, các loài cá nhỏ, thực vật, do đó chúng được phân loại là loài ăn tạp. Cá hổ Piranha thường ăn xác thối hơn là đi săn. Chúng có xu hướng tấn công xác chết hơn là vật sống. Con người không phải là thức ăn thông tường của chúng.
Để chứng minh luận điểm này, Tiến sĩ Axelrod, chuyên gia về các loài cá, đã vào một bể toàn cá Piranha và cho chúng ăn thịt từ những mồi câu.Kết quả, đàn cá lập tức xâu xé miếng thịt, nhưng không con nào dám tấn công TS. Axelrod. Điều này cho thấy cá Piranha không coi con người là con mồi, mà thậm chí coi con người là mối đe dọa.
Nhà nghiên cứu người Brazil Ivan Sazima cho rằng, những thi thể bị cá Piranha tấn công phần lớn là sau khi họ đã chết. Số người tử vong ở các vùng nước Amazon luôn không ít, vì nhiều nguyên nhân khác nhau như đuối nước hay bị động kinh
Mặc dù vậy, cá hổ Piranha cũng như mọi sinh vật khác trên Trái Đất, sẽ tự vệ khi bị đe dọa. Bạn không thể phán đoán phản ứng chiến hay chạy của chúng, nên tốt nhất hãy tránh xa chúng ra. Nếu bạn nhất định phải bơi ở sông, hồ có cá hổ Piranha thì hãy nhớ không tạo nhiều tiếng động khi bơi.
Tuy nhiên với cá Piranha bị câu, bắt được thì chắc chắn chúng sẽ phản kháng. Mặc dù vậy, chúng cũng chỉ có thể cắn một, hai vết lên tay hay chân bạn gây đau đớn nhưng không quá nguy hiểm.
Dù không nguy hiểm đối với con người nhưng cá piranha vẫn bị nhiều nước cấm nhập khẩu và nuôi giống. Nguyên nhân do loài này sinh sản rất nhanh, việc xuất hiện loại cá này sẽ là mối đe dọa cho các loài cá bản địa, gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái khu vực. Một số nơi thậm chí còn cấm nuôi cá này để trang trí trong các bể cá gia đình.
Diệu Hằng (Tổng hợp)