CÁCH VIẾT TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHI TIẾT
Tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học là một bài tập giúp giảng viên đánh giá được tổng quan kiến thức bộ môn cũng như khả năng nghiên cứu khoa học của sinh viên. Trước khi đến với phần hướng dẫn viết tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua về khái niệm phương pháp nghiên cứu khoa học cũng như một số các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu khoa học.
Khái niệm phương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu khoa học các công cụ hỗ trợ bạn trong quá trình thực hiện việc thu thập dữ liệu, kiến thức và thông tin trong quá trình nghiên cứu khoa học. Bản chất của phương pháp nghiên cứu khoa học là việc con người sử dụng một cách có ý thức các quy luật vận động của đối tượng như một phương tiện để khám phá chính đối tượng đó.
Phân loại các phương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu khoa học gồm 2 nhóm cơ bản là các phương pháp nghiên cứu lý thuyết và các phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Cụ thể:
Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết được dựa trên các thông tin và cơ sở dữ liệu có sẵn trong các tài liệu hay văn bản, từ đó rút ra kết luận khoa học cho vấn đề nghiên cứu. Bao gồm:
-
Lịch sử
-
Phân loại và hệ thống lý thuyết
-
Phân tích và tổng hợp lý thuyết
-
Giả thuyết
-
Mô hình hoá
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm những phương pháp tác dụng trực tiếp vào đối tượng trong thực tiễn, từ đó giúp làm rõ bản chất cùng các quy luật liên quan đến đối tượng. Các phương pháp này bao gồm:
-
Quan sát khoa học
-
Điều tra
-
Chuyên gia
-
Phân tích tổng kết thí nghiệm
Nội Dung Chính
Viết tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học như thế nào?
Bất cứ một bài viết nào cũng cần có một cấu trúc. Điều đó giúp cho bài viết của bạn trở nên mạch lạc, dễ hiểu và không bị lan man. Và một bài tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học cũng không có ngoại lên.
Vậy cấu trúc của một bài tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học bao gồm những nội dung gì? Dưới đây là các phần quan trọng và không thể thiếu trong một bài tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học:
Tên đề tài
-
Ở phần này, bạn nên viết tên đề tài tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học một cách ngắn gọn nhưng nêu được vấn đề cơ bản cần được giải quyết. Không nên ghi quá dài và chứa đựng quá nhiều mục tiêu.
- Bạn nên bắt đầu tên đề tài bằng động từ.
Tên tác giả
Mục lục
Phần mở đầu
Lý do chọn đề tài: Bạn cần nêu bật được lý do lý luận (Khái quát tính chất và tầm quan trọng của vấn đề/đối tượng nghiên cứu của đề tài) và lý do thực tiễn (Những yếu kém, bất cập trong thực tiễn so với vị trí, yêu cầu nêu trên).
Mục đích nghiên cứu: Bạn có thể trả lời các câu hỏi dưới đây để đưa ra mục đích cho bài tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học của mình. Các câu hỏi như sau:
-
Bạn nghiên cứu để làm gì?
-
Nhằm vào việc gì?
- Để phục vụ cho điều gì?
Mục đích được xem là cái đích mà đề tài nghiên cứu hướng đến, cũng như là vấn đề trung tâm xuyên suốt của đề tài. Hay còn được hiểu là bản chất của sự vật, hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu.
Đối tượng và chủ thể trong nghiên cứu:
-
Đối tượng nghiên cứu trả lời cho câu hỏi đề tài của bạn nghiên cứu về cái gì? Nó có thể là thực trạng, biện pháp, giải pháp, hiện tượng, biểu hiện, sự kiện,…
- Chủ thể nghiên cứu trả lời cho câu hỏi đề tài của bạn nghiên cứu về ai?
Phương pháp nghiên cứu tiểu luận: Trong phần này bạn cần chỉ ra được tất cả những phương pháp nghiên cứu mà bạn đã sử dụng trong bài tiểu luận của mình. Ví dụ: phương pháp diễn dịch, quy nạp, phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa,…
Phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu cần được khảo sát trong một phạm vi nhất định về mặt thời gian, không gian và lĩnh vực nghiên cứu.
Nội dung
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Trong chương này, bạn cần trình bày được các vấn đề lý thuyết chung, bao gồm:
-
Nêu tổng quan về các nghiên cứu liên quan (nếu có)
-
Các khái niệm, định nghĩa cơ bản
-
Các đặc điểm cơ bản của đối tượng và khách thể nghiên cứu của bài tiểu luận
Chương 2: Thực trạng và giải pháp của vấn đề được nghiên cứu
-
Khảo sát thực trạng: Dựa vào các phương pháp nghiên cứu hoặc bảng câu hỏi được sử dụng trong đề tài. Sau đó, thực hiện khảo sát điều tra, xử lý thống kê và mẫu nghiên cứu.
-
Nguyên nhân của thực trạng
-
Giải pháp sẽ thực hiện
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Tiến hành thực nghiệm và so sánh kết quả thực nghiệm, sau đó đưa ra nhận định, đánh giá.
Kết luận và kiến nghị
Đối với phần này, người viết cần tóm tắt lại nội dung chính của bài tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học. Sau đó đưa ra các giải pháp triển khai áp dụng vào thực tiễn, đồng thời đưa ra khuyến nghị và đề xuất hướng phát triển của đề tài.
Danh mục tài liệu tham khảo
-
Tài liệu tham khảo phải bao gồm tất cả các công trình nghiên cứu và tác giả có liên quan đã được trích dẫn trong tiểu luận.
-
Bên cạnh đó, tên tác giả và tên tài liệu viết chữ nghiêng, sau đó đến nhà xuất bản, cuối cùng là năm xuất bản (nếu có). Ví dụ: Trần Thiên Trung, Điều trị viêm dạ dày tá tràng, Tạp chí Y học, 2002, Trang 13.
-
Phân loại tài liệu tham phải tiếng Việt riêng, tiếng nước ngoài riêng; nên để khối tiếng Việt lên trước.
Phụ lục
- Mục đích của phần này là lưu trữ thông tin và liệt kê những bảng số liệu liên quan được xuất hiện trong bài tiểu luận, để người đọc quan tâm có thể kiểm tra và tra cứu.
-
Nếu bạn thực hiện phiếu điều tra hay bảng điều tra thì phải được trình bày trong phụ lục theo đúng hình thức, không nên hiệu đính lại.
Hy vọng với những chia sẻ của luanvandt.com trên đây, sẽ giúp bạn có thể làm được một bài tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh.