CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN TỬ
- Mục tiêu đào tạo
Ngành Công nghệ kỹ thuật (CNKT) Cơ điện tử đào tạo ra những kĩ thuật viên:
- Có kiến thức chuyên sâu và kĩ năng thực hành thành thạo trong lĩnh vực cơ khí hiện đại-tự động hóa.
- Có khả năng thích ứng cao với các vị trí công việc khác nhau liên quan đến: Thiết kế, thi công, vận hành, bảo dưỡng các hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, các dây chuyền sản xuất tự động và các hệ thống điều khiển giám sát trong công nghiệp.
Hình 1. Cơ điện tử với định hướng tự động hóa, hiện đại hóa kĩ thuật cơ khí – Ngành khoa học của hiện tại và tương lai
- Chuẩn đầu ra
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử có thể đáp ứng các khả năng sau:
- Có khả năng đọc hiểu các bản vẽ cơ khí, các bản vẽ sơ đồ tủ điện điều khiển, các tài liệu kĩ thuật cơ khí.
- Có trình độ tin học tương đương trình độ B và trình độ Tiếng Anh tương đương 400 điểm chuẩn TOEIC.
- Sử dụng thành thạo các phần mềm đồ họa chuyên ngành như: AutoCAD, Pro/E, Inventor, Solidworks … nhằm hỗ trợ qui trình vẽ, thiết kế hoặc đưa ra các chương trình gia công tự động trên các máy gia công kĩ thuật số CNC.
- Nhận dạng, phân loại được các thiết bị, các bộ phận (bộ truyền động cơ khí, cảm biến, cơ cấu chấp hành, bộ điều khiển công nghiệp) trong các hệ thống sản xuất tự động, từ đó có khả năng vận hành, bảo trì các hệ thống này.
- Có khả năng thiết kế sơ đồ kết nối phần cứng và lập trình cơ bản cho các ứng dụng tự động hóa sử dụng các bộ điều khiển công nghiệp (PLC), vi điều khiển, hoặc máy tính.
- Đọc hiểu thành thạo các sơ đồ điều khiển khí nén – thủy lực và thiết kế, vận hành được các thiết bị máy móc hoặc dây chuyền sản xuất có sử dụng hệ thống khí nén, thủy lực.
- Có khả năng tham gia vào một trong các công đoạn (đưa giải pháp tự động hóa, thiết kế, gia công, lập trình tự động) cho các máy tự động và bán tự động, các modul sản xuất linh hoạt, các loại robot, các sản phẩm công nghệ trong lĩnh vực cơ điện tử.
- Có khả năng lập kế hoạch, đưa ra quy trình công nghệ, phối hợp các nhóm làm việc để tổ chức bảo trì hoặc gia công các máy tự động từ nhỏ đến lớn, từ đơn chiếc đến hàng loạt.
- Có khả năng làm việc nhóm và tác phong công nghiệp, kĩ năng giao tiếp, có khả năng lập luận, giải quyết vấn đề để thích ứng nhanh và hiệu quả với các công việc khác nhau trong sản xuất kinh doanh.
- Vị trí công việc sau khi tốt nghiệp
Vị trí và khả năng làm việc sau khi mới tốt nghiệp:
- Nhân viên thiết kế các thiết bị cơ khí, các giải pháp tự động hóa, module cơ điện tử
- Nhân viên kĩ thuật hoặc nhân viên sản xuất tại các công ty sản xuất và lắp ráp các thiết bị cơ khí, điện tử
- Nhân viên kinh doanh các thiết bị cơ khí, các thiết bị tự động hóa
- Kĩ thuật viên bảo trì công nghiệp
- Kĩ thuật viên vận hành máy (thiết bị) gia công cơ khí, các dây chuyền sản xuất tự động trong công nghiệp
- Kĩ thuật viên lắp đặt, vận hành tủ điện điều khiển trong các dây chuyền sản xuất
- Có khả năng tự bồi dưỡng trong thời gian ngắn để chuyển sang làm được các công việc gần với ngành đào tạo: Cơ khí, Tự động hóa
Sự nghiệp lâu dài:
- Quản lý kĩ thuật
- Quản đốc bảo trì thiết bị, máy móc cơ khí
- Quản đốc xưởng trong các dây chuyền sản xuất công nghiệp
- Quản lý nhóm thiết kế, chế tạo các máy móc, thiết bị tự động
- Tổ trưởng kinh doanh các sản phẩm cơ khí, tự động hóa
- Thời gian đào tạo và cơ hội học nâng cao
Thời gian đào tạo: 3 năm. Tuy nhiên chương trình học cho phép sinh viên có cơ hội học vượt để có thể rút ngắn thời gian đào tạo còn từ 2 – 2,5 năm.
Đặc biệt, sinh viên được phép học song ngành, tức có thể học bổ sung một số môn học để được cấp thêm chứng chỉ chính quy tương đương của một trong các ngành học sau: Công nghệ chế tạo máy; Công nghệ kỹ thuật cơ khí; Công nghệ tự động hóa.
Được phép học liên thông sau khi tốt nghiệp với tất cả các trường đại học trên cả nước (được phép đào tạo liên thông) với chuyên ngành Cơ điện tử hoặc các ngành tương đương như: Công nghệ Chế tạo máy; Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí; Công nghệ Tự động hóa.
- Nội dung chương trình
Ngành cơ điện tử được xây dựng trên sự tích hợp của đa ngành, bao gồm kĩ thuật cơ khí cơ bản, điện tử, điều khiển, và kĩ thuật máy tính. Vì vậy, sinh viên ngành CNKT Cơ điện tử được đào tạo với khung chương trình giảng dạy được tóm tắt cơ bản như sau:
Hình 2. Tóm tắt nội dung chương trình giảng dạy ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử
tại trường Cao đẳng Công thương TP.HCM
- Cơ sở vật chất
- Hệ thống các phòng học đạt tiêu chuẩn đào tạo, thư viện và ký túc xá hiện đại.
- Phòng máy tính 1, 2 (tin học chuyên ngành, thiết kế)
- Xưởng thực tập nguội
- Xưởng thực tập Tiện – Phay
- Phòng thực hành Khí nén – Thủy lực
- Phòng thực hành CNC (vận hành máy tiện và phay CNC hệ Fanuc và Fagor)
- Phòng thực hành CAD – CAM
- Phòng thực hành Vi xử lý
- Phòng thực hành PLC
- Phòng thực hành Cơ Điện Tử 1
- Phòng thực hành Cơ Điện Tử 2
- Phòng nghiên cứu tự động hóa (dành cho sinh viên đam mê nghiên cứu và phát huy tiềm năng nghiên cứu khoa học).
Hình 3. Các xưởng thực tập, phòng thực hành, thí nghiệm phục vụ giảng dạy
ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử tại trường Cao đẳng Công thương TP.HCM
- Các hoạt động và thành tích nổi bật của ngành
Hàng năm, Khoa và Bộ môn thường xuyên tổ chức các hoạt động Đoàn đội, các cuộc thi tay nghề, hội trại truyền thống, mùa hè xanh và các cuộc thi chào mừng các ngày lễ lớn trong năm. Cùng với định hướng phát triển của Nhà trường và Khoa Cơ khí, giảng viên của Khoa liên tục cập nhật kiến thức mới, không ngừng tiếp cận khoa học kỹ thuật hiện đại, đầu tư nghiên cứu khoa học nhằm liên tục nâng cao trình độ cá nhân, đổi mới phương pháp giảng dạy, nhằm tạo điều kiện tối đa cho sinh viên học tập, sáng tạo trong một môi trường chuyên nghiệp và năng động. Đồng thời, sinh viên của chuyên ngành CNKT Cơ điện tử được khuyến khích nỗ lực không ngừng, năng động trong học tập và cuộc sống, hoàn thiện kỹ năng chuyên môn, đam mê nghiên cứu khoa học, và trau dồi các kĩ năng mềm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.
Trong quá trình đào tạo và nghiên cứu, tập thể giảng viên và sinh viên ngành CNKT Cơ điện tử nói riêng và Khoa Cơ khí nói chung đã đạt được những thành tích nổi bật như:
- Giành giải 3 cuộc thi Robocon toàn quốc năm 2013
- Sinh viên đạt các giải cao trong cuộc thi tay nghề toàn quốc về thiết kế cơ khí
- Nghiên cứu và nghiệm thu thành công nhiều đề tài cấp Trường, cấp Bộ
Từ năm 2015 đến nay, Khoa đã thực hiện thành công 5 đề tài NCKH cấp trường, 2 đề tài NCKH cấp bộ, 18 bài báo quốc tế (2 SCI, 3 SCIE, 13 EI&ISI)
Hình 4. Các hoạt động và thành tích nổi bật của sinh viên, giảng viên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử tại trường Cao đẳng Công thương TP.HCM
- Địa chỉ liên hệ và tư vấn tuyển sinh
- Địa chỉ: Khoa cơ khí – Trường Cao đẳng Công thương TP.HCM
20 Tăng Nhơn Phú, P.Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP.HCM
- Số điện thoại: 0283.7313631 – bấm tiếp số nội bộ (29)
- Số điện thoại tư vấn tuyển sinh: 0283.7312370
- Email: [email protected]
- Website: cokhi.hitu.edu.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/codientuhitc