CÂY SANH- ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁCH TRỒNG

Cây sanh được xem là loại cây ngoại cảnh nằm trong Tứ linh bao gồm Đa- Sung- Sanh- Si. Cây sanh là một trong những loại cây cảnh có thể giúp bạn phủ xanh tạo bóng. Ngoài ra bạn còn có thể tạo dáng bonsai cho cây sanh và trang trí ở nhiều vị trí. Để có được một cây sanh đẹp mắt và đọc đáo thì cách trồng và tạo dáng đẹp cho cât rất quan trọng.

1. Đặc điểm của cây sanh

Cây sanh có tên khoa học là Ficus benjamina, là loại cây thuộc vào học Dâu tằm. Cây sanh được trồng khá phổ biến tại các nước trong khu vực châu Á, đặt biệt là tại Đông Nam Á trong đó có nước ta . Nhiều người lựa chọn loại cây này để trồng bởi cây sinh trưởng tốt, tán lá rộng và cây có thể làm cây cảnh trong nhà như nhiều cây cảnh khác. Là loài sống lâu năm, cây sanh có chiều cao trung bình từ 10 – 20m tùy môi trường sống, xanh mát quanh năm. Cây sanh có khả năng phân cành nhánh tốt, um tùm, khi phát triển mạnh, trên thân thường hình thành các gờ hay cục bướu.

Thân và cành khá dẻo, nhờ đó mà nhiều người thường uốn nắn cây sanh để tạo dáng bonsai, tăng giá trị và tính thẩm mỹ. Những cây được trồng bonsai sẽ được giới hạn kích thước, thường chỉ cao từ vài chục cm đến hơn 2m.

Rễ cây sanh có loại mọc dưới đất, giúp cây bám chắc, vững vàng, có loại lại hình thành từ các mắt trên thân, cành và cắm xuống đất, tạo nên vẻ đẹp hiếm có. Lá cây sanh có hình bầu dục, nhọn dần về phía 2 đầu. Lá nhẵn bóng, hơi mỏng và có màu xanh đậm dần khi về già.

Các lá này thường tập trung nhiều ở phía đầu cành, giúp cây có dáng vẻ um tùm, phủ bóng mát tốt.

Quả của cây sanh có dạng kép, khi non thì màu xanh, khi chín thì chuyển sang màu vàng, khi rụng thì hạt bên trong có khả năng nảy mầm thành cây con.

Về đặc tính sinh trưởng, cây sanh thích khí hậu ấm áp, ưa nước, ưa ẩm, có khả năng chịu cả hạn và úng. Cây thích hợp với nhiều loại đất và nên trồng ở những nơi nhiều ánh sáng, khi thiếu nước thì cây sẽ sinh trưởng chậm hơn.

2.     

Cách trồng  và chăm sóc cây sanh

2.a  Cách trồng cây sanh

Có sức sống tốt, tốc độ sinh trưởng nhanh, cây sanh rất dễ nhân giống và trồng. Phương pháp chủ yếu vẫn là gieo từ hạt nếu muốn số lượng nhiều và giâm cành nếu chỉ trồng ít.

Chuẩn bị đất trồng

Dù có thể sinh sống ở nhiều loại đất, nhưng đối với cây con bạn nên chuẩn bị đất trồng cây giàu dinh dưỡng một chút, có thể trộn thêm phân chuồng. Ngoài ra, bạn cũng cần trộn thêm ít xơ dừa, mùn để tăng độ tới xốp và khả năng thoát nước.

Phương thức gieo hạt:

 

Chuẩn bị đất gieo trồng và quả giống (nên chọn những quả chín mọng, mềm để lấy hạt gieo ngay), sau đó thì làm luống với kích thước rộng khoảng 60cm, cao khoảng 12cm. Gieo hạt theo khoảng cách 5 x 5cm và luôn giữ cho luống đất được ẩm bằng bình phun nước thông dụng để kích thích cây nảy mầm và phát triển.

Khi cây phát triển có từ 4 – 5 lá thật thì có thể trồng vào bầu hoặc cho vào luống cây chính. Sau khoảng 1 năm, khi cây có chiều cao từ 40 – 60cm thì có thể trồng vào chậu để uốn dáng cây sanh mini ôm đá hay các thế cây sanh đẹp theo ý muốn.

Tuy nhiên, trồng cây sanh bằng phương pháp gieo hạt dễ trồng những cũng dễ chết bởi vì những tác động từ môi trường bên ngoài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cây. Vì thế mà nếu trồng bằng cách này bạn cũng nên lưu ý.

Phương thức giâm cành: 

 

Cây sanh có tuổi thọ từ 2 năm tuổi trở lên là bạn có thể sử dụng cành để giâm được, lựa chọn những cành khỏe mạnh, không sâu bệnh. Cắt độ dài khoảng 50 – 65cm, dùng dao cắt một đoạn ngọn dài khoảng 15 – 20cm (từ đầu ngọn vào) với mỗi đoạn nhánh là một hom.

Sử dụng túi nylon đen với kích thước chiều cao x chiều ngang là 12 x 10cm. Sau đó cho đất mùn và phân chuồng đã ủ mục vào trong, cắm đoạn hom vào sâu khoảng 3 – 4cm. Sau khoảng 2 – 3 tháng khi cành giâm đã mọc rễ và phát triển thì có thể đem trồng trong chậu hoặc trong vườn được rồi.

2.b  Cách chăm sóc

Tưới nước:

 

Lây sanh lớn thì bạn hầu như không cần tưới nước hoặc tưới mỗi tuần một lần là đủ. Đối với cây sanh còn nhỏ, bạn nên duy trì đều đặn tưới 3 lần mỗi tuần, giữ cho đất luôn ẩm bởi đây là điều kiện để cây sinh trưởng nhanh. Có một lưu ý là nếu trông bonsai, sau khi đã tạo hình cây thì bạn hạn chế tưới nước, bởi sinh trưởng nhanh sẽ làm bể dáng của cây

Ánh sáng:

 

Là loài cây ưa sáng, bạn nên trồng cây sanh ở những nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng. Khi cây còn nhỏ thì bạn nên hạn chế ánh nắng gay gắt từ mặt trời, chuẩn bị một cái mái che di động là rất cần thiết.

Nhiệt độ và độ ẩm: 

Cây sanh ưa độ ẩm cao và chịu được biên độ nhiệt lớn, khá phù hợp với môi trường ở Việt Nam nên bạn không cần quá lo lắng.

Dinh dưỡng: 

Tương tự như tưới nước, bạn chỉ cần bón phân khi cây sanh còn nhỏ, khoảng 3 – 4 tháng bón một ít phân NPK là được. Nếu trồng bonsai thì hạn chế bón phân để giữ dáng cho cây.

Phòng trừ sâu bệnh:

Cây sanh ít khi bị sâu bệnh nên bạn không cần quá lo lắng. Thay vào đó hãy thường xuyên cắt tỉa, lại bỏ cành lá hư thối. Nếu phát hiện sâu rệp thì mua thuốc về phun ngay là được.

 

3. 

Công dụng và ý nghĩa cây sanh

Đầu tiên, là loài cây thân gỗ cao lớn, công dụng chính của cây sanh vẫn là che bóng mát. Với ưu điểm tán rộng, lá dày và xanh quanh năm, nhiều công trình như bệnh viện, công viên, sân vườn biệt thự hay vỉa hè thường chọn cây sanh để trang trí.

Không chỉ mang lại bóng mát, cây sanh còn góp phần không nhỏ trong quá trình loại bỏ bụi bẩn, thanh lọc không khí, mang đến không gian sống trong lành hơn.

Đặc biệt, nhờ dẻo dai, cây có nhiều rễ và mắt mà nhiều người giới hạn chiều cao, uốn nắn tạo thế bonsai cho cây sanh, từ đó tăng giá trị và tính thẩm mỹ lên nhiều lần. Cây sanh bonsai có thể trưng bày ở nhiều nơi như hội trường, sân vườn, tiểu cảnh, thậm chí là trong nhà, trong văn phòng đều rất phù hợp…

Cây sanh không có nhiều ý nghĩa đa dạng, với dáng đứng vững chắc, rễ cây, cành lá um tùm, loài cây này tượng trưng cho thịnh vượng

Người trồng cây sanh được cho là sẽ mang về nhiều may mắn, hạnh phúc, phát tài, công việc và cuộc sống luôn thuận lợi.

4. 

Cây sanh và cây si khác nhau thế nào?

Để phân biệt hai loại cây này, có thể dựa vào đặc điểm của lá, quả và bộ rễ.

Nhận biết qua lá, quả: 

Cây Si lá dày, màu xanh sậm, kích thước to hơn lá Sanh. Quả Cây Si loại sung ở nách lá, đường kính khoảng 1 cm, không cuống, khi chín màu vàng có sọc đỏ. Quả Cây Sanh khi chín có màu vàng trong có hạt và có khả năng mọc mầm tạo ra cây con theo lối sinh sản hữu tính.

Nhận biết qua thân cây:

 

Hai giống cây này khá giống nhau vì đều có hai loại rễ, một loại dưới lòng đất và một loại rễ nhô lên khỏi mặt đất. Hai loại cây này đều thích hợp trồng làm Cây Bonsai vì chúng rất dễ trồng, chỉ cần giâm xuống đất hoặc cắt cành đem ngâm vào nước chúng cũng sống. Tuy nhiên vì lá Si hơi to nên thường thích hợp trồng Cây Bonsai cỡ trung hoặc cỡ đại, mà ít thích hợp trồng làm Cây Bonsai nhỏ để bàn như Cây Sanh.

Nhận biết qua rễ cây:

 

Cây Si thường được trồng trên bể cá, nó bám trên đá rất tốt, đặt biệt là đá san hô. Vì bộ đế nhỏ (gốc không bè ra) nên người ta thường trồng trên đá san hô. Sau một thời gian thì rễ phủ kín, tạo ra bộ đế rất đẹp. Cây Si – Gừa có nét nổi bật hơn so với Cây Sanh là nhờ có bộ rễ dày đặc và rủ xuống này.

Để phân biệt được hai loại cây này, bạn có thể dựa theo những đặc điểm cốt yếu đã liệt kê ở trên. Hoặc học hỏi từ những người có kinh nghiệm chơi cây cảnh chuyên nghiệp, họ sẽ chỉ cho bạn những mẹo cơ bản để nhận biết cây sanh hay cây si nhé.

5

.

Chậu trồng cây sanh

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều chậu trồng cây được tạo thành nhiều mẫu thiết kế độc đáo khác nhau với kiểu dáng sang trọng hiện đại. Nó không chỉ đem lại cảnh quan, không khí trong lành mà đối với khía cạnh phong thủy. Chậu đẹp còn có tác dụng tích cực, kích thích – cải thiện vận may tài vận.

Đối với cây trồng  nghệ thuật như cây si, cây sanh,… hãy chọn chậu với lượng đất tối thiểu đủ duy trì sự sống của cây. Hạn chế chọn chậu quá sâu vì chúng cừa đem lại cảm giác nặng nề, vừa giảm tính thẩm mĩ cho cây trồng bạn cần chọn chậu càng đoen giản thì càng làm nổi bật dáng cây trồng.