CÂY ĐINH LĂNG

Đinh lăng là 1 trong các loại thảo dược gần gũi với đời sống hàng ngày. Người ta thường dùng loại thảo dược này để làm cây cảnh hoặc trồng lấy dễ cây ngâm rượu nhưng lại không biết rằng đinh lăng là thảo dược quý có thể chữa được nhiều bệnh. Bên cạnh đó, đinh lăng có đến 7 loại nên nếu không phân biệt kỹ sẽ dễ bị mua nhầm. 

Đinh lăng có tên khoa học Polyscias fruticosa thuộc họ nhân sâm, trong đông y và dân gian còn có tên gọi khác là nam dương sâm hoặc cây gỏi cá. 

 

 

1. ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CỦA ĐINH LĂNG

1.1. Đặc điểm các bộ phận của đinh lăng

Đinh lăng thuộc loại cây bụi, thân nhỏ có màu nâu xám, vỏ nhẵn không có gai. Đây là loại cây ưu snags có sức chịu hạn tốt nhưng không chịu được ngập úng. Lá đinh lăng thuộc loại lá kép lông chim 2 -3 lần. Chiều dài của lá giao động từ 20 – 40cm tùy loại. Lá chét có răng cưa.

1.2. Phân loại đinh cây đinh lăng

Đinh lăng có 7 loại khác nhau, trong đó chỉ có 1 loại đinh lăng lá nếp ( lá nhỏ) dùng được làm dược liệu còn lại chỉ để làm cảnh. 

  • Đinh lăng lá nếp (còn gọi là Nam sâm dương): Thân nhẵn, lá nhỏ hơi xoăn, rễ cây non là loại rễ trùm khi trưởng thành và về già là rễ củ có giá trị dược liệu cao. 
  • Đinh lăng lá tẻ: Thân cây xù xì, lá to, ít rễ và cứng dù phát triển lâu năm cũng không có củ rễ
  • Đinh lăng đĩa (polyscias scutellaria): Loại này lá to như chiếc đĩa và hiếm gặp.
  • Đinh lăng lá răng (Polyscias serrata Balf): Loại đinh lăng này có kích thước nhỏ thường được sử dụng làm cây cảnh trang trí trong phòng. 
  • Đinh lăng lá tròn (Polyscias balfouriana): Hay còn gọi là đinh lăng vỏ hến vì quan sát lá loại đinh lăng này giống như vỏ hến phần mép có màu trắng phần còn lại thì màu xanh. 
  • Đinh lăng lá vằn (Polyscias guilfoylei): Màu lá tương tự đinh lăng lá tròn. Tuy nhiên, mép lá có hình gân cưa và dài như những cánh hoa.
  • Đinh lăng mép lá bạc (P. guilfoylei var. laciniata): Với những ai yêu thích bonsai thì chắc có thể biết tới loại này, thân cây mềm dễ uốn nắn thành nhiều hình dạng, lá có viền bạc rất lạ mắt.

1.3. Phân bố của đinh lăng

Theo những tài liệu nghiên cứu về đinh lăng chỉ ra loại cây này có nguồn gốc từ Thái Bình Dương, còn tại Việt Nam bắt đầu xuất hiện từ những năm 60 của thế kỷ XX. Vào thời gian này, đinh lăng chủ yêu được trồng là đinh lăng lá nếp sử dụng làm thảo dược trong các bài thuốc đông y. 
Với đặc tính ưa nóng và sáng nên loại cây này được trồng nhiều tại các tỉnh miền núi phía bắc, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. 

1.4. Bộ phận dùng, cách thu hái và chế biến đinh lăng

Theo sách đông y ghi chép và theo những nguyên cứu dược lý hiện đại thì trừ phần quả đinh lăng thì phần thân, lá, rễ đều có thể sử dụng làm dược liệu. Tuy nhiên, chỉ có đinh lăng trưởng thành mới có thể thu hoạch và sử dụng làm dược liệu ( Cây đạt đủ 3 năm tuổi được gọi là đinh lăng trưởng thành )

Đối với phần thu hoạch, lá cây đinh lăng có thể thu hoạch vào bất cứ khi nào nhưng đối với nụ, rễ cây thì phải đúng thời điểm thu hoạch mới lấy được giá trị hoạt chất cao. Cụ thể, rễ cây hoặc củ phải được thu hoạch vào mùa thu, hoa đinh lăng phải từ tháng 4 đến tháng 7 vào thời điểm chỉ đang mở nụ. 

 

 

Chế biến đinh lăng ở mỗi bộ phận sẽ có 1 cách chế biến khác nhau. Chẳng hạn như: 

  • Rễ, củ và vỏ: Có thể dùng ở dạng tươi hoặc khô. Phần bộ phận này dân gian thường hay dùng để ngâm rượu chữa các bệnh ho lâu năm, bồi bổ khí huyết. Còn trong các sách y học ghi lại thì có thể sắc lấy nước uống. 
  • Phần nụ hoa: Sẽ phơi khô và dùng để ngâm rượu
  • Lá đinh lăng: Dùng được cả ở dạng tươi sắc lấy nước uống. Theo kinh nghiệm dân gian có thể sao khô bảo quản để sắc nước uống dần hoặc đêm làm thành gối lá đinh lăng. 

Đinh lăng ở bộ phận nào cũng có vị đắng khá khó uống nên khi chế biến đinh lăng thường nên cho thêm 1 chút mật ong hoặc rượu gừng để giảm vị đồng thời cũng tăng được hiệu lực của thảo dược. 

2. THÀNH PHẦN HOẠT CHẤT CỦA ĐINH LĂNG

Trong các nghiên cứu dược lý đã chỉ ra, trong đinh lăng có 8 loại saponin khác nhau và chứa nhiều nhất ở bộ phận vỏ rễ. Ngoài ra các hoạt chất alkaloid; glycoside; phytosterol; tanin; acid hữu cơ; khoảng 20 loại axit amin; các nguyên tố vi lượng, 21,1% đường; vitamin B1, B2, B6 và C cũng được tìm thấy rất nhiều. Đáng chú ý là trong các loại axit amin này, có nhiều loại không thể thay thế được như: Lysine, cysteine và methionine.

Theo kết quả của công trình nghiên cứu kéo dài 7 năm của thạc sĩ Nguyên Thị Thu Hương và các cộng sự của bà tại trung tâm Sâm và dược liệu thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng, thành phần dược chất cũng như tác dụng dược lý của đinh lăng tương tự như nhân sâm. 

 

 

3. CÔNG DỤNG CỦA ĐINH LĂNG

  • Rễ, củ đinh lăng: Có tác dụng tăng cường thể lực, giải nhiệt, giải tỏa căng thẳng và chống oxy hóa tốt. Đặc biệt phần rễ cây còn có tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh lý về gan cũng như tăng cường miễn dịch cho cơ thể, giảm đau khớp
  • Lá đinh lăng: Có công dụng chống viêm sưng và điều trị hen suyễn. Trong các kinh nghiệm dân gian, thì gối làm từ lá đinh lăng còn có tác dụng chữa bệnh mất ngủ, đau nửa đầu. Lá đinh lăng tương sắc nước uống còn có tác dụng thông tắc tia sữa. 
  • Thân và cành đinh lăng: Chữa đau lưng mỏi gối
  • Nụ đinh lăng: Lợi tiểu, tăng cường trí nhớ, hỗ trợ điều trị bệnh đau đầu kinh niên. 

4. LƯU Ý KHI SỬ DỤNG ĐINH LĂNG LÀM THUỐC

Tuy đinh lăng có nhiều công dụng, nhưng các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu lạm dụng đinh lăng trong điều trị bệnh ( chẳng hạn sử dụng quá liều lượng ) sẽ gây ra vỡ hồng cầu khiến người sử dụng cảm thấy kém ăn, tiêu chảy và kiệt sức. Chính vì vậy nếu không có kiến thức chuyên môn để phân biệt được loại đinh lăng nào sử dụng làm thuốc và định lượng sử dụng thì chúng ta không nên tùy ý sử dụng.