CÁCH SỬ DỤNG DẦU Ô LIU OLIVOILÀ TRONG NẤU ĂN
DẦU Ô LIU OLIVOILÀ ĐƯỢC CHẾ BIẾN NHƯ THẾ NÀO?
Quy trình chế biến dầu ô-liu Olivoilà rất nghiêm ngặt, chuyên nghiệp, từ khâu đặt mua đến đóng gói, lưu ý đến từng chi tiết nhỏ nhất, đáp ứng mọi nhu cầu tinh tế của bạn trong cuộc sống. Dầu ô – liu Olivoilà Extra Virgin (750ml) thuộc nhóm cao cấp nhất trong các loại dầu ô-liu, có độ axit nhỏ hơn hoặc bằng 0,8%, đạt tiêu chuẩn dầu ô-liu nguyên chất ép lạnh quốc tế, giúp tiêu hóa nhanh các chất béo ăn vào cơ thể, là dung môi giúp hấp thu tốt các vitamin. Ngoài công dụng trộn với salad, làm nước xốt và gia vị tẩm ướp thức ăn, dầu Extra Virgin còn là nguyên liệu làm đẹp: dưỡng da, tóc, môi…
Dầu ô – liu Pomace (1 lít) được sản xuất bằng phương pháp cơ học và vật lý trong điều kiện nhiệt độ được kiểm soát nên dầu ô – liu Pomace có hương vị hoàn hảo, tự nhiên với độ axit không quá 1% đạt tiêu chuẩn dầu ô – liu Pomace quốc tế. Ngoài ra, với điểm bốc khói cao hơn các loại dầu ô – liu thông thường (238ºC) là loại dầu ô – liu lý tưởng cho hình thức nấu, nướng, rán (chiên) lâu.
DẦU Ô LIU CÓ THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG RA SAO?
+ Chất béo
Theo Healthline, trong dầu oliu nấu ăn có khoảng 14% là chất béo bão hòa, 11% là chất không bão hòa đa (chẳng hạn như axit béo omega-6 và omega-3). Nhưng axit béo chiếm ưu thế trong dầu ô liu nấu ăn chính là chất béo không bão hòa đơn gọi là axit oleic, chiếm 73% tổng lượng dầu
Các nghiên cứu cho thấy axit oleic làm giảm viêm và thậm chí có thể có tác dụng có lợi đối với các gen liên quan đến ung thư. Chất béo không bão hòa đơn cũng khá bền với nhiệt độ cao, làm cho dầu ô liu nguyên chất trở thành một lựa chọn lành mạnh để nấu ăn .
+ Vitamin và khoáng chất
Oliu là nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, một số loại vitamin và khoáng chất được bổ sung thêm trong quá trình chuyển hóa.
Vitamin E: Các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo cao thường chứa nhiều các chất chống oxy hóa có vai trò quan trọng đối với làn da.
Sắt: oliu đen là nguồn cung cấp sắt cho cơ thể vì sắt rất quan trọng trong việc vận chuyển oxy trong hồng cầu.
Đồng: đây là một loại khoáng chất thiết yếu trong chế độ ăn kiêng của người phương Tây. Thiếu đồng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Canxi: là loại khoáng chất có nhiều nhất trong cơ thể, cần thiết cho xương, cơ và chức năng thần kinh.
Natri: hầu hết quả oliu chứa một lượng nhiều natri , vì chúng được đóng gói trong nước muối.
+ Các hợp chất hữu cơ khác
Dầu oliu nấu ăn chứa nhiều các hợp chất hữu cơ, đặc biệt là giàu chất chống oxy hóa.
Oleuropein: Đây là chất chống oxi hoá có nhiều trong quả oliu chưa chín, có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Hydroxytyrosol: khi quả oliu chín, oleuropein sẽ được chuyển hóa thành hydroxytyrosol, một chất chống oxi hóa mạnh.
Tyrosol: là hợp chất phổ biến có trong dầu oliu, chất chống oxi hoá này không có khả năng oxi hóa mạnh như hydroxytyrosol. Tuy nhiên, nó có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Oleonalic Acid: chất chống oxy hoá này có thể giúp ngăn ngừa tổn thương gan, kiểm soát lượng mỡ trong máu và giảm viêm.
Quercetin: chất dinh dưỡng này có thể làm giảm huyết áp và cải thiện sức khoẻ tim mạch.
CÁCH SỬ DỤNG DẦU Ô LIU OLIVOILÀ TRONG NẤU ĂN
– Dầu oliu được sử dụng thay thế cho bơ:
Dầu oliu là một loại dầu ăn rất tốt cho sức khỏe con người, được sử dụng phổ biến trong nấu ăn đặc biệt dùng để:
-
Nếu như bơ được các nước phương Tây ưa chuộng để ăn với bánh mì hay với các món salat khác thì nay chúng ta có thể thay thế bơ bằng dầu oliu để hạn chế tối đa chất béo, gây béo phì và tăng cholesterol trong máu.
-
Chúng ta nên sử dụng dầu oliu để ăn với bánh mì: Đây là cách sử dụng khá quen thuộc của ẩm thực nước Ý. Theo cách này, bánh mì sẽ được dùng để chấm với dầu oliu hoặc trộn cùng một ít dấm balsamic (Balsamic vinegar) thay vì dùng bơ như ở các nước phương Tây khác.
– Dùng dầu oliu để chế biến các món salad, món trộn:
Các món salad sẽ ngon hơn, thơm hơn và đảm bảo được hương vị hoàn hảo và thanh mát nhất (không béo ngậy) với dầu oliu làm nguyên liệu. Bạn có thể tưới dầu oliu lên món salad hoặc làm sốt dressing trộn salad.
– Sử dụng dầu oliu để làm nước sốt ướp cá, thịt, gia cầm và rau quả:
Sau khi làm sạch các loại thực phẩm, sơ chế đầy đủ thì các bạn có thể dùng dầu oliu như các nguyên liệu ướp các loại thịt và rau củ khác, nó sẽ giúp tăng thêm hương vị khi chế biến.
– Dầu oliu dùng để thêm vào khi món ăn đã chín :
Chúng ta không thể phủ nhận được sức “quyến rũ” của các món ăn đã nấu xong mà được trộn dầu oliu như mỳ Ý hay các món rau củ đã chín: tạo nên món ăn vừa đậm đà, tròn vị lại không gây béo và ngấy.
– Trong lúc chế biến khoai tây nghiền hoặc khoai tây nướng
Đối với món khoai tây nghiền: Dùng dầu oliu thay cho bơ trong khi nghiền khoai tây luộc để khoai thêm mềm và khi nấu tăng độ thơm của món ăn.
Đối với món khoai tây nướng: Khoai tây sau khi đã nướng chín trong lò, lấy ra và phết lên bề mặt khoai chút dầu oliu cùng ít lá hương thảo để miếng khoai trông bóng bẩy, không còn khô cũng như có thơm hương thảo mộc.
Mặt khác, nếu bạn dùng trong nấu ăn (ở nhiệt độ cao) thì bạn nên dùng loại dầu oliu đã qua tinh chế. Loại dầu này sẽ không biến chất dù gặp nhiệt độ cao, có màu nhạt hơn các loại dầu còn lại và chỉ có chút hương vị oliu.
Còn nếu bạn muốn tìm loại dầu thơm ngon hơn để làm món salad trộn hoặc rải lên món cá sau khi nấu để dậy hương thì dầu oliu nguyên chất là lựa chọn tuyệt vời.
Cách sử dụng dầu oliu trong nấu ăn để đạt được hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe và giữ được hương vị thơm ngon nhất thì các bạn nên áp dụng cách chế biến dầu oliu một cách tự nhiên và tuân thủ cách hướng dẫn sử dụng dầu oliu phù hợp nhất cho từng món ăn.