CÁCH PHÂN TÍCH VÀ XÁC ĐỊNH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH

Tin tức

Hiểu rõ được những gì đang xảy ra xung quanh là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Có một số công cụ thống kê hữu ích sẽ giúp bạn nắm được thông tin và dự đoán trước được những tình huống có thể xảy ra trong kinh doanh. Đồng thời bạn có thể thấu hiểu rõ hơn về đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực với bạn. Việc phân tích được chi tiết những gì đối thủ đang làm sẽ giúp bạn có nhiều lợi thế và vượt lên trong quá trình hoạt động và phát triển. Hãy tham khảo nội dung bài viết này để có thể hiểu đối thủ cạnh tranh là gì nhé!

1. Đối thủ cạnh tranh là gì?

Đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh là những công ty cùng kinh doanh những sản phẩm tương tự hoặc giống nhau và có cùng đối tượng khách hàng mục tiêu. Họ cạnh tranh với nhau trên nhiều khía cạnh nhằm đạt được mục tiêu về doanh số và thị phần trên thị trường.

Ví dụ về những đối thủ cạnh tranh với nhau chúng ta có thể kể đến Coca và Pepsi. Họ là những đối thủ trực tiếp bởi vì họ cung cấp cùng 1 sản phẩm đến khách hàng. Họ cố gắng xây dựng thương hiệu, chiếm lĩnh thị phần bằng những chiến lược khác nhau.

 

Đối thủ cạnh tranh là gì?

2. Tại sao bạn cần quan tâm đến đối thủ cạnh tranh?

Một số doanh nghiệp nghĩ rằng họ chỉ cần có những kế hoạch kinh doanh thật tốt và có thể phớt lờ đi đối thủ cạnh tranh (còn gọi là competitor). Đó có thể là do họ nghĩ rằng những gì họ đang có (sản phẩm, giá, nhà phân phối,…) là độc quyền hoặc họ tin rằng việc lãng phí nguồn lực hay tài nguyên vào việc phân tích là không cần thiết bởi vì họ có nhiều thứ đáng quan tâm hơn.

Ở một góc độ khác thì một số công ty lại quá ám ảnh với việc tìm hiểu đối thủ cạnh tranh (đôi khi họ sẽ sử dụng những phương pháp đáng ngờ để làm điều đó). Họ cảm thấy hạnh phúc vì có thể bắt chước hoặc phản ứng kịp thời khi có sự thay đổi xảy ra ở phía đối thủ.

Tóm lại, việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh có thể:

  • Giúp bạn hiểu được những điểm mạnh và điểm yếu từ sản phẩm của bạn so với những đối thủ khác trên thị trường.

  • Xác định được phần nào những bước đi hiện tại và tương lai của đối thủ.

  • Nắm được thông tin để phát triển những chiến lược có thể tạo ra được lợi thế cạnh tranh trong tương lai.

  • Dự báo được phản ứng của đối thủ khi bạn ra mắt sản phẩm mới hoặc có chiến lược về giá mới.

3. Cách phân tích đối thủ cạnh tranh thông qua việc đặt câu hỏi

Cách phân tích đối thủ cạnh tranh thông qua việc đặt câu hỏi

Một số những câu hỏi mà chúng ta nên đặt ra trong quá trình xác định đối thủ cạnh tranh:

  • Ai là đối thủ cạnh tranh của bạn? Có bao nhiêu đối thủ đã và đang tham gia vào thị trường giống với bạn?

  • Những đối thủ này cạnh tranh với bạn ở khía cạnh nào?

    Ảnh hưởng của đối thủ cạnh tranh đến doanh nghiệp

    của bạn là nhiều hay ít?

  • Đối thủ đang nắm trong tay những đặc điểm gì? (

    Quy mô thị trường

    , số lượng nhân viên, địa điểm, sản phẩm, dịch vụ,….)

  • Mục tiêu của các đối thủ cạnh tranh với bạn là gì? (Điều này thường được thể hiện trên website hoặc trong các báo cáo thường niên mà đối thủ công khai)

  • Những chiến lược kinh doanh mà đối thủ đang thực hiện? Đánh giá mức độ thành công của những chiến lược đó?

  • Điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ nằm ở đâu?

  • Đối thủ có những sáng kiến nào hoặc phản ứng như thế nào đối với hoạt động kinh doanh trên thị trường?

4. Nguồn thông tin về đối thủ

Những thông tin về đối thủ được chia làm 3 nhóm chính:

– Những thông tin công khai: Những thông tin công khai được lưu truyền trong nội bộ hoặc bên ngoài bao gồm:

  • Báo cáo thường niên

  • Thông cáo báo chí

  • Các thông tin trên website/blog/báo giấy/tạp chí

  • Các buổi thuyết trình/diễn thuyết

– Những thông tin không công khai: Những thông tin này thường phải được tổng hợp từ nhiều nguồn, bao gồm:

  • Danh sách giá sản phẩm

  • Những người đấu thầu

  • Chiến dịch quảng cáo

  • Chiến dịch khuyến mãi

  • Đơn xin cấp bằng sáng chế

Những thông tin ẩn: Để có được loại dữ liệu này đòi hỏi rất nhiều may mắn. Những dữ liệu này hầu hết là những cuộc nói chuyện, đến từ việc trao đổi với những người cung cấp, khách hàng, những quản lý trước đây hoặc những nhân viên cũ của đối thủ. Những loại dữ liệu này thường được bảo vệ bởi các điều khoản trong hợp đồng như thỏa thuận không tiết lộ bí mật kinh doanh. Vậy nên cần tiếp cận thật cẩn trọng đối với loại dữ liệu này.

  • Liên hệ với những đối tác/những cung cấp

  • Triển lãm thương mại

  • Các buổi hội thảo/huấn luyện bán hàng

  • Tuyển dụng nhân viên hoặc quản lý cũ

  • Thảo luận với các nhà phân phối/đại lý

  • Những liên hệ xã hội khác

Giống như việc ghép hình, mỗi mảnh ghép dữ liệu không có nhiều giá trị. Chìa khóa quan trọng là thu thập càng nhiều càng tốt các mảnh ghép và lắp ráp chúng thành một bức tranh tổng thể trong cuộc cạnh tranh về kinh doanh.

5. Những gì chúng ta cần biết về các đối thủ cạnh tranh

Những gì chúng ta cần biết về các đối thủ cạnh tranh

Những nguồn thông tin phía trên có thể cung cấp cho chúng ta sự thấu hiểu tốt nhất về những cạnh tranh đang diễn ra vào thời điểm hiện tại và cả trong tương lai. Bạn càng có nhiều thông tin về đối thủ thì bạn sẽ càng có lợi trong cuộc đua. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn vẫn cần tôn trọng đối thủ, hãy lấy những thông tin từ đối thủ từ những nguồn đáng tin cậy và hợp pháp. Những thông tin này có thể tìm được thông qua những nguồn như:

  • Số liệu doanh thu và lợi nhuận

  • Dữ liệu về thị trường (Doanh thu và khối lượng giao dịch)

  • Nhân sự chủ chốt

  • Những kênh phân phối và tiếp thị

  • Các hoạt động khuyến mãi kích cầu và ngân sách

  • Hồ sơ khách hàng

Trong những thông tin trên, có một số dữ liệu từ đối thủ chúng ta cần biết được chi tiết hơn nếu có thể:

  • Doanh thu hoặc lợi nhuận được chia nhỏ ở mức độ từng sản phẩm hoặc dịch vụ

  • Mức độ hài lòng của khách hàng

  • Những vấn đề cụ thể của khách hàng

  • Những chiến lược về sản phẩm mới

  • Những hoạt động tiếp thị và khuyến mãi hiệu quả

  • Những kế hoạch đầu tư trong tương lai

  • Thời hạn hợp đồng với những nhà cung cấp hoặc đối tác quan trọng

Nguồn: workspace.co.uk, feedough