CÂY GẠO HOA ĐỎ

Cây hoa gạo – Biểu tượng của làng quê Việt Nam 

Từ lâu,

Cây hoa gạo

đã trở thành biểu tượng quen thuộc của các vùng nông thôn các tỉnh thành Bắc Bộ. Hình ảnh

cây gạo

với những bông hoa rực sắc đỏ không chỉ là tín hiệu của “xuân qua, hạ tới”. Mà với đặc điểm nguyên sơ của gốc cây, đây được coi là lựa chọn chơi bonsai hàng đầu của nhiều nghệ nhân chơi cây tại Việt Nam. 

Giới thiệu chi tiết cây hoa gạo 

Tên thường gọi:

Cây hoa gạo, Cây gạo, cây gạo hoa đỏ

Tên gọi khác: Cây hồng miên, cây mộc miên, cây Pơ Lang, cây anh hùng

Tên khoa học:

Bombax ceiba

(Cây thuộc họ gạo)

Nguồn gốc xuất xứ: từ Ấn Độ 

Nơi sống: ở các vùng đồng bằng khí hậu ẩm mát hoặc vùng miền núi 

Phân bổ: Cây chủ yếu được trồng làm cảnh ở một số nước châu Á như: Việt Nam, Đài Loan, Hồng Kong, Indonesia, Malaysia hay miền Nam Trung Quốc…

Tuổi thọ: Cây cổ thụ sống lâu năm 

Đặc điểm hoa gạo: Hoa gạo màu đỏ rực, nở vào cuối mùa xuân, đầu mùa hạ

 

cay-gao-co-thu

 

cây gạo cổ thụ

Đặc điểm cây hoa gạo 

Đặc điểm hình thái

Thân

: Cây hoa gạo là cây thân gỗ, dáng thẳng, vỏ cây có nhiều gai màu nâu xám, nhọn, mọc chi chít. Gai trên thân gạo cũng phát triển dần theo tuổi đời của cây gạo. Trung bình, cây gạo cao trung bình từ 15m đến 20m. Đối với cây cổ thụ rừng già có thể đạt đến chiều cao từ 30m đến 35m. 

Cành

: Cành cây gạo mọc thưa, theo chiều ngang với tán rộng. 

: Lá cây gạo là kiểu lá kép chân vịt, có từ 5 đến 7 chiếc lá nhỏ hình trứng hoặc bầu dục. Chóp lá nhọn, mép nguyên, 2 mặt lá đều có màu xanh đậm. Vào mùa khô, cây gạo thường rụng hết lá. 

Hoa

: Hoa gạo có 5 cánh, cánh to, dày, mọc thành cụm ở hầu hết các nhánh cây. Hoa màu đỏ rực, xoè rộng khi nở. Hoa gạo nở rộ vào dịp cuối xuân (tháng 3) và tàn nhanh vào dịp đầu hoặc giữa mùa hè. Mùa đông khi lá rụng thì nụ hoa gạo ủ trong các cành để chuẩn bị nhú nở vào mùa xuân. Hoa gạo nở rộ trong 2 tuần.

Quả

: Quả gạo có hình nang trứng. Khi quả chín chuyển sang màu đen, tách quả thành 5 mảnh. Bên trong hạt chứa nhiều hạt, sợi bông nhỏ và mềm. 

 Đặc điểm sinh trưởng

Cây hoa gạo

dễ sống, dễ trồng trên các loại đất thịt và đất cát phù sa ngọt. Cây có thể trồng bằng cành tươi cắm xuống đất hoặc ươm hạt. Với thời gian ra hoa vào khoảng cuối xuân đầu hè. 

Công dụng, ý nghĩa cây hoa gạo

Cây hoa gạo dùng để làm cảnh, trang trí

Cây gạo được trồng nhiều ở các ven ruộng, ven đường làng quê, được coi là biểu tượng của làng quê Việt Nam. Ở các thành phố lớn, cây được trồng để lấy bóng mát, cây trồng trong các công trình xây dựng hoặc là biểu tượng cho các khu đền, chùa cổ xưa. 

Hoa gạo đỏ rực góc phố, trong công viên, khu vực đi bộ. Người dân hoặc du khách có đi qua, dừng chân ngắm nhìn màu hoa đỏ lại nhớ về tuổi thơ đầy hoài niệm. 

Ngoài ra, với ưu điểm gốc cây to, nguyên sơ của thân cổ thụ và hoa nở rực, Cây hoa gạo là một trong những lựa chọn hàng đầu của dân chơi Bonsai.

Giá trị dinh dưỡng 

Hạt của cây gạo chưa tới 20% đến 26% chất béo đặc và stearin. Vỏ cây gạo có chứa nhiều chất nhầy. Rễ cây chưa các thành phần galactose, tannin, arabinose, chất béo. cephaclin, semul đỏ, protein…

Toàn thân cây chứa nhiều nguyên tố vi lượng, đường, nhựa, pectin tannin… 

Giá trị chữa bệnh trong y học:

Hoa gạo có công dụng rất tốt cho sức khoẻ. Theo đông y, hoa gạo mang tính mát, vị ngọt chát, có tác dụng trong việc thanh nhiệt, giải độc, bổ huyết, cầm máu, tiêu viêm, lợi tiểu. 

Trong các bài thuốc dân gian, hoa gạo được phơi, sấy khô hoặc theo phương pháp sao đen để chữa các bệnh tiết niệu và tiêu hoá. Hoa gạo rất tốt cho những người bị viêm dạ dày hoặc gặp triệu chứng nước tiểu ít và đỏ. 

Theo ghi chép thêm của nhiều tài liệu cổ thì quả gạo còn được dùng thay thế cho sợi bông.

Cây gạo cao tuổi có xuất hiệu tầm gửi trên cây. Loại này gồm những dây leo dài, nhỏ, mọc thành bụi trên thân. Tầm gửi được sấy khô hoặc cây tươi được đun sôi làm thức uống giúp giảm xung huyết, sưng đau. Bên cạnh đó còn giúp giảm ứ trệ dịch đối với bệnh nhân bị ung thư gan hoặc xơ gan cổ trướng. 

Ngoài ra các bộ phận trên cây gạo như: rễ, vỏ thân cây đều có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả.

Giá trị trong văn hoá 

Với thế hệ ông bà ta ngày xưa, trong văn hoá trà đạo, không thể bỏ qua công thức ướp trà với hoa gạo. Biến trà hoa gạo trở thành thức uống quen thuộc trong các câu chuyện hàn huyên và vừa giúp dễ ngủ, an thần.

 

cay-gao-trang-tri-canh-quan

 

cây gạo trang trí cảnh quan

Hướng dẫn trồng cây hoa gạo 

Cây hoa gạo vốn là giống cây dễ trồng và dễ sống. Tuy nhiên để cây được phát triển tốt nhất, cần tránh thời điểm mùa đông giá rét, khi thời tiết xuống dưới 15 độ. 

Chọn giống

Có thể trồng cây bằng cách mua giống hoặc đơn giản hơn, nếu xung quanh bạn có sẵn cây gạo, có thể trồng bằng cành cây đó. Hình thức trồng bằng cành có thể giâm cành hoặc cắm cọc hàng rào, cành cũng tự ra rễ và mọc thành cây mới. 

Các phương pháp nhân giống

Cây hoa gạo được trồng rất đơn giản. Bạn có thể áp dụng theo 2 phương pháp nhân giống chính là: 

Phương pháp ươm hạt

Phương pháp giâm cành

Trên thực tế thì phương pháp giâm cành được ứng dụng phổ biến hơn vì đảm bảo tính nhanh chóng và hiệu quả hơn. Không trồng cây gạo bằng phương pháp chiết cành. Vỏ cây nhiều nhựa sẽ làm liền vết khoanh khi chiết. 

Quá trình trồng

Thời vụ

: Cây hoa gạo có thể trồng ở nhiều thời điểm trong năm, tránh các dịp mùa đông lạnh dưới 15 độ. Cây dễ sống, ưa nắng, vì vậy có thể trồng ở chỗ nhiều nắng nóng nhưng phải được tưới nước đều. 

Đất trồng

: Cây gạo dễ trồng, không kén loại đất. Cần lưu ý không trồng cây bị nhiễm độc trừ cỏ hay bị nhiễm mặn. Loại đất lý tưởng nhất để trồng cây là đất cát mùn phù sa ngọt hoặc đất thịt. Hai loại đất này chứa nhiều chất dinh dưỡng và giúp tiết kiệm được chi phí phân bón. 

Cách trồng cây 

trong-cay-hoa-gao

trồng cây hoa gạo

Đối với cách trồng bằng ươm hạt: Yêu cầu sự tỉ mỉ, nhiều công đoạn. Người trồng cần cuốc hố và ủ phân trước. Khi trồng cây gạo non cần cắm cọc xung quanh cây để che chắn gió thổi. Đặc biệt trong thời điểm nắng nóng hoặc lạnh rét, phải che chắn để cây non không bị héo chết. 

Đối với cách trồng bằng giâm cành: Chỉ cần chặt cành gạo tươi, không bị nát đầu cành rồi cắm xuống đất. Một thời gian sau cây sẽ tự mọc cành. 

 

cay-gao-do

 

cây gạo đỏ công trình

Kỹ thuật chăm sóc cây hoa gạo

Dù thực tế, Cây hoa gạo rất dễ sống. Nhưng để chơi hoa và có hoa đẹp đúng vụ xuân người trồng cần thực hiện các lưu ý sau: 

Hoạt động tưới nước

: khi tưới cây cần sử dụng nước sạch, tưới hàng ngày. Đặc biệt khi để cây ở những nơi đón nắng nóng cần thường xuyên chăm tưới hơn để đảm bảo cây nhận được lượng nước đầy đủ. 

Cần lưu ý không “tham tưới” quá nhiều dẫn đến tình trạng cây rễ cây bị ngập úng hoặc bị chết rễ. 

Bón phân

: Khi chăm cây gạo, không chỉ cần quan tâm đến cách tưới nước mà bạn còn cần thường xuyên chăm bón rễ cây, bón lá hay phân vi lượng. Điều này sẽ giúp cho cây đạt tốc độ sinh trưởng nhanh chóng và cho ra hoa như ý. 

Tần suất bón phân thường sau khi trồng cây 10 ngày, bạn có thể tưới 1 trong 3 loại phân kể trên. Tưới xen kẽ phân bón kết hợp với tưới nước sạch hàng ngày khi cây còn nhỏ. Không cần tưới thêm loại phân bón nào khác. Vì thực tế, cây gạo cũng không cần quá nhiều phân. 

Đối với cây gạo trồng để lấy bóng mát thì cần trú trọng vào chất lượng nước tưới hàng ngày. Không cần tưới phân thường xuyên vì khi cây lớn, bộ rễ phát triển đâm sâu vào lòng đất đã hút đủ chất dinh dưỡng cần thiết. 

Cắt tỉa cành, tạo hình:

Cây gạo không yêu cầu quá cầu kỳ về tạo hình nếu được trồng ở ven đường, ven đê để lấy bóng mát. Mỗi cây gạo trưởng thành được tạo hình tự nhiên, đều tỏa ra bóng mát trùm khắp không gian. 

Ngược lại, với những người trồng cây gạo để làm cây cảnh chơi trong nhà thì cần thường xuyên cắt tỉa những cành lá úa để đảm bảo tính thẩm mỹ. Với thế cây yêu thích, người trồng cần thuê người hoặc tự uốn cây, tạo hình cây theo mong muốn của mình. 

Nhiều tay chơi bonsai còn tạo hình cây gạo với đá khối, tượng đá hoặc tạo thành hình khối lạ mắt. Điều này vừa giúp nâng cao tính thẩm mỹ vừa nâng cao giá trị thương mại cho cây. 

Các bệnh thường gặp và cách phòng trừ

Cây hoa gạo thuộc dòng cổ thụ, không quá kén đất trồng và điều kiện chăm sóc nên cây dễ sống và không gặp nhiều vấn đề sâu bệnh. Tuy vậy, người trồng cũng cần lưu ý một số loại sâu đục thân, đục rễ tấn công cây. 

Để bảo vệ cây trước những loài sâu bệnh này, bạn có thể tham khảo dùng các loại thuốc trừ sâu hoặc thuốc bảo vệ thực vật theo liều lượng cho phép. 

Đặc biệt, đối với một số trường hợp bị thối rễ, người trồng cần điều chỉnh lại liều lượng nước tưới cây. Đồng thời phải nhanh chóng xới bổ sung đất khô, hút nước cho rễ cây khô ráo. 

Người trồng nên thường xuyên chăm sóc cây định kỳ, quan tâm theo dõi cây thường xuyên. Thời gian rảnh rỗi, đừng quên nhổ cỏ hoặc đảo đất bề mặt gốc để đất duy trì lượng ẩm, dinh dưỡng. Đồng thời đảm bảo cho cây được sinh thường khoẻ mạnh.

Bài viết ngày hôm nay đã cung cấp cho người đọc những thông tin hữu ích về

Cây hoa gạo

– loài cây biểu tượng cho làng quê Việt Nam.

Hoa gạo

từ là loài cây dễ trồng, dễ thấy nhưng lại mang giá trị tinh thần đặc sắc trong cuộc sống của người Việt. 

Ai xa quê hoàn toàn có thể tự tay trồng một cây gạo trong vườn nhà để mỗi mùa gạo nở lại gợi nhớ những hoài niệm về quê hương. Địa chỉ mua cây hoa gạo đẹp, đừng ngần ngại liên hệ ngay với Cây Cảnh Hoàng gia. Bạn đọc có thể đặt mua tại website uy tín:

https://caycanhhoanggia.vn/

hoặc hotline 

0917030393

để được tư vấn.