CƠ CẤU XÃ HỘI – GIAI CẤP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

CƠ CẤU XÃ HỘI – GIAI CẤP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

1.1. Khái niệm và vị trí của cơ cấu xã hội – giai cấp trong cơ cấu xã hội.
Khái niệm cơ cấu cơ cấu xã hội và xã hội – giai cấp.
Cơ cấu xã hội là những cộng đồng người cùng toàn bộ những mối quan hệ xã hội do sự tác động lẫn nhau của các cộng đồng ấy tạo nên.
Cơ cấu xã hội có nhiều loại như: cơ cấu xã hội dân cư, cơ cấu xã hội – nghề nghiệp, cơ cấu xã hội – giai cấp, cơ cấu xã hội – dân tộc, cơ cấu xã hội – tôn giáo, v.v…Dưới góc
độ chính trị – xã hội, môn CNXH KH tập trung nghiên cứu cơ cấu xã hội – giai cấp vì đó là một trong những cơ sở để nghiên cứu vấn đề liên minh giai cấp, tầng lớp trong một chế độ xã hội xác định.
Cơ cấu xã hội – giai cấp là hệ thống các giai cấp, tầng lớp xã hội tồn tại khách quan và mối quan hệ giữa chúng về sở hữu, về quản lý, về địa vị chính trị – xã hội… trong một
hệ thống sản xuất nhất định.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cơ cấu xã hội – giai cấp là tổng thể các giai cấp, các tầng lớp xã hội được hình thành sau khi giai cấp công nhân thông qua đội tiền
phong của mình là Đảng Cộng sản lãnh đạo dành được chính quyền và bắt đầu sử dụng chính quyền đó để tiến hành cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa, và thực hiện tổng thể các mối quan hệ giữa các giai cấp và tầng lớp xã hội đó, được hình thành và phát triển trong mối quan hệ hữu cơ với sự vận động và biến đổi của cơ cấu xã hội và sự biến đổi có tính quyết định của cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

1.1.2. Vị trí của cơ cấu xã hội – giai cấp trong cơ cấu xã hội.
Trong hệ thống xã hội, mỗi loại hình cơ cấu xã hội đều có vị trí, vai trò xác định và giữa chúng có mối quan hệ, phụ thuộc lẫn nhau. Song vị trí, vai trò của các loại cơ cấu xã
hội không ngang nhau, trong đó, cơ cấu xã hội – giai cấp là loại hình cơ bản và có vị trí quyết định nhất, chi phối các loại hình cơ cấu xã hội khác vì những lý do cơ bản sau:Cơ cấu xã hội – giai cấp liên quan đến các đảng phái chính trị và nhà nước; đến quyền sở hữu tư liệu sản xuất, quản lý, tổ chức lao động, phân phối thu nhập… trong một hệ thống sản xuất nhất định. Các loại hình cơ cấu xã hội khác không có được những mối quan hệ quan trọng và quyết định này.
Sự biến đổi của cơ cấu xã hội – giai cấp tất yếu sẽ ảnh hưởng đến sự biến đổi của các loại cơ cấu xã hội khác và tác động đến sự biến đổi của toàn bộ cơ cấu xã hội, cũng như
tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy, cơ cấu xã hội – giai cấp là căn cứ cơ bản để từ đó xây dựng chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi xã hội trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Mặc dù cơ cấu xã hội – giai cấp giữ vị trí quan trọng song không được tuyệt đối hóa nó và xem nhẹ các loại hình cơ cấu xã hội khác.

1.2. Sự biến đổi của cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Cơ cấu xã hội – giai cấp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thường xuyên có những biến đổi mang tính qui luật như sau:
Một là, cơ cấu xã hội – giai cấp biến đổi gắn liền và bị quy định bởi cơ cấu kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Cơ cấu xã hội – giai cấp thường xuyên biến đổi do tác động của nhiều yếu tố, đặc biệt là những thay đổi về phương thức sản xuất, về cơ cấu kinh tế trong mỗi thời đại lịch sử.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kinh tế nhiều thành phần với những hình thức sở hữu đa dạng đã hình thành cơ cấu xã hội – giai cấp với nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau. Quá trình biến đổi trong cơ cấu kinh tế đó tất yếu kéo theo những biến đổi trong cơ cấu xã hội – giai cấp, cả trong cơ cấu tổng thể cũng như những biến đổi trong nội bộ từng giai cấp, tầng lớp xã hội. Từ đó, vị trí, vai trò của các giai cấp, tầng lớp cơ bản trong xã hội cũng thay đổi theo.
Hai là, cơ cấu xã hội – giai cấp biến đổi phức tạp, đa dạng, làm xuất hiện các tầng lớp xã hội mới.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại các giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau. Ngoài giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức, giai cấp tư sản
(tuy đã bị đánh bại nhưng vẫn còn sức mạnh V.I.Lênin) đã xuất hiện sự tồn tại và pháttriển của các tầng lớp xã hội mới như: tầng lớp doanh nhân, tiểu chủ, tầng lớp những
người giàu có và trung lưu trong xã hội…
Ba là, cơ cấu xã hội – giai cấp biến đổi trong mối quan hệ vừa đấu tranh, vừa liên minh dẫn đến sự xích lại gần nhau giữa các giai cấp, tầng lớp cơ bản trong xã hội.
Trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, cơ cấu xã hội – giai cấp biến đổi và phát triển trong mối quan hệ vừa có mâu thuẫn, đấu tranh, vừa có mối
quan hệ liên minh với nhau, dẫn đến sự xích lại gần nhau giữa các giai cấp, tầng lớp cơ bản trong xã hội, đặc biệt là giữa công nhân, nông dân và trí thức. Trong cơ cấu xã hội – giai cấp ấy, giai cấp công nhân, lực lượng tiêu biểu cho phương thức sản xuất mới giữ vai trò chủ đạo, tiên phong trong quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.