CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH KĨ THUẬT ĐIỆN TỬ VÀ TIN HỌC – Khoa Vật lý – ĐHKHTN

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH KĨ THUẬT ĐIỆN TỬ VÀ TIN HỌC

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1.   Một số thông tin về chương trình đào tạo

Tên ngành đào tạo:

  • Tiếng Việt: Kĩ thuật điện tử và tin học
  • Tiếng Anh: Electronic Engineering and Informatics

Ngành đào tạo thí điểm

Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân

Thời gian đào tạo: 4 năm

Tên văn bằng tốt nghiệp:

  • Tiếng Việt: Cử nhân ngành Vật lý (Chương trình đào tạo tài năng)
  • Tiếng Anh: Bachelor of Science in Physics (Talented Program)

Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

2.   Mục tiêu của chương trình đào tạo

2.1.   
Mục tiêu
chung

Chương trình đào tạo cử nhân ngành Kĩ thuật điện
tử và tin học trang bị cho sinh viên đầy đủ những kiến thức và kĩ năng cần thiết
về vật lí, toán học, điện tử, tin học,… Đặc biệt là các kiến thức chuyên sâu
của ngành kĩ thuật điện tử và tin học, các kĩ năng thực hành cần thiết để sinh
viên có thể áp dụng vào thực tiễn giải quyết các bài toán khoa học kĩ thuật
liên ngành, đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao của công nghiệp 4.0, sáng tạo
khởi nghiệp và hội nhập quốc tế.

Chương trình cũng giáo dục cho người học về vị
trí và vai trò của ngành học, làm việc khoa học, sáng tạo và đổi mới, tôn trọng
các giá trị khoa học kĩ thuật và nhân văn, tinh thần học tập suốt đời. Ngoài
ra, sinh viên có các kĩ năng chuyên môn, kĩ năng bổ trợ cần thiết, tự chủ và
trách nhiệm, có đạo đức nghề nghiệp và thái độ đúng đắn.

2.2.   
Mục tiêu cụ
thể

2.2.1.  
Về kiến thức

Áp dụng được các kiến thức của ngành Kĩ thuật điện
tử và tin học để giải quyết các bài toán khoa học kĩ thuật liên ngành đòi hỏi sự
kết hợp giữa các kiến thức nền tảng của Toán học, Vật lí,… với các kiến thức
chuyên sâu của điện tử và tin học như: Nghiên cứu phát triển các hệ thống nhúng
thông minh, kĩ thuật điều khiển và tự động hoá, Robotics, Internet kết nối vạn
vật, nông nghiệp thông minh, kĩ thuật đo lường và xử lí tín hiệu, các phương
pháp kiểm tra không phá hủy, điện tử y sinh, sử dụng trí tuệ nhân tạo, học máy
để thiết kế vật liệu mới, mô phỏng vật liệu và linh kiện điện tử, mô phỏng y
sinh và dược học, xử lí và minh giải số liệu trong khoa học…

2.2.2.  
Về kĩ năng

Sinh viên ngành Kĩ thuật điện tử và tin học sau
khi tốt nghiệp có các kĩ năng làm việc nhóm, giao tiếp bằng ngoại ngữ và các kĩ
năng cá nhân cần thiết khác. Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hình
thành ý tưởng liên quan đến chuyên môn, quản lí các dự án trong lĩnh vực kĩ thuật
điện tử và tin học và các lĩnh vực liên ngành có liên quan. Ngoài ra, sinh viên
có kĩ năng xây dựng mục tiêu cá nhân, động lực làm việc để phát triển cá nhân
và sự nghiệp.

2.2.3.  
Về thái độ

Chăm chỉ, tích cực, sáng tạo trong học tập và
công việc.

3. Thông tin tuyển sinh

Theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và
theo Đề án tuyển sinh được phê duyệt hàng năm.

PHẦN II: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Chuẩn đầu ra về kiến thức

1.1. Kiến thức chung

  • Áp dụng được được các kiến thức cốt lõi về triết học và
    kinh tế chính trị Mác – Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học, lịch sử Đảng Cộng sản Việt
    Nam, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh vào nghề nghiệp và cuộc sống;
  • Vận dụng được kiến thức về ngoại ngữ trong giao tiếp và
    công việc chuyên môn;
  • Có khả năng tự rèn luyện, nâng cao sức khỏe, có hiểu biết
    về các vấn đề an ninh – quốc phòng và có ý thức sẵn
    sàng bảo vệ an ninh Tổ quốc.

1.2. Kiến thức theo lĩnh vực

  • Áp dụng được các kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin
    trong công việc và cuộc sống;
  • Hiểu về cơ sở văn hóa đất nước, con người Việt Nam;
  • Vận dụng được các kiến thức khoa học trái đất và sự sống
    làm nền tảng lí luận và thực tiễn cuộc sống;
  • Vận dụng được các kiến thức đại cương về nhà nước và pháp
    luật vào công việc và cuộc sống;
  • Có khả năng phân tích và áp dụng được một phần các kiến
    thức cơ bản của công nghiệp 4.0: Phân tích dữ liệu, Internet kết nối vạn vận,
    Robotic vào công việc và cuộc sống.

1.3. Kiến thức theo khối ngành 

  • Vận dụng được các kiến thức về toán cao cấp (giải tích,
    đại số, xác xuất thống kê) cần thiết làm nền tảng lí luận và tiền đề để
    theo học các học phần tiếp theo;
  • Vận dụng được các kiến thức về lập trình (C/Python) để viết
    được các chương trình cơ bản, làm nền tảng để theo học các học phần tiếp theo.

1.4. Kiến thức theo nhóm ngành

  • Phân tích và áp dụng được các kiến thức cơ bản, cốt lõi của
    toán kĩ thuật, phương pháp số, vật lí đại cương, một phần kiến thức vật lí hiện
    đại, các kĩ năng thực hành trong vật lí, tiếng anh chuyên ngành làm nền tảng bổ
    trợ cho khối kiến thức ngành.

1.5. Kiến thức ngành

  • Sinh viên có khả năng vận dụng các kiến thức về điện tử để phân
    tích và xây dựng được các hệ thống điện tử cơ bản về điện tử tương tự, điện tử
    số;
  • Sinh viên có khả năng vận dụng các kiến thức về tin học để phân
    tích và triển khai được các bài toán tin học cơ bản về học máy, lập trình hướng
    đối tượng, lập trình cho hệ thống nhúng, thiết lập phòng máy và cài đặt hệ điều
    hành;
  • Sinh viên có các khả năng vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh
    giá cần thiết để giải quyết được các bài toán khoa học kĩ thuật liên ngành như:
    Nghiên cứu phát triển các hệ thống nhúng thông minh, kĩ thuật điều khiển và tự
    động hoá, Robotics, Internet kết nối vạn vật, nông nghiệp thông minh, kĩ thuật
    đo lường và xử lí tín hiệu, các phương pháp kiểm tra không phá hủy, điện tử y
    sinh, sử dụng trí tuệ nhân tạo, học máy để thiết kế vật liệu mới, mô phỏng vật
    liệu và linh kiện điện tử, mô phỏng y sinh và dược học, xử lí và minh giải số
    liệu trong khoa học…;
  • Sinh viên có khả năng lập kế hoạch, tổ chức và giám
    sát các quá trình làm việc trong lĩnh vực điện tử, tin học và các lĩnh vực khác
    có liên quan.

2. Chuẩn đầu ra về kĩ năng

2.1. Kĩ năng chuyên môn

2.1.1. Các kĩ năng nghề nghiệp

  • Có kĩ năng dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và
    cho người khác trong lĩnh vực kĩ thuật điện tử và tin học;
  • Có kĩ năng tổ chức, sắp xếp công việc,
    có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo;
  • Có khả năng giao tiếp tốt, thu thập và xử lí thông tin tốt.

2.1.2. Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề

  • Có tư duy hệ thống, khoa học, nhanh chóng tiếp cận và giải
    quyết vấn đề một cách logic, tối ưu.

2.1.3. Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức

  • Có khả năng hình thành giả thuyết nghiên cứu;
  • Có khả năng tự nghiên cứu, có kĩ năng ứng dụng kết quả
    nghiên cứu vào thực tế đời sống.

2.1.4. Khả năng tư duy theo hệ thống

  • Có khả năng phân tích, kết hợp các kiến thức liên ngành để
    phát hiện vấn đề, mối tương quan giữa các vấn đề một cách có hệ thống.

2.1.5. Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn

  • Có khả năng vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã được học
    vào thực tiễn.

2.1.6. Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp

  • Có khả năng hình thành ý tưởng liên quan đến chuyên môn,
    quản lí các dự án trong lĩnh vực Kĩ thuật điện tử và tin học ứng dụng hoặc các
    lĩnh vực liên quan khác. Có kĩ năng xây dựng mục tiêu cá nhân, động lực làm việc
    dể phát triển cá nhân và sự nghiệp.

2.2. Kĩ năng bổ trợ

2.2.1. Các kĩ năng cá nhân

  • Có kĩ năng phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp
    thay thế trong điều kiện môi trường không xác định hoặc thay đổi;
  • Có kĩ năng học và tự học suốt đời;
  • Kiên trì, linh hoạt, tự tin, chăm chỉ, nhiệt tình và say
    mê công việc;
  • Biết cách quản lí thời gian và nguồn lực, có các kĩ năng
    cá nhân cần thiết khác để thích ứng với sự phức tạp của thực tế.

2.2.2. Làm việc theo nhóm

  • Có khả năng làm việc theo nhóm và thích ứng với sự thay đổi
    của các nhóm làm việc;
  • Xây dựng nhóm một cách hiệu quả, liên kết cùng các thành
    viên để hoàn thành nhiệm vụ.

2.2.3. Quản lí và lãnh đạo

  • Có khả năng hình thành nhóm làm việc hiệu quả, thúc đẩy
    hoạt động nhóm và phát triển nhóm. Biết cách điều tiết, phân chia công việc
    trong nhóm một cách hợp lí, khoa học;
  • Có khả năng tham gia lãnh đạo nhóm, biết điều hòa các mối
    quan hệ giữa các thành viên trong nhóm. Biết tổ chức, quản lí cuộc họp một cách
    khoa học, hiệu quả;
  • Có khả năng đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn
    thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

2.2.4. Kĩ năng giao tiếp

  • Có khả năng giao tiếp tốt, hòa đồng với mọi người. Biết
    cách sắp xếp ý tưởng, nội dung cần trao đổi. Có khả năng thuyết trình trước
    nhóm, đám đông. Có thể sử dụng các phương tiện giao tiếp: thư điện tử, điện thoại,
    tin nhắn…

2.2.5. Kĩ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ

  • Có khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo với các kĩ năng
    nghe, nói, đọc, viết trình độ tối thiểu đạt bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6
    bậc dành cho Việt Nam. Có kĩ năng sử dụng tiếng Anh chuyên ngành, giao tiếp
    chuyên môn trong nước và quốc tế.

2.2.6. Các kĩ năng bổ trợ khác

  • Có kĩ năng học tập suốt đời, tự tin trong môi trường làm
    việc quốc tế, kĩ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp; luôn cập nhật thông tin
    trong lĩnh vực chuyên môn; khả năng báo cáo, thuyết trình.

3. Về phẩm chất đạo đức

3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân

  • Có phẩm chất đạo đức tốt, lễ độ, khiêm tốn, nhiệt tình,
    trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, yêu ngành, yêu nghề.

3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

  • Có thái độ cầu tiến, học tập suốt đời, trung thực, có đạo
    đức nghề nghiệp, có trách nhiệm trong công việc, đáng tin cậy trong công việc,
    nhiệt tình và say mê công việc;
  • Luôn có tác phong làm việc chuyên nghiệp, dựa trên các chứng
    cứ khoa học, chính xác và có thái độ tôn trọng tác quyền của các nghiên cứu
    khác…

3.3. Phẩm chất đạo đức xã hội

  • Có trách nhiệm công dân và chấp hành pháp luật cao.
  • Có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc..

4. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

  • Có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm
    trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
  • Có khả năng hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện
    nhiệm vụ trong quá trình làm việc;
  • Có khả năng tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và
    có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân;
  • Có khả năng lập kế hoạch, điều phối, quản lí các nguồn lực,
    đánh giá và cải thiện hoạt động chuyên môn.

5.   Vị trí việc làm mà sinh viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

  • Các vị trí việc làm tại các công ty, viện nghiên cứu phát
    triển của các công ty công nghệ cao trong và ngoài nước liên quan đến nghiên cứu phát triển
    các hệ thống nhúng thông minh, tự động hoá, Internet kết nối vạn vật, các phương pháp đo lường và xử lí tín hiệu,
    nông nghiệp thông minh, các phương pháp kiểm tra không phá hủy, điện tử y sinh, sử dụng trí
    tuệ nhân tạo, học máy để thiết kế vật liệu mới, mô phỏng vật liệu và linh kiện điện tử, mô phỏng y sinh và
    dược học, xử lí và minh giải
    số liệu trong khoa học như: Samsung, Canon, LG, Nissan, FPT, Viettel, Rạng Đông… Hoặc tại các công ty
    tư nhân vừa và nhỏ liên quan
    đến Tin học, Điện tử, Viễn thông, Truyền
    hình, Internet…;
  • Các cơ sở nghiên cứu khoa học quốc gia như: Viện nghiên cứu
    Điện tử, Tin học, Tự động hoá; Viện Vật lí ứng dụng và Thiết bị khoa học; Viện
    công nghệ thông tin; Viện công nghệ Điện tử; Viện công nghệ viễn thông…;
  • Có thể tự nghiên cứu, chế tạo và phát triển các sản phẩm,
    giải pháp hữu ích có tính sáng tạo cao, từ đó tự thành lập các doanh nghiệp tư
    nhân và khởi nghiệp;
  • Giảng dạy Tin học, Điện tử tại các trường Đại học, Cao đẳng;
    Giảng dạy STEM tại các trường trung học hoặc các công ty, trung tâm giáo dục tư
    nhân;
  • Các cơ quan quản lí khoa học và công nghệ của các huyện,
    tỉnh, thành phố, trung ương;
  • Các cơ quan trong các lĩnh vực khác có liên quan đến điện
    tử, tin học.

6.   Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

  • Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Kĩ thuật Điện tử và
    Tin học có đủ năng lực để tiếp tục học các bậc cao hơn như cao học, nghiên cứu
    sinh ở trong nước và quốc tế các chuyên ngành về tin học, điện tử, khoa học
    liên ngành và các chuyên ngành khác có liên quan.

PHẦN III: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Xem chi tiết trong file đính kèm.