CÔN SƠN – KIẾP BẠC – ĐỀN CHU VĂN AN – VĂN MIẾU MAO ĐIỀN | Horse Tour

Ngày nay, các bậc phụ huynh rất quan tâm đến việc học của con em mình. Đặc biêt, những kỳ “vượt vũ môn” rất được các sĩ tử và các bậc phụ huynh “chăm lo”. Trong đó việc tìm đến những chốn linh thiêng để lễ bái, cầu khấn để cầu đỗ đạt trở thành một trong những nhu cầu cần thiết. Nắm bắt được nhu cầu đó, Horse Tour xin gửi tới quý khách chương trình “ DU XUÂN, CẦU HỌC, CẦU TÀI”.

LỊCH TRÌNH TOUR DU XUÂN CẦU HỌC CẦU TÀI MAY MẮN: CÔN SƠN – KIẾP BẠC – ĐỀN CHU VĂN AN – VĂN MIẾU MAO ĐIỀN

06h00 Quý khách có mặt tại điểm hẹn, xe và HDV đón đoàn bắt đầu chương trình DU XUÂN, CẦU HỌC, CẦU TÀI.  Trên đường, quý khách dừng chân ăn sáng (chi phí tự túc)

08h30 : Điểm dừng chân đầu tiên trong chương trình du xuân lễ hội  di tích thắng cảnh Côn Sơn, quý khách lễ Phật. Quý khách thắp hương cầu lộc tại chùa Côn Sơn – tự do vãn cảnh với Giếng Ngọc – nước giếng đã được các sư dùng làm nước cúng lễ của Chùa, Bàn Cờ Tiên, suối Côn Sơn, Thạch Bàn, quý khách thăm nhà trưng bày Nguyễn Trãi – Với nhiều kỷ vật của Nguyễn Trãi.

10h00 :  Điểm dừng chân tiếp theo trong chương trình du xuân lễ hộilà đền Kiếp Bạc – nơi thờ Trần Hưng Đạo, phu nhân, hai con gái, Phạm Ngũ Lão. Cùng tưởng nhớ lại hào khí của cuộc khởi nghĩa chống quân Mông Nguyên do quân và dân nhà Trần tiến hành.

11h00 : Đoàn dùng bữa trưa tại nhà hàng.

13h00 : Xe đón đoàn đi đền thờ Chu Văn An. Chu Văn An là một người thầy mẫu mực trong lịch sử đất nước ta. Từ trước đời Trần, có biết bao nhiêu người thầy với những cống hiến lớn lao và các triều đại về sau lại càng nhiều những bậc tôn sư đạo cao đức trọng, thế nhưng không ai có thể so sánh được với Chu Văn An. Chu Văn An ngay từ hồi trẻ đã nổi tiếng là một người cương trực, sửa mình trong sạch, không cầu danh lợi, chỉ ở nhà đọc sách, sau đó đỗ thái hoc sinh nhưng không ra làm quan mà mở dạy học ở làng Huỳnh Cung. Đời vua Trần Minh Tông, ông được mời vào làm Tư ngiệp Quốc Tử Giám để dạy Thái Tử học, đến đời Dụ Tông, chính sự thối nát, thấy quyền thần làm nhiều điều vô đạo Chu Văn An đã dâng sớ xin chém bảy kẻ nịnh thần. Nhà vua không nghe, ông bèn “treo mũ ở cửa Huyền Vũ” rồi bỏ quan về ở ẩn tại núi Phượng Sơn thuộc làng Kiệt Đặc, huyện Chí Linh lấy hiệu là Tiểu ẩn.Sau ông mất tại đó. Ngày nay, đền thờ Chu Văn An là nơi từng diễn ra nhiều hoạt động nhằm tôn vinh những điển hình trong ngành giáo dục của cả nước.

15h00 : Quý khách lên xe đi Văn Miếu Mao Điền : Văn Miếu Mao Điền nguyên là Văn miếu và trường thi Hương của trấn Hải Dương xưa do sáp nhập lại mà thành. Theo sử sách ghi lại, Văn miếu trấn Hải Dương được khởi dựng vào thời Lê Sơ (1428-1527), tại xã Vĩnh Lại, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng (nay là xã Vĩnh Tuy, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương) để thờ Khổng Tử. Công trình này gồm 5 gian bái đường và 3 gian chính tẩm đặt trên một gò đất cao. Cùng thời điểm này, do muốn đẩy mạnh việc phát triển Nho giáo, triều đình đã cho xây dựng thêm một số trường học, trường thi, trong đó có trường thi Hương tại xã Mao Điền, tổng Mao Điền, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng (nay là xã Cầm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương). Sang thời nhà Mạc (1527-1592), do Thăng Long – Hà Nội bất ổn về chính trị, triều đình đã tổ chức 4 khoa thi Hội tại trường thi ở xã Mao Điền, trong đó có khoa thi năm Ất Mùi – năm Đại Chính thứ 6 (1535), trấn Hải Dương có Nguyễn Bỉnh Khiêm, người nổi tiếng Thủ khoa cả ba kỳ thi: Hương – Hội – Đình, được triều đình phong tặng Trạng nguyên. Đến thời Tây Sơn (1778 -1802), để thuận tiện cho việc quản lý của bản trấn, triều đình đã chuyển Văn miếu từ xã Vĩnh Lại về sáp nhập với trường thi Hương ở xã Mao Điền, tạo nên một trung tâm văn hóa lớn.

17h00 : Xe đón đoàn về Hà Nội, kết thúc hành trình DU XUÂN, CẦU HỌC, CẦU TÀI và mong ước các em học sinh sẽ đạt được kết quả thi tốt nhất trong năm mới.