CV cho sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm viết như thế nào là chuyên nghiệp

Mẫu CV

10-12-2019

Một CV ấn tượng là chìa khóa thành công giúp bạn có cơ hội nhận được lời mời phỏng vấn. Vậy cách viết CV cho sinh viên chưa có kinh nghiệm viết như thế nào là đúng. Cùng Sieunhanh.com tham khảo qua một vài mẫu CV cho sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm nhé

Không kinh nghiệm có khó xin việc không?

Mỗi năm, thị trường lao động đón tiếp tới hơn 200.000 cử nhân đại học ra trường. Điều này dẫn tới một nguồn cung dồi dào và cực kỳ mang tính cạnh tranh. Nếu không có những thế mạnh riêng về kinh nghiệm làm việc, kỹ năng hoạt động cũng như thái độ công sở thì có cơ hội ứng tuyển vào vị trí bản thân yêu thích với mức thu nhập xứng đáng không phải là điều dễ dàng. Đặc biệt là ở thời đại cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, chẳng có công ty nào lại muốn phải mất công bỏ chi phí đào tạo nhân sự rồi chỉ trong một thời gian ngắn, ứng viên thạo việc rồi lại bị doanh nghiệp đối thủ “cuỗm mất” mang đi.

Bởi vậy, mà mẫu CV cho người chưa có kinh nghiệm ngày càng trở nên quan trọng trên hành trình chinh phục cơ hội việc làm trong mơ. Một CV với nhiều thành tích, kỹ năng và các ưu điểm vượt trội của ứng viên sẽ ngay lập tức khiến nhà tuyển dụng để mắt tới và đào sâu đánh giá.

cv-cho-sinh-vien-moi-ra-truong-chua-co-kinh-nghiem-viet-nhu-the-nao-la-chuyen-nghiep-1

Viết CV cho người chưa có kinh nghiệm, bạn cần đáp ứng những điều gì?

Độ dài hợp lý

Để có thể truyền đạt được những giá trị của bản thân một cách hiệu quả thì CV của bạn nên có độ dài chừng 1 trang khổ A4. Độ dài này đủ để bạn trình bày ngắn gọn, súc tích và đúng trọng tâm vấn đề, tránh tạo cảm giác nhàm chán khi thông tin viết quá dài và không đúng trọng tâm.

Thông thường, nhà tuyển dụng chỉ mất khoảng 6 giây để đọc bản CV của bạn và đưa ngay ra quyết định chọn hay không chọn bạn. Do đó, làm thế nào để viết CV vượt qua thử thách 6 giây của nhà tuyển dụng? Bạn cần phải viết ngắn gọn, đầy đủ những thông tin quan trọng để kịp lọt vào mắt của nhà tuyển dụng trong vòng 6 giây ngắn ngủi này.

Trả lời được những câu hỏi “cần” từ nhà tuyển dụng

Khi đọc CV xin việc, nhà tuyển dụng sẽ quan tâm nhiều nhất đến 3 phần: Trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng. Những thông tin bạn thể hiện ở ba mục này sẽ nói cho nhà tuyển dụng biết bạn có phù hợp với vị trí tuyển dụng hay không. Muốn “chắt lọc” thông tin quan trọng nhất để đưa vào CV, bạn nên nghiên cứu rõ mục tiêu của nhà tuyển dụng đối với vị trí này.

Trong trường hợp bạn là người chưa có kinh nghiệm, tất nhiên, mục Kinh nghiệm việc làm sẽ được “lướt qua” một cách nhẹ nhàng. Thay vào đó, nhà tuyển dụng sẽ chú ý rất nhiều tới những kỹ năng mềm mà bạn có cũng như sự hiểu biết của bạn đối với công việc đang ứng tuyển.

Một phông chữ đồng bộ

CV lọt vào tầm ngắm của nhà tuyển dụng cần phải được trình bày gọn gàng và chuyên nghiệp do đó bạn hãy lựa chọn những phông chữ thực đơn giản và dễ nhìn. Bạn có thể chọn phông Arial, Times New Roman đều là những phông thông dụng được lựa chọn sử dụng rất nhiều.

Trình bày những sở thích phù hợp với công việc ứng tuyển?

Chỉ nên đưa sở thích vào trong CV nếu như nó có sự liên quan và có thể hỗ trợ được cho công việc của bạn. Nếu sở thích của bạn giúp bạn chiến thắng và giành thành tích trong các hoạt động ngoại khóa, và nó lại có liên quan đến công việc thì chẳng có lý do gì bạn không đưa vào cả. Trong khi đang “khan hiếm” kinh nghiệm thì những giá trị đó sẽ giúp CV của bạn được nổi bật.

cv-cho-sinh-vien-moi-ra-truong-chua-co-kinh-nghiem-viet-nhu-the-nao-la-chuyen-nghiep-2

Không bỏ qua các hoạt động ngoại khóa

Kinh nghiệm việc làm là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu được nhà tuyển dụng quan tâm thế nhưng bạn lại không có kinh nghiệm. Vậy điều gì được cho là quan trọng có thể thay thế kinh nghiệm để “cứu vãn” tình thế?

Khi bạn không có những kinh nghiệm liên quan trực tiếp đến việc làm đang ứng tuyển thì bạn cần có bí quyết sáng tạo bản CV hoàn hảo ngoài những giá trị đã nêu ở trên. Sáng tạo ở đây có nghĩa là bạn biết cách biến những kinh nghiệm không có liên quan thành có một vài giá trị nào đó có liên quan.  

Hãy tận dụng trường học của bạn, những dự án nhỏ nào đó bạn đã đảm nhận trong trường đại học, hoặc các hoạt động tình nguyện viên … Hay là bất cứ một việc gì khác giúp cho bạn học hỏi tích lũy được những kỹ năng có liên quan tới vị trí hiện tại đang ứng tuyển.

Mẹo viết CV xin việc cho người chưa có kinh nghiệm

Không bỏ qua bất kỳ chứng nhận, giải thưởng, sự công nhận nào bạn có vào trong CV

Điểm số chính là thước đo giá trị của sinh viên. Nó chứng tỏ khả năng trong học tập của bạn đến đâu, như thế nào và trí tuệ của bạn ra sao. Vậy hãy đưa những con số đáng nể về điểm thành tích của bạn vào trong CV cũng sẽ tạo được sự ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Ngoài ra, bạn còn có thể đưa những thành tích học tập đã đạt được. Có thể là giải thưởng bạn giành lấy từ một cuộc thi chuyên môn nào đó, là những học bổng hay chứng chỉ kỹ năng mà bạn đã dành hết tâm sức, trí tuệ mà đạt được.

Nếu là một người sinh viên sắp ra trường thì bạn cần nhấn mạnh tới trình độ học vấn của bản thân. Thêm vào CV những thông tin có liên quan tới bằng cấp, chứng chỉ đã xuất sắc có được.

Nếu như chưa tốt nghiệp, cũng nên đưa vào CV xin việc thời gian dự kiến bạn ra trường. Đồng thời những thông tin về ngành nghề, khóa học đã từng tham gia khi đưa vào trong CV cũng sẽ giúp nhà tuyển dụng biết được một cách rõ ràng hơn về kiến thức chuyên môn của bạn đang ở đâu.

Tập trung nhấn mạnh vào kỹ năng và điểm mạnh của bản thân

Bạn tập trung thể hiện những kỹ năng vốn có sẽ tốt hơn vì ở thời điểm còn là sinh viên, chưa ra trường hoặc mới ra trường thì kinh nghiệm việc làm của bạn rất hạn chế. Kỹ năng sẽ giúp bạn “cứu vãn” lại tình thế này.

Kỹ năng và cách viết điểm mạnh trong CV phần lớn đến từ bản thân con người bạn. Do đó, chúng cũng sẽ gây được ấn tượng tốt đối với người tuyển dụng.

Sử dụng những ngôn ngữ ngành chuyên nghiệp

Khi viết CV xin việc, có lẽ điều tối thiểu nhất mà bất cứ ai cũng biết đó là không sử dụng tiếng lóng, ngôn ngữ địa phương. Khi mô tả kỹ năng, kinh nghiệm, … nên được trình bày với ngôn ngữ gọn gàng, dễ đọc dễ hiểu.

Không chỉ vậy, cần chú ý chọn phông chữ phổ biến để dễ đọc, khổ giấy viết CV là khổ A4 và kích thước CV chuẩn để tạo sự hài hòa, cần đối, vừa đủ. Nói chung, càng làm đơn giản mọi thứ thì CV của bạn sẽ càng trở nên chuyên nghiệp.

cv-cho-sinh-vien-moi-ra-truong-chua-co-kinh-nghiem-viet-nhu-the-nao-la-chuyen-nghiep-3

“Giấu nhẹm” thời gian không có việc làm

Bạn không có kinh nghiệm vì bạn không tìm được việc làm, một thực tế mà bất cứ ai cũng có thể “nằm lòng”. Nhưng bài toán đặt ra là có nên để ẩn đi quãng thời gian “thất nghiệp” không mong muốn đó hay không?

Bạn được khuyên rằng nên đưa thời gian đó vào CV nhưng đừng quên kèm theo lời giải thích rằng bạn dành thời gian đó cho những hoạt động tích cực. Có nhiều cách che lấp khoảng trống việc làm trong CV xin việc của bạn mà vẫn ghi điểm với nhà tuyển dụng. Ví dụ như trở thành một tình nguyện viên cho cơ sở nào đó, đi du lịch, …

Mẫu CV cho người mới ra trường chưa có kinh nghiệm

cv-cho-sinh-vien-moi-ra-truong-chua-co-kinh-nghiem-viet-nhu-the-nao-la-chuyen-nghiep-4

cv-cho-sinh-vien-moi-ra-truong-chua-co-kinh-nghiem-viet-nhu-the-nao-la-chuyen-nghiep-5

cv-cho-sinh-vien-moi-ra-truong-chua-co-kinh-nghiem-viet-nhu-the-nao-la-chuyen-nghiep-6

cv-cho-sinh-vien-moi-ra-truong-chua-co-kinh-nghiem-viet-nhu-the-nao-la-chuyen-nghiep-7

cv-cho-sinh-vien-moi-ra-truong-chua-co-kinh-nghiem-viet-nhu-the-nao-la-chuyen-nghiep-8

cv-cho-sinh-vien-moi-ra-truong-chua-co-kinh-nghiem-viet-nhu-the-nao-la-chuyen-nghiep-9

Trên đây là những chia sẻ của Sieunhanh.com về CV cho người chưa có kinh nghiệm, hi vọng rằng sau những chia sẻ trong bài viết đã có thể giúp các bạn nhiều hơn trong việc xây dựng cho mình một chiến thuật viết CV hoàn hảo, cho dù trước đó chưa từng có kinh nghiệm gì nhé.