CHUYÊN đề ỨNG DỤNG của GƯƠNG vào đời SỐNG – Tài liệu text

CHUYÊN đề ỨNG DỤNG của GƯƠNG vào đời SỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (623.9 KB, 5 trang )

CHUYÊN ĐỀ: ỨNG DỤNG CỦA GƯƠNG VÀO ĐỜI SỐNG
PHẦN I: LÝ THUYẾT
Người trình bày: Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Tổ CM: Toán- Lý- Tin- CN
Ngày báo cáo: 19/10/2016
I: Cơ sở lý luận
Gương là một vật thể có bề mặt phản xạ tốt, có nghĩa là bề mặt nhẵn đủ để tạo
thành ảnh. Mắt ta quan sát được ảnh trong gương là theo các định luật phản xạ, khi
một tia sáng đập vào một bề mặt phẳng, nhẵn nó bị dội lại theo một cách nhất định,
giống như khi ném một quả bóng vào một bức tường nó sẽ bị dội lại. Góc đến hay
còn gọi là góc tới luôn bằng với góc phản xạ. Giao điểm các tia phản xạ từ một
điểm sẽ tạo thành ảnh của điểm đó.
Trong chương trình vật lý 7, chúng ta nghiên cứu một cách cơ bản về đặc điểm
của 3 loại gương : Gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm.
+ Gương phẳng.
Là gương có bề mặt là một phần của mặt phẳng hay không có mặt cong,từ một
tấm kính và đằng sau được tráng một lớp bạc phản xạ tốt hơn nên có thể phản xạ
lại toàn bộ ánh sáng.

Gương phẳng cho ta ảnh ảo cùng chiều với vật và có độ lớn bằng vật.
Khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương hay ảnh
đối xứng với vật qua gương.
Ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn.

+ Gương cầu lồi
Là gương có bề mặt là một phần của hình cầu và bề mặt cong phản xạ hướng về
phía nguồn sáng.

Gương cầu lồi luôn cho ta ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật vì cả tiêu điểm
(F) và tâm của gương (O) đều nằm khác phía với ảnh thật. Ảnh càng lớn nếu
vật đặt càng gần bề mặt phản xạ và tiến tới xấp xỉ bằng kích thích của vật khi
vật tiến sát bề mặt phản xạ.

1

Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương
phẳng của gương phẳng có cùng kích thước

+ Gương cầu lõm
Là gương có bề mặt là một phần hình cầu và có mặt lõm phản xạ hướng về phía
nguồn sáng. Gương cầu lõm được sử dụng để hội tụ ánh sáng. Không giống như
gương cầu lồi, tính chất ảnh của vật sẽ khác nhau tùy thuộc vào vị trí tương đối của
vật so với tiêu điểm và tâm của gương.Gương cầu lõm khi ánh sáng mặt trời chiếu
vào thì sẽ nung nóng vật và có thể đốt cháy vật

Gương cầu lõm cho ta ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật khi khoảng cách từ
vật đến gương nhỏ hơn khoảng cách từ tiêu điểm đến gương. (d < f)
Gương cầu lõm cho ta ảnh thật, ngược chiều vật trên màn chắn trước gương
và lớn hơn vật khi vật nằm ở khoảng giữa tâm của gương và tiêu điểm (f < d <

2f).
Gương cầu lõm cho ta ảnh thật và ngược chiều vật trên màn chắn trước
gương và nhỏ hơn vật khi khoảng cách từ vật đến gương lớn hơn khoảng cách
từ tâm của gương đến gương (d > 2f)

2

Gương cầu lõm có thể biến đổi một chùm tia sáng tới song song thành chùm
tia phản xạ hội tụ, từ một chùm tia sáng phân kì hay hội tụ thành một chùm tia
phản xạ song song, từ chùm tia sáng phân kì thành chùm tia phản xạ hội tụ hay
từ chùm tia sáng hội tụ thành chùm tia phản xạ phân kì.

Ở chương trình vật lý 7 ta chỉ tìm hiểu về ảnh ảo của gương cầu lõm.
II: Ứng dụng của gương trong sống
Dựa vào đặc điểm của từng loại gương người ta ứng dụng chúng vào các lĩnh vực
trong đời sống.
+ Gương phẳng
Là loại gương được sử dụng phổ biến nhất, dung làm gương soi, gương trang trí
mang tính thẫm mĩ cao, và có khả năng làm rộng không gian nhờ lắp những tấm
gương lớn trong phòng hẹp.

+ Gương cầu lồi:
3

Gương cầu lồi được sử dụng làm gương chiếu hậu cho xe ôtô và xe máy, làm
gương quan sát đường bộ, thường được đặt tại góc cua để người điều khiển phương

tiện giao thông có thể thông qua đó quan sát và tránh phương tiện khác. Ngoài ra
còn được sử dụng ở máy rút tiền tự động (ATM) giúp cho người rút tiền có thể
quan sát tương đối phía sau, hay thường được đặt ở các giao lộ, các góc như trong
bãi giữ xe để quan sát được phía góc bên kia nhằm tránh tai nạn. Nó cũng được
dùng trong hệ thống an ninh, giúp một máy quay phim có thể thấy nhiều hơn một
góc tại một thời điểm

+ Gương cầu lõm:
4

Ác-si-mét đã tạo gương cầu lõm bằng nhiều gương phẳng xếp (sử dụng những
cách hóa học để tạo nên) theo hình vòng cung với mục đích đốt cháy thuyền của
địch.
Ngày nay, gương dùng để nung nóng vật, trong y tế, làm gương trang điểm cho
các diễn viên, làm các pha đèn (đèn pin, đèn ô tô), chế tạo kính thiên văn, …; một
cách sử dụng năng lượng Mặt Trời đó là: Sử dụng gương cầu lõm có kích thước
lớn tập trung ánh sáng Mặt Trời vào một điểm (để đun nước, nấu chảy kim loại,
… ), sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời vào việc chạy ôtô, đun bếp, làm pin
nhờ vào gương cầu lõm. Bộ phận của thiết bị thu phát tín hiệu sóng điện từ, vệ
tinh.

Chảo thu tín hiệu sóng điện từ

( Bếp năng lượng mặt trời)

5

Gương cầu lồi luôn cho ta ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật vì cả tiêu điểm(F) và tâm của gương (O) đều nằm khác phía với ảnh thật. Ảnh càng lớn nếuvật đặt càng gần bề mặt phản xạ và tiến tới xấp xỉ bằng kích thích của vật khivật tiến sát bề mặt phản xạ.Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gươngphẳng của gương phẳng có cùng kích thước+ Gương cầu lõmLà gương có bề mặt là một phần hình cầu và có mặt lõm phản xạ hướng về phíanguồn sáng. Gương cầu lõm được sử dụng để hội tụ ánh sáng. Không giống nhưgương cầu lồi, tính chất ảnh của vật sẽ khác nhau tùy thuộc vào vị trí tương đối củavật so với tiêu điểm và tâm của gương.Gương cầu lõm khi ánh sáng mặt trời chiếuvào thì sẽ nung nóng vật và có thể đốt cháy vậtGương cầu lõm cho ta ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật khi khoảng cách từvật đến gương nhỏ hơn khoảng cách từ tiêu điểm đến gương. (d < f)Gương cầu lõm cho ta ảnh thật, ngược chiều vật trên màn chắn trước gươngvà lớn hơn vật khi vật nằm ở khoảng giữa tâm của gương và tiêu điểm (f < d <2f).Gương cầu lõm cho ta ảnh thật và ngược chiều vật trên màn chắn trướcgương và nhỏ hơn vật khi khoảng cách từ vật đến gương lớn hơn khoảng cáchtừ tâm của gương đến gương (d > 2f)Gương cầu lõm có thể biến đổi một chùm tia sáng tới song song thành chùmtia phản xạ hội tụ, từ một chùm tia sáng phân kì hay hội tụ thành một chùm tiaphản xạ song song, từ chùm tia sáng phân kì thành chùm tia phản xạ hội tụ haytừ chùm tia sáng hội tụ thành chùm tia phản xạ phân kì.Ở chương trình vật lý 7 ta chỉ tìm hiểu về ảnh ảo của gương cầu lõm.II: Ứng dụng của gương trong sốngDựa vào đặc điểm của từng loại gương người ta ứng dụng chúng vào các lĩnh vựctrong đời sống.+ Gương phẳngLà loại gương được sử dụng phổ biến nhất, dung làm gương soi, gương trang trímang tính thẫm mĩ cao, và có khả năng làm rộng không gian nhờ lắp những tấmgương lớn trong phòng hẹp.+ Gương cầu lồi:Gương cầu lồi được sử dụng làm gương chiếu hậu cho xe ôtô và xe máy, làmgương quan sát đường bộ, thường được đặt tại góc cua để người điều khiển phươngtiện giao thông có thể thông qua đó quan sát và tránh phương tiện khác. Ngoài racòn được sử dụng ở máy rút tiền tự động (ATM) giúp cho người rút tiền có thểquan sát tương đối phía sau, hay thường được đặt ở các giao lộ, các góc như trongbãi giữ xe để quan sát được phía góc bên kia nhằm tránh tai nạn. Nó cũng đượcdùng trong hệ thống an ninh, giúp một máy quay phim có thể thấy nhiều hơn mộtgóc tại một thời điểm+ Gương cầu lõm:Ác-si-mét đã tạo gương cầu lõm bằng nhiều gương phẳng xếp (sử dụng nhữngcách hóa học để tạo nên) theo hình vòng cung với mục đích đốt cháy thuyền củađịch.Ngày nay, gương dùng để nung nóng vật, trong y tế, làm gương trang điểm chocác diễn viên, làm các pha đèn (đèn pin, đèn ô tô), chế tạo kính thiên văn, …; mộtcách sử dụng năng lượng Mặt Trời đó là: Sử dụng gương cầu lõm có kích thướclớn tập trung ánh sáng Mặt Trời vào một điểm (để đun nước, nấu chảy kim loại,… ), sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời vào việc chạy ôtô, đun bếp, làm pinnhờ vào gương cầu lõm. Bộ phận của thiết bị thu phát tín hiệu sóng điện từ, vệtinh.Chảo thu tín hiệu sóng điện từ( Bếp năng lượng mặt trời)