CHƯƠNG VI. CƠ CẤU XÃ HỘI – Coggle Diagram

Please enable JavaScript.

Coggle requires JavaScript to display documents.

CHƯƠNG VI. CƠ CẤU XÃ HỘI – Coggle Diagram

    • CHƯƠNG VI. CƠ CẤU XÃ HỘI

      • I. Khái niệm

        • 1. Cách tiếp cận của các khoa học về cơ cấu xã hội
          – Triết học (CNDVLS) thông qua hình thái kinh tế – xã hội, xác định cơ cấu xh gồm: LLSX, QHSX, CSHT, KTTT,.. là một cơ cấu sinh động. -> có quan hệ, sự vận động, ptr như sự tồn tại hiện thực của chính đời sống xã hội.
          – Chủ nghĩa XH khoa học: nghiên cứu cơ cấu xh của hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa và giai đoạn quá độ lên xã hội -> nhấn mạnh cơ cấu xh – giai cấp.
          – Chính trị học: cũng nghiên cứu cơ cấu xã hội nh nhằm vạch ra những tác động ảnh hưởng, xu hướng vận động biến đổi của cơ cấu quyền lực, cơ cấu xh – giai cấp đến các cơ cấu xh khác, đến hoạt động của đời sống chính trị – xã hội.

        • 2. Quan niệm của xã hội về cơ cấu xã hội:

          • Kn cơ cấu xã hội hàm nghĩa chỉ sự sắp xếp, tổ chức xã hội, bao gồm nhiều thành phần, nhiều đơn vị liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành các tổ chức, cộng đồng xã hội và toàn thể xã hội.
          • Xem xét khía cạnh “tĩnh” của xã hội. Nhưng trong thực tế, xh luôn vận động, biến đổi, ptr trong một chỉnh thể dù ở cấu trúc nào.
            MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA VỀ CCXH:
          • CCXH là mối liên hệ vững chắc của các thành tố trong hệ thống xã hội; các cộng đồng xã hội (giai cấp, dân tộc, nhóm nghề nghiệp,..) là những thành tố cơ bản. Về phần mình, mỗi cộng đồng xã hội lại có cơ cấu phức tạp với những tầng lớp bên trong và những mối liên hệ giữa chúng.
          • CCXH là mô hình của các mối liên hệ giữa các thành phần cơ bản (vị trí, vai trò, cộng đồng, thiết chế,..) trong một hệ thống xã hội tạo bộ khung cho tất cả các xh loài người, mặc dù tính chất, quan hệ của chúng có sự biến đổi.
          • CCXH liên quan đến kn hệ thống xã hội. HTXH gồm 2 thành tố: thành phần xã hội và mối liên hệ xã hội.
      • II. CÁC YẾU TỐ CHỦ YẾU CẤU THÀNH CƠ CẤU XÃ HỘI

        • 1. Vị thế xã hội (địa vị xã hội):
          – Vị thế xã hội là địa vị cua con người được hình thành trong các cơ cấu, tổ chức xã hội, trong đó con người liên kết với nhau. Mỗi vị thế quyết định chố đứng của cá nhân trong xã hội và mối quan hệ giữa cá nhân với người khác.
          – Vị thế trong xã hội chia làm 2 loại:
          + Vị thế tự nhiên: là vị thế gắn với những đặc điểm mà bản thân cá nhân không thể kiểm soát được như tuổi tác,..
          + Vị thế xã hội: là vị thế gắn với những đặc điểm mà con người có thể kiểm soát được, phụ thuộc vào sự nỗ lực phấn đấu của bản thân các cá nhân.

        • 2. Vai trò
          – Vai trò là tập hợp các mong đợi, quyền và nghĩa vụ gắn với một địa vị cụ thể, nhất định.

          • Một địa vị có thể có nhiều vai trò, tạo thành tập hợp các vai trò.
          • Trong thực tế, một vai trò không tồn tại cô lập, nó là một tổ hợp các hoạt động tỏng một mạng lưới với các hành động của người khác. Do vậy, những quyền về vai trò của người này lại là nghĩa vụ về vai trò của người khác
        • 3. Nhóm xã hội:
          – Nhóm xã hội là tập hợp từ 2 người trở lên, có liên hệ với nhau về vị thế, vai trò, những nhu cầu lợi ích và những định hướng giá trị nhất định. (khác với đám đông).
          – Nhóm được phân chia thành 2 loại:
          + Nhóm sơ cấp: là nhóm tương đói nhỏ, có quan hệ trực tiếp với nhau, có mục tiêu chung, có qh tình cam với nhau.
          + Nhóm thứ cấp: Nhóm rộng, trong đó qh giữa các cá nhân có thể là gián tiếp, được ràng buộc bởi các quy chế, điều lệ của tổ chức (công đoàn, phụ nữ,…) -> quan hệ được thể chế hóa.
          -> Các nhóm vẫn có thủ lĩnh – người có uy tín ảnh hưởng đến thành viên

          • Các thông số cơ bản của nhóm là thành phần, cấu trúc các quá trình hình thành nhóm, các chuẩn mực và giá trị nhóm.
        • 4. Cộng đồng xã hội
          – Cộng đồng xã hội là tập hợp người có liên hệ với nhau do sự gần gũi về tâm lí, tín ngưỡng, điều kiện, mục tiêu và phương tiện hoạt động.

          • Trong XHH, các nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý đến các yếu tố:
            • Tương quan giữa các cá nhân – giữa người này và người khác, tương quan này khá chặt chẽ, mật thiết;
            • Có sự liên hệ, ràng buộc giữa các cá nhân, các thành viên.
            • Có sự dấn thân của các cá nhân, phấn đấu giữ gìn những giá trị chung
            • Các thành viên có ý thức gắn bó, đoàn kết với nhau
        • 5. Thiết chế xã hội: là một tập hợp bền vững các giá trị, chuẩn mực về vị thế, vai trò, nhóm và cộng đồng vận động xung quanh một nhu cầu cơ bản của xã hội

      • III. CÁC CƠ CẤU XÃ HỘI CƠ BẢN

        • 1. Cơ cấu xã hội – dân số

          • Tìm hiểu quá trình sản xuất dân cư (sinh sản – tử vong), mật độ dân số, cơ cấu dân cư và sự biến động của dân cư
          • Sự vận động của cơ cấu xã hội – dân số phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội trong lịch sử.
          • Lịch sử xh đã trải qua 3 kiểu tái xuất dân cư
          • Cổ đại: diễn ra trong thời kì xh chưa phân chia giai cấp
          • Truyền thống: tồn tại trong xã hội nông nghiệp và giai đạon chủ nghĩa tư bản cổ điển.
          • Hiện đại: diễn ra trong xh thừa nhận quyền tự do cá nhân.
            -> CCXHDS có ảnh hưởng trở lại với xã hội, sự ptr dân số ko hợp lí dẫn đến hạ thấp năng suất lao động, cạn kiệt tài nguyên,…
        • 2. Cơ cấu xã hội – lứa tuổi

          • Được xem xét ở 3 trạng thái:
          • Tính
          • Động
          • Trong mối liên hệ với quá trình xh-kte
          • Nghiên cứu CCXHLT là để nghiên cứu qtr dân số và xh-kte. Qua tương quan của nhóm tuổi có thể so sánh với đặc trưng dân số, xh, kte của dân cư
            -> rút ra cái chung, đặc thù trong sự ptr của chúng
        • 3. Cơ cấu xã hội – lãnh thổ

          • Gắn liền với CCKT theo vùng lãnh thổ, theo tiêu chí vùng, miền và mỗi vùng, miền này đều bao chứa cả nông thôn và thành thị.
        • 4. CCXH – học vấn, nghề nghiệp

          • Nghiên cứu vde này giúp hiểu trình độ học vấn dân cư, sự phân công lao đọng và hợp tác lao động trong xã hội ở mỗi thời điểm lịch sử -> Hiểu nét cơ bản trong sự ptr của LLSX, xh
        • 5. CCXH – giai cấp

          • Tùy thuộc vào chế độ xã hội, là phân hệ giữa vị trí hạt nhân của cơ cấu xã hội.
          • CCXHGC ko chỉ trong quan hệ giữa các giai cấp mà còn cả trong qhe giữa các tầng lớp, các tập đoàn có địa vị khác nhau trong xã hội. -> Hat nhân là mqh giữa các giai cấp cơ bản trong xã hội
          • gắn liền với PTSX ra của cải vật chất xh. QHGC phản ánh mqh về lợi ích giữa giai cấp và tầng lớp xh
      • IV. BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI VÀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI

        • 1. Bất bình đẳng xã hội.
          – Bất bình đẳng là sư không bằng nhau về các cơ hội hoặc lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong mọt nhóm hoặc nhiều nhóm tỏng xã hội.

          • Xh có bất binh đẳng khi một số nhóm ch kiểm soát và khai thác nhóm xh khác
          • Văn hóa và CCXH là những yếu tố chủ yếu của những bất bình đẳng xh giữa các cá nhân
          • Nguyên nhân:
            • những cơ hội trong cuộc sống.
            • địa vị xh
            • ảnh hưởng chính trị
              -> Bất bình đẳng ch có thể dựa trên một trong 3 ưu thế
          • Trong xh cũng có nhiều quan điểm khác nhua về BBĐXH, hoặc quá nhấn mạnh yếu tố sinh học hoặc yếu tố kinh tế
        • 2. Phân tàng xã hội
          – Phân tầng xã hội là khái niệm chủ sự bất bifh đẳng mang tính chất cơ cấu của các tầng lớp người khác nhau về khả năng thăng tiến xã hội cũng như về địa vị của họ trong bậc thang xã hội.

          • PTXH bắt đầu từ sự bất bình đẳng, song chỉ ở những xh bất bình đẳng về tài sản, địa vị và uy tín trở thành phỏ biến và ổn định
          • PTCH xác định thứ bậc xh, xu hướng chung của các cá nhân trong xh là duy trì hoặc vươn lên những bậc cao hơn trong thang bậc xã hội.
          • 2 loại:
            + Phân tầng đóng (phân tầng đẳng cấp): ranh giới nghiêm ngặt, chặt chẽ và con người khó có thể thay đổi được vị trí của mình
            + Phân tàng mở (phân tầng giai cấp): ranh giới không quá nghiêm, các cá nhân có thể di chuyển từ tầng lớp này sang tầng lớp khác. (nhưng vẫn gặp nhiều trở ngại).
          • PTXH phản ánh tính chất ko bình đẳng, bất công trong xã hội. Cuộc đáu tranh của các tầng lớp, các giai cấp tới mục tiểu bình đẳng là động lực của tiến bộ xã hội.
        • 3. Giai cấp xã hội

          • GCXH là một nhóm xã hội có vị trí kinh tế, chính trị và xã hội giống nhau, nhưng ko được quy định chính thức, không được thể chế hóa mà so sự nhận diện theo những chuẩn mực xã hội nhất định như: giàu nghèo, chủ thợ, trị và bị trị,…
          • CN Mác: Sự phân chia giai cấp xh là do quan hệ đối với tư liệu sản xuất – vai trò trong qtr sx, là cách thức phân chia của cải vật chất.
          • M.Weber : cũng láy chuẩn mực kinh tế phân chia giai cấp nhưng ông còn cho rằng mối liên hệ nhân quả giữa kinh tế và xã hội, chính trị, ý thức phức tạp hơn nhiều. -> Địa cị kinh tế quy định ý thức và hành động, nhưng địa vị xh cxung dẫn tới một quy chế trong cơ cấu kinh tế. Dựa trên 3 yếu tố: của cải, uy tín và quyền lực (cơ sở chủ yếu)