CÁCH ĐỂ VIẾT MỘT BÁO CÁO KHOA HỌC
– Điều dưỡng và cử nhân điều dưỡng
MỤC TIÊU:
1. Viết được 1 bài báo cáo khoa học với quy mô nhỏ
2. Trình bày được bằng Slide một báo cáo khoa học trước hội đồng nghiệm thu và hội nghị khoa học
I. Chọn đề tài:
Để chọn một đề tài nghiên cứu nên dựa vào các tiêu chuẩn sau:
- Tính bức thiết: tại sao phải nghiên cứu đề tài này, nó mang lại lợi ích gì?
- Tính trùng lắp: nếu đề tài trùng lắp với các đề tài đã nghiên cứu thì giá trị không cao.
- Tính khả thi: dựa trên 3 mặt
– Tài chính
– Vật liệu, phương tiện
– Nhân lực
4. Tính thuận theo hướng nghiên cứu ( của các giới chức, cơ quan…)
5. Tính ứng dụng
6. Tính tương xứng giữa hiệu quả nghiên cứu và phí tổn
7. Tính thời khắc: Sau khi hoàn thành đề tài có còn đáp ứng nhu cầu xã hội hay không.
8. Khía cạnh đạo đức: Đạo luật Nuremberg 1947 và tuyên ngôn Helsinki 1975- Bất kỳ biện pháp nào áp dụng lên con người đều không được làm hại con người.
II. Viết báo cáo khoa học:
Báo cáo khoa học là một tác phẩm để tường trình công việc nghiên cứu đã làm và công bố những kết quả đã đạt được.
1. Tên đề tài: phải trả lời cho câu hỏi nghiên cứu. Đơn giản là trả lời cho câu hỏi ” Bạn đang nghiên cứu về vấn đề gì vậy?”, đây cũng chính là mục tiêu tổng quát của đề tài.
Lưu ý: Không được sử dụng từ viết tắt;
Không nên đặt tiêu đề mơ hồ
Không nên đặt tiêu đề quá dài
Tiêu đề nên có yếu tố mới
Không nên đặt tiêu đề như là 1 phát biểu
2. Đặt vấn đề: cần thỏa mãn 2 mục đích là cung cấp những kiến thức cơ bản về lĩnh vực nghiên cứu và chỉ rõ lợi ích của công trình nghiên cứu bằng cách nêu rõ tại sao phải nghiên cứu đề tài này.
Phần đặt vấn đề thường được chia làm 3 phần nhỏ:
– Phần đầu tiên đề cập những khía cạnh chung của vấn đề nghiên cứu, cung cấp cho người đọc những thông tin cần thiết để họ có thể hiểu và đánh giá được các kết quả nghiên cứu hiện tại mà không cần đọc các tài liệu tham khảo khác.
– Phần thứ hai xác định rõ khía cạnh đặc biệt của vấn đề nghiên cứu, vấn đề cụ thể là gì, và trong kho tàng tri thức còn khoảng trống nào?
– Phần thứ ba nêu rõ mục đích nghiên cứu. Để đạt được mục đích đó cần thực hiện các mục tiêu nào.
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu là một câu văn phạm- câu khẳng định- thể hiện nội dung cần nghiên cứu và cần đạt được sau thời gian nghiên cứu mà trước đó không biết được, không đạt được.
Đó là một câu được bắt đầu bằng một động từ, sau đó là một bổ ngữ.
Dựa vào mục tiêu ta xác định nội dung nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kế hoạch nghiên cứu.
Mục tiêu khác với mục đích. Mục đích là đích đến, là cái mà ta sẽ đạt được sau khi các mục tiêu đều đạt. Như vậy mục đích là cái đạt được sau nghiên cứu- nó là giá trị ngoại.
3. Tổng quan: Phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài bám sát theo mục tiêu đề tài đã đưa ra; nêu những vấn đề còn tồn tại; chỉ ra những vấn đề mà đề tài cần tập trung nghiên cứu, giải quyết. Cụ thể là vấn đề đang nghiên cứu đã trải qua các thời kỳ nghiên cứu như thế nào? Hiện tại các công trình trên thế giới đã giải quyết đến đâu, những vấn đề nào đã giải quyết tốt, còn những vấn đề nào chưa thỏa đáng cần tiếp tục nghiên cứu, Việt Nam đang đứng ở đâu trong việc giải quyết vấn đề này, địa phương của mình đang đứng ở đâu trong vấn đề này?
4. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu là phần quan trọng nhất trong một bài báo khoa học.
Trong phần phương pháp, phải trả lời cho được câu hỏi: “tác giả đã làm gì”. Để trả lời câu hỏi này, tác giả phải cung cấp thông tin về thiết kế nghiên cứu, bệnh nhân (hay đối tượng nghiên cứu), phương pháp đo lường, độ tin cậy và chính xác của đo lường, phương pháp phân tích dữ liệu. Do đó, phần phương pháp nghiên cứu có thể có những tiêu đề nhỏ như sau:
Đối tượng: Thông tin về đặc điểm của đối tượng nghiên cứu đóng vai trò quan trọng để người đọc có thể đánh giá khả năng khái quát hóa của công trình nghiên cứu. Khi mô tả đặc điểm đối tượng nghiên cứu, cần nêu tiêu chuẩn tuyển chọn và tiêu chuẩn loại trừ. Đôi khi tác giả cần phải lấy các biến số quan trọng như độ tuổi, giới tính, sắc tộc, trình độ học vấn, tình trạng sức khỏe…
Cỡ mẫu: Thông thường, các nghiên cứu lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên randomized controlled trial (RCT) phải có một câu văn mô tả cách tính cỡ mẫu, những giả định đằng sau cách tính cỡ mẫu.
Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Cần cung cấp thông tin về địa điểm được thực hiện, nơi thu thập, vì địa điểm có thể ảnh hưởng đến tính hợp lí của kết quả nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu: nêu ngắn gọn về phương pháp nghiên cứu.
Các bước nghiên cứu : Phải tóm lược từng bước nghiên cứu. Việc phân nhóm trong nghiên cứu, chi tiết về can thiệp hay điều trị (nếu có). Nếu công trình có liên quan đến ngẫu nhiên hóa, tác giả cần phải mô tả cụ thể qui trình ngẫu nhiên hóa như thế nào, kĩ thuật gì đã được sử dụng để đảm bảo các nhóm cân đối, v.v…Mô tả kĩ thuật đo lường được sử dụng trong nghiên cứu, như tên của máy, model gì, phần mềm phiên bản nào, và nơi sản xuất. Cần phải mô tả điều kiện (nhiệt độ, ánh sáng) trong khi đo lường, cũng như các hệ số về độ tin cậy và độ chính xác của kĩ thuật đo lường.
Mô tả các phương pháp quan sát, đo lường và đánh giá kết quả: các tiêu chuẩn đánh giá cần phải chính xác và cụ thể
Phân tích dữ liệu: Thiết kế và phân tích các nghiên cứu đều cần đến các phương pháp thống kê. Đôi khi tác giả cũng phải nói ra đã dùng phần mềm nào cho phân tích( SPSS16.0, Medcal…)
Phần phương pháp thường dài gấp 2 hay 3 lần phần đặt vấn đề.
5. Phần kết quả:
Nguyên tắc:
Kết quả phải trả lời cho được câu hỏi “Đã phát hiện những gì?” Cần phải phân biệt rõ đâu là kết quả chính và đâu là kết quả phụ.
Phần kết quả phải có biểu đồ và bảng số liệu, những dữ liệu này phải được diễn giải một cách ngắn gọn trong văn bản. Những số liệu phải được trình bày để lần lượt trả lời các mục tiêu nghiên cứu (hay câu hỏi nghiên cứu) mà tác giả đã nêu ra trong phần đặt vấn đề.
Phần kết quả phải được viết một cách ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề nêu ra trong phần đặt vấn đề. Tất cả các bảng thống kê, biểu đồ, và hình ảnh phải được đánh số thứ tụ, chú thích rõ ràng; tất cả những kí hiệu phải được đánh vần hay chú giải một cách cụ thể để người đọc có thể hiểu được ý nghĩa của những dữ kiện này. Trong phần kết quả, tác giả chỉ trình bày sự thật và chỉ sự thật, kể cả những sự thật mà nhà nghiên cứu không tiên đoán trước được hay những kết quả “tiêu cực” (ngược lại với điều mình mong đợi). Tác giả không nên bình luận hay diễn dịch những kết quả này cao hay thấp, xấu hay tốt, v.v.. vì những nhận xét này sẽ được đề cập đến trong phần bàn luận.
Để có thể trình bày phần kết quả một cách thuyết phục:
5.1. Trước hết, sắp xếp những kết quả quan trọng trong một loạt bảng số liệu và biểu đồ muốn đưa vào bài báo khoa học. Nếu kết quả nghiên cứu đơn giản (như bao nhiêu nam, bao nhiêu nữ, độ tuổi trung bình, v.v…), thì không cần phải trình bày trong bảng số liệu, mà chỉ cần mô tả trong bài báo là đủ. Nhưng những kết quả mang tính phức tạp thì cần phải cần đến bảng số liệu và biểu đồ.
5.2. Phần kết quả nên trình bày những dữ liệu phục vụ cho các mục tiêu đề ra trong phần đặt vấn đề.
5.3. Khi mô tả kết quả nghiên cứu, cần phải đề cập đến xu hướng khác biệt và mức độ khác biệt.
5.4. Khi mô tả một bảng số liệu, tránh cách viết liệt kê. Một bảng số liệu có khi có rất nhiều số liệu phức tạp, mà tác giả có khi cảm thấy lúng túng không biết nên mô tả số liệu nào trước, và số liệu nào sau. Nguyên lí là chọn số liệu nào nổi trội, quan trọng, và có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu để trình bày. Nói chung, khi trình bày bảng số liệu, cần (a) tối thiểu hóa lặp lại những con số trong bảng số liệu; (b) cung cấp cho độc giả những thông tin bổ sung cho bảng số liệu (nhưng không có trong bảng số liệu); và (c) cố gắng súc tích.
5.5. Tác giả nên báo cáo kết quả “âm tính” – vì đây là những kết quả có khi rất quan trọng! Đôi khi kết quả không xảy ra như tác giả tiên lượng lúc ban đầu, hoặc không phù hợp với giả thuyết nghiên cứu, và tác giả sợ khó công bố bài báo nên cố tình dấu! Nhưng đó là điều không chấp nhận được trong khoa học. Những kết quả như thế có thể nói lên rằng giả thuyết nghiên cứu không đúng và cần phải phát biểu lại, hoặc phương pháp đo lường có vấn đề, hoặc tác giả đang ngồi trên một khám phá rất quan trọng. Bất cứ lí do gì, tác giả cần phải thành thật trình bày những kết quả “âm tính”, và đừng bao giờ nghĩ rằng chỉ vì kết quả không như mình tiên lượng là những “kết quả xấu”. Nếu tác giả thiết kế công trình nghiên cứu tốt, thì những dữ liệu kết quả đó là thật, và cần phải được trình bày và diễn giải một cách thích hợp.
Lưu ý:
– Không nên đưa vào bài báo những thông tin và dữ liệu “lặt vặt”.
– Tránh trình bày một loạt dữ liệu mà không có ý nghĩa gì lớn hay không diễn giải.
– Không nên dùng những tính từ mang tính áp đặt trong phần kết quả.
– Không nên diễn giải dữ liệu trong phần kết quả.
– Chỉ nêu kết quả của mình nghiên cứu. Tuyệt đối không được đưa vào phần này kết quả của các công trình khác
6. Bàn Luận:
Phần Bàn luận là phần cuối của nội dung của một bài báo khoa học, và nó có chức năng giống như là một diễn giải kết quả nghiên cứu. Phần Bàn luận nên tập trung vào trả lời cho được câu hỏi “Những phát hiện đó có ý nghĩa gì”?
Phần bàn luận gồm:
6.1. Mở đầu phần bàn luận bằng cách tóm tắt bối cảnh, giả thuyết, mục tiêu và nêu phát hiện chính của nghiên cứu là gì?.
6.2. So sánh kết quả của nghiên cứu với các nghiên cứu trước, với các tác giả khác.
6.3. Giải thích kết quả và cơ chế của những mối liên hệ phát hiện trong nghiên cứu.
6.4. Khái quát hóa kết quả nghiên cứu và giải thích ý nghĩa của kết quả có được.
6.5. Bàn luận về điểm mạnh và điểm yếu của công trình nghiên cứu.
6.6. Kết luận theo từng nội dung tiểu mục.
Phần bàn luận bám theo kết quả nghiên cứu và cũng là để phục vụ cho các mục tiêu nghiên cứu.
7. Kết luận: Trình bày những kết quả mới của đề tài một cách ngắn gọn, cụ thể, rõ ràng để trả lời cho các mục tiêu nghiên cứu ở phần đặt vấn đề. Các kiến nghị tiếp theo từ kết quả nghiên cứu.
CÁCH CHUẨN BỊ SLIDE CHO MỘT BÁO CÁO KHOA HỌC
Mục tiêu là phải giúp cho người nghe lĩnh hội vấn đề nhanh, “tiêu hóa” thông tin nhanh, và chú ý vào bài báo cáo của mình. Nguyên tắc chung là càng ít chữ, càng tốt. Ít chữ có nghĩa là người nghe tập trung vào những gì tác giả nói (thay vì viết). Cố gắng không bao giờ đọc slide.
1. Trình bày với PowerPoint
Để có một báo cáo tốt, tác giả đòi hỏi phải thực tập rất nhiều.
Nếu được, cố gắng sáng chế ra nhiều màu nền khác nhau để dùng trong bài nói chuyện; nếu không có nhiều màu nền, thì chỉ dùng màu nền hết sức đơn giản.
Tựa đề trên mỗi slide cũng giống như bảng chỉ đường. Bảng chỉ đường dẫn dắt câu chuyện một cách logic và lí thú. Do đó, tác giả cần phải suy nghĩ cách đặt tựa đề cho mỗi slide sao cho đơn giản nhưng đủ để khán giả biết mình đang ở đâu trong câu chuyện. Sau đây là vài hướng dẫn cho cách soạn slide.
2. Mỗi slide chỉ nên trình bày một ý tưởng
Đây là điều quan trọng: một slide chỉ nên trình bày một ý tưởng, không nên nhồi nhét hơn một ý tưởng vào một slide. Do đó, tất cả những dữ liệu hoặc biểu đồ trong slide chỉ nên dùng để yểm trợ cho ý tưởng chính.
3. Slide trình bày theo công thức n x n
Một slides có quá nhiều chữ sẽ làm khán giả khó theo dõi và ý tưởng bị loãng. Mỗi slide, nếu chỉ có chữ, thì nên tuân thủ theo công thức “n x n”. Công thức này có nghĩa là nếu quyết định mỗi slide có 5 dòng chữ thì mỗi dòng chỉ nên có 5 chữ. Một slide không nên có quá 6 dòng chữ (n < 7).
Soạn slide ngắn gọn sẽ giúp khán giả tốn ít thì giờ đọc và dành nhiều thì giờ lắng nghe tác giả. Đó là cách viết ngắn gọn, như phóng viên đặt tựa đề bản tin, có thể không cần phải có một câu văn hoàn chỉnh bỏ những chữ không cần thiết.
4. Dùng biểu đồ và hình ảnh
Chúng ta dễ cảm nhận và có ấn tượng với biểu đồ hơn là con số. Có nhiều dạng biểu đồ và mỗi dạng chỉ có thể áp dụng cho một tình huống cá biệt. Một số hướng dẫn chung có thể tóm lược như sau:
Loại biểu đồ
Mục đích
Tối đa
Hình tròn (Pie chart)
Phần trăm, cơ cấu
3 – 5 slides
Biều đồ thanh (bar chart)
Dùng để so sánh, tương quan, xếp hạng
5 – 7 slides
Biểu đồ tán xạ (scatter plot)
Mô tả biến đổi theo thời gian, mối tương quan
1 – 2 slides
Bảng số liệu
So sánh số liệu
3 cột và 5 dòng
Hình ảnh cartoons
Minh họa
1 – 2 slides
Nên tránh dùng hình hoạt họa, vì những hình ảnh này có thể làm giảm sự trang trọng của bài nói chuyện. Hình hoạt họa dùng không đúng chỗ và đúng cách làm cho người xem cảm thấy khó theo dõi thông điệp chính của bài nói chuyện.
5. Font và cỡ chữ
Có hai nhóm font chữ chính: nhóm chữ không có chân gồm Arial, Comic Sans, Papyrus, v.v. Nhóm font chữ có chân bao gồm Times New Roman, Courier, Script, v.v. Nhiều nghiên cứu khuyên nên dùng font chữ không có chân như Arial, hay các font tương tự.
Về cỡ chữ (size), phần lớn các chuyên gia khuyến cáo nên dùng cỡ (size) từ 18 trở lên. Nếu dùng font chữ với cỡ <18 khán giả sẽ khó đọc, nhất là trong các hội trường rộng. Riêng phần tựa đề, cỡ font chữ phải 40 đến 50. Tuy nhiên, trong trường hợp phải trình bày tài liệu tham khảo thì font size khoảng 12-14 có thể chấp nhận được.
Không nên dùng chữ viết hoa, Chữ viết hoa được hiểu là la hét, mất lịch sự. Ngoài ra, chữ viết hoa cũng khó đọc và khó theo dõi. Tuy nhiên, có thể viết nghiêng hay tô đậm (bold-faced), nhưng đừng nên lạm dụng những cách viết này. Chỉ dùng gạch đít khi cần nhấn mạnh một điều gì quan trọng; nếu không thì nên tránh cách viết này.
6. Màu
Chọn màu cho chữ cũng là một nghệ thuật. Màu đỏ và màu cam là màu “nặng” nhưng rất khó tập trung. Màu xanh lá cây, xanh nước biển, và nâu là những màu “ngọt dịu”, nhưng khó gây chú ý. Màu đỏ và xanh lá cây có thể khó thấy đối với những người với hội chứng mù màu.
Cách chọn màu còn tùy vào bối cảnh và môi trường. Cũng cần phân biệt màu chữ (text color) và màu nền (background color).
- Nếu hội trường nhỏ hay giảng dạy: chọn chữ màu tối trên nền sáng. Ví dụ như chữ màu đen hay màu xanh đậm trên nền trắng;
- Nếu hội trường rộng lớn: chọn chữ sáng trên nền tối, như chữ màu trắng / vàng trên nền xanh đậm.
Tránh slide với chữ màu xanh lá cây và màu nền đỏ (hay chữ màu đỏ trên nền màu xanh lá cây), vì rất nhiều người bị mù màu với sự kết hợp này. Nói chung tránh chọn màu nền đỏ vì đây là loại màu “nặng” dễ làm cho mắt bị mệt và khó theo dõi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trương Đình Kiệt. Thiết kế nghiên cứu. Giáo trình sau đại học. Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2000.
2. Nguyễn Thanh Liêm, Đặng Phương Kiệt, Lê Bích Thủy. Cách tiến hành công trình nghiên cứu y học. Nhà xuất bản y học. Hà Nội 1997.
3. Nguyễn Thanh Liêm ( Dịch và hiệu đính).Phương pháp thiết kế các nghiên cứu lâm sàng. Hulley S.P, Cummings S.R, Browner W.S, Grady D.G, Newan T.B. NXB Y học- Hà Nội. 2011.
4. . Nguyễn Thanh Liêm ( Dịch và hiệu đính).Phương pháp viết và trình bày một nghiên cứu lâm sàng. Browner W.S. NXB Y học- Hà Nội. 2010.
5. Nguyễn Văn Tuấn. Lâm sàng thống kê. www.ykhoa.net
6. Phương pháp nghiên cứu khoa học. Giáo trình sau đại học. Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2000..
ĐỐI TƯỢNG:- Các bác sỹ chưa học chứng chỉ nghiên cứu khoa họcĐiều dưỡng và cử nhân điều dưỡngMỤC TIÊU:1. Viết được 1 bài báo cáo khoa học với quy mô nhỏ2. Trình bày được bằng Slide một báo cáo khoa học trước hội đồng nghiệm thu và hội nghị khoa họcĐể chọn một đề tài nghiên cứu nên dựa vào các tiêu chuẩn sau:- Tài chính- Vật liệu, phương tiện- Nhân lực4. Tính thuận theo hướng nghiên cứu ( của các giới chức, cơ quan…)5. Tính ứng dụng6. Tính tương xứng giữa hiệu quả nghiên cứu và phí tổn7. Tính thời khắc: Sau khi hoàn thành đề tài có còn đáp ứng nhu cầu xã hội hay không.8. Khía cạnh đạo đức: Đạo luật Nuremberg 1947 và tuyên ngôn Helsinki 1975- Bất kỳ biện pháp nào áp dụng lên con người đều không được làm hại con người.Báo cáo khoa học là một tác phẩm để tường trình công việc nghiên cứu đã làm và công bố những kết quả đã đạt được.phải trả lời cho câu hỏi nghiên cứu. Đơn giản là trả lời cho câu hỏi ” Bạn đang nghiên cứu về vấn đề gì vậy?”, đây cũng chính là mục tiêu tổng quát của đề tài.Lưu ý: Không được sử dụng từ viết tắt;Không nên đặt tiêu đề mơ hồKhông nên đặt tiêu đề quá dàiTiêu đề nên có yếu tố mớiKhông nên đặt tiêu đề như là 1 phát biểucần thỏa mãn 2 mục đích là cung cấp những kiến thức cơ bản về lĩnh vực nghiên cứu và chỉ rõ lợi ích của công trình nghiên cứu bằng cách nêu rõ tại sao phải nghiên cứu đề tài này.Phần đặt vấn đề thường được chia làm 3 phần nhỏ:- Phần đầu tiên đề cập những khía cạnh chung của vấn đề nghiên cứu, cung cấp cho người đọc những thông tin cần thiết để họ có thể hiểu và đánh giá được các kết quả nghiên cứu hiện tại mà không cần đọc các tài liệu tham khảo khác.- Phần thứ hai xác định rõ khía cạnh đặc biệt của vấn đề nghiên cứu, vấn đề cụ thể là gì, và trong kho tàng tri thức còn khoảng trống nào?- Phần thứ ba nêu rõ mục đích nghiên cứu. Để đạt được mục đích đó cần thực hiện các mục tiêu nào.Mục tiêu là một câu văn phạm- câu khẳng định- thể hiện nội dung cần nghiên cứu và cần đạt được sau thời gian nghiên cứu mà trước đó không biết được, không đạt được.Đó là một câu được bắt đầu bằng một động từ, sau đó là một bổ ngữ.Dựa vào mục tiêu ta xác định nội dung nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kế hoạch nghiên cứu.Mục tiêu khác với mục đích. Mục đích là đích đến, là cái mà ta sẽ đạt được sau khi các mục tiêu đều đạt. Như vậy mục đích là cái đạt được sau nghiên cứu- nó là giá trị ngoại.Phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài bám sát theo mục tiêu đề tài đã đưa ra; nêu những vấn đề còn tồn tại; chỉ ra những vấn đề mà đề tài cần tập trung nghiên cứu, giải quyết. Cụ thể là vấn đề đang nghiên cứu đã trải qua các thời kỳ nghiên cứu như thế nào? Hiện tại các công trình trên thế giới đã giải quyết đến đâu, những vấn đề nào đã giải quyết tốt, còn những vấn đề nào chưa thỏa đáng cần tiếp tục nghiên cứu, Việt Nam đang đứng ở đâu trong việc giải quyết vấn đề này, địa phương của mình đang đứng ở đâu trong vấn đề này?Phương pháp nghiên cứu là phần quan trọng nhất trong một bài báo khoa học.Trong phần phương pháp, phải trả lời cho được câu hỏi: “tác giả đã làm gì”. Để trả lời câu hỏi này, tác giả phải cung cấp thông tin về thiết kế nghiên cứu, bệnh nhân (hay đối tượng nghiên cứu), phương pháp đo lường, độ tin cậy và chính xác của đo lường, phương pháp phân tích dữ liệu. Do đó, phần phương pháp nghiên cứu có thể có những tiêu đề nhỏ như sau:: Thông tin về đặc điểm của đối tượng nghiên cứu đóng vai trò quan trọng để người đọc có thể đánh giá khả năng khái quát hóa của công trình nghiên cứu. Khi mô tả đặc điểm đối tượng nghiên cứu, cần nêu tiêu chuẩn tuyển chọn và tiêu chuẩn loại trừ. Đôi khi tác giả cần phải lấy các biến số quan trọng như độ tuổi, giới tính, sắc tộc, trình độ học vấn, tình trạng sức khỏe…Cỡ mẫu: Thông thường, các nghiên cứu lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên randomized controlled trial (RCT) phải có một câu văn mô tả cách tính cỡ mẫu, những giả định đằng sau cách tính cỡ mẫu.Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Cần cung cấp thông tin về địa điểm được thực hiện, nơi thu thập, vì địa điểm có thể ảnh hưởng đến tính hợp lí của kết quả nghiên cứu.nêu ngắn gọn về phương pháp nghiên cứu.Các bước nghiên cứu : Phải tóm lược từng bước nghiên cứu. Việc phân nhóm trong nghiên cứu, chi tiết về can thiệp hay điều trị (nếu có). Nếu công trình có liên quan đến ngẫu nhiên hóa, tác giả cần phải mô tả cụ thể qui trình ngẫu nhiên hóa như thế nào, kĩ thuật gì đã được sử dụng để đảm bảo các nhóm cân đối, v.v…Mô tả kĩ thuật đo lường được sử dụng trong nghiên cứu, như tên của máy, model gì, phần mềm phiên bản nào, và nơi sản xuất. Cần phải mô tả điều kiện (nhiệt độ, ánh sáng) trong khi đo lường, cũng như các hệ số về độ tin cậy và độ chính xác của kĩ thuật đo lường.Mô tả các phương pháp quan sát, đo lường và đánh giá kết quả: các tiêu chuẩn đánh giá cần phải chính xác và cụ thểPhân tích dữ liệu: Thiết kế và phân tích các nghiên cứu đều cần đến các phương pháp thống kê. Đôi khi tác giả cũng phải nói ra đã dùng phần mềm nào cho phân tích( SPSS16.0, Medcal…)Phần phương pháp thường dài gấp 2 hay 3 lần phần đặt vấn đề.Nguyên tắc:Kết quả phải trả lời cho được câu hỏi “Đã phát hiện những gì?” Cần phải phân biệt rõ đâu là kết quả chính và đâu là kết quả phụ.Phần kết quả phải có biểu đồ và bảng số liệu, những dữ liệu này phải được diễn giải một cách ngắn gọn trong văn bản. Những số liệu phải được trình bày để lần lượt trả lời các mục tiêu nghiên cứu (hay câu hỏi nghiên cứu) mà tác giả đã nêu ra trong phần đặt vấn đề.Phần kết quả phải được viết một cách ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề nêu ra trong phần đặt vấn đề. Tất cả các bảng thống kê, biểu đồ, và hình ảnh phải được đánh số thứ tụ, chú thích rõ ràng; tất cả những kí hiệu phải được đánh vần hay chú giải một cách cụ thể để người đọc có thể hiểu được ý nghĩa của những dữ kiện này. Trong phần kết quả, tác giả chỉ trình bày sự thật và chỉ sự thật, kể cả những sự thật mà nhà nghiên cứu không tiên đoán trước được hay những kết quả “tiêu cực” (ngược lại với điều mình mong đợi). Tác giả không nên bình luận hay diễn dịch những kết quả này cao hay thấp, xấu hay tốt, v.v.. vì những nhận xét này sẽ được đề cập đến trong phần bàn luận.Để có thể trình bày phần kết quả một cách thuyết phục:5.1. Trước hết, sắp xếp những kết quả quan trọng trong một loạt bảng số liệu và biểu đồ muốn đưa vào bài báo khoa học. Nếu kết quả nghiên cứu đơn giản (như bao nhiêu nam, bao nhiêu nữ, độ tuổi trung bình, v.v…), thì không cần phải trình bày trong bảng số liệu, mà chỉ cần mô tả trong bài báo là đủ. Nhưng những kết quả mang tính phức tạp thì cần phải cần đến bảng số liệu và biểu đồ.5.2. Phần kết quả nên trình bày những dữ liệu phục vụ cho các mục tiêu đề ra trong phần đặt vấn đề.5.3. Khi mô tả kết quả nghiên cứu, cần phải đề cập đến xu hướng khác biệt và mức độ khác biệt.5.4. Khi mô tả một bảng số liệu, tránh cách viết liệt kê. Một bảng số liệu có khi có rất nhiều số liệu phức tạp, mà tác giả có khi cảm thấy lúng túng không biết nên mô tả số liệu nào trước, và số liệu nào sau. Nguyên lí là chọn số liệu nào nổi trội, quan trọng, và có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu để trình bày. Nói chung, khi trình bày bảng số liệu, cần (a) tối thiểu hóa lặp lại những con số trong bảng số liệu; (b) cung cấp cho độc giả những thông tin bổ sung cho bảng số liệu (nhưng không có trong bảng số liệu); và (c) cố gắng súc tích.5.5. Tác giả nên báo cáo kết quả “âm tính” – vì đây là những kết quả có khi rất quan trọng! Đôi khi kết quả không xảy ra như tác giả tiên lượng lúc ban đầu, hoặc không phù hợp với giả thuyết nghiên cứu, và tác giả sợ khó công bố bài báo nên cố tình dấu! Nhưng đó là điều không chấp nhận được trong khoa học. Những kết quả như thế có thể nói lên rằng giả thuyết nghiên cứu không đúng và cần phải phát biểu lại, hoặc phương pháp đo lường có vấn đề, hoặc tác giả đang ngồi trên một khám phá rất quan trọng. Bất cứ lí do gì, tác giả cần phải thành thật trình bày những kết quả “âm tính”, và đừng bao giờ nghĩ rằng chỉ vì kết quả không như mình tiên lượng là những “kết quả xấu”. Nếu tác giả thiết kế công trình nghiên cứu tốt, thì những dữ liệu kết quả đó là thật, và cần phải được trình bày và diễn giải một cách thích hợp.Lưu ý:- Không nên đưa vào bài báo những thông tin và dữ liệu “lặt vặt”.- Tránh trình bày một loạt dữ liệu mà không có ý nghĩa gì lớn hay không diễn giải.- Không nên dùng những tính từ mang tính áp đặt trong phần kết quả.- Không nên diễn giải dữ liệu trong phần kết quả.- Chỉ nêu kết quả của mình nghiên cứu. Tuyệt đối không được đưa vào phần này kết quả của các công trình khácPhần Bàn luận là phần cuối của nội dung của một bài báo khoa học, và nó có chức năng giống như là một diễn giải kết quả nghiên cứu. Phần Bàn luận nên tập trung vào trả lời cho được câu hỏi “Những phát hiện đó có ý nghĩa gì”?Phần bàn luận gồm:6.1. Mở đầu phần bàn luận bằng cách tóm tắt bối cảnh, giả thuyết, mục tiêu và nêu phát hiện chính của nghiên cứu là gì?.6.2. So sánh kết quả của nghiên cứu với các nghiên cứu trước, với các tác giả khác.6.3. Giải thích kết quả và cơ chế của những mối liên hệ phát hiện trong nghiên cứu.6.4. Khái quát hóa kết quả nghiên cứu và giải thích ý nghĩa của kết quả có được.6.5. Bàn luận về điểm mạnh và điểm yếu của công trình nghiên cứu.6.6. Kết luận theo từng nội dung tiểu mục.Phần bàn luận bám theo kết quả nghiên cứu và cũng là để phục vụ cho các mục tiêu nghiên cứu.Trình bày những kết quả mới của đề tài một cách ngắn gọn, cụ thể, rõ ràng để trả lời cho các mục tiêu nghiên cứu ở phần đặt vấn đề. Các kiến nghị tiếp theo từ kết quả nghiên cứu.Mục tiêu là phải giúp cho người nghe lĩnh hội vấn đề nhanh, “tiêu hóa” thông tin nhanh, và chú ý vào bài báo cáo của mình. Nguyên tắc chung là càng ít chữ, càng tốt. Ít chữ có nghĩa là người nghe tập trung vào những gì tác giả nói (thay vì viết). Cố gắng không bao giờ đọc slide.Để có một báo cáo tốt, tác giả đòi hỏi phải thực tập rất nhiều.Nếu được, cố gắng sáng chế ra nhiều màu nền khác nhau để dùng trong bài nói chuyện; nếu không có nhiều màu nền, thì chỉ dùng màu nền hết sức đơn giản.Tựa đề trên mỗi slide cũng giống như bảng chỉ đường. Bảng chỉ đường dẫn dắt câu chuyện một cách logic và lí thú. Do đó, tác giả cần phải suy nghĩ cách đặt tựa đề cho mỗi slide sao cho đơn giản nhưng đủ để khán giả biết mình đang ở đâu trong câu chuyện. Sau đây là vài hướng dẫn cho cách soạn slide.Đây là điều quan trọng: một slide chỉ nên trình bày một ý tưởng, không nên nhồi nhét hơn một ý tưởng vào một slide. Do đó, tất cả những dữ liệu hoặc biểu đồ trong slide chỉ nên dùng để yểm trợ cho ý tưởng chính.Một slides có quá nhiều chữ sẽ làm khán giả khó theo dõi và ý tưởng bị loãng. Mỗi slide, nếu chỉ có chữ, thì nên tuân thủ theo công thứcCông thức này có nghĩa là nếu quyết định mỗi slide có 5 dòng chữ thì mỗi dòng chỉ nên có 5 chữ. Một slide không nên có quá 6 dòng chữ (n < 7).Soạn slide ngắn gọn sẽ giúp khán giả tốn ít thì giờ đọc và dành nhiều thì giờ lắng nghe tác giả. Đó là cách viết ngắn gọn, như phóng viên đặt tựa đề bản tin, có thể không cần phải có một câu văn hoàn chỉnh bỏ những chữ không cần thiết.Chúng ta dễ cảm nhận và có ấn tượng với biểu đồ hơn là con số. Có nhiều dạng biểu đồ và mỗi dạng chỉ có thể áp dụng cho một tình huống cá biệt. Một số hướng dẫn chung có thể tóm lược như sau:Trong mỗi biểu đồ hay bảng số liệu, cần phải chú ý định danh và đơn vị của trục hoành và trục tung. Biểu đồ hay bảng số liệu nên được thiết kế một cách đơn giản và nhắm vào điểm cần trình bày, không nên quá tham vọng và làm loãng chủ đề của bài nói chuyện.Nên tránh dùng hình hoạt họa, vì những hình ảnh này có thể làm giảm sự trang trọng của bài nói chuyện. Hình hoạt họa dùng không đúng chỗ và đúng cách làm cho người xem cảm thấy khó theo dõi thông điệp chính của bài nói chuyện.Có hai nhóm font chữ chính: nhóm chữ không có chân gồm Arial, Comic Sans, Papyrus, v.v. Nhóm font chữ có chân bao gồm Times New Roman, Courier, Script, v.v. Nhiều nghiên cứu khuyên nên dùng font chữ không có chân như Arial, hay các font tương tự.Về cỡ chữ (size), phần lớn các chuyên gia khuyến cáo nên dùng cỡ (size) từ 18 trở lên. Nếu dùng font chữ với cỡ <18 khán giả sẽ khó đọc, nhất là trong các hội trường rộng. Riêng phần tựa đề, cỡ font chữ phải 40 đến 50. Tuy nhiên, trong trường hợp phải trình bày tài liệu tham khảo thì font size khoảng 12-14 có thể chấp nhận được.Không nên dùng chữ viết hoa, Chữ viết hoa được hiểu là la hét, mất lịch sự. Ngoài ra, chữ viết hoa cũng khó đọc và khó theo dõi. Tuy nhiên, có thể viết nghiêng hay tô đậm (bold-faced), nhưng đừng nên lạm dụng những cách viết này. Chỉ dùng gạch đít khi cần nhấn mạnh một điều gì quan trọng; nếu không thì nên tránh cách viết này.Chọn màu cho chữ cũng là một nghệ thuật. Màu đỏ và màu cam là màu “nặng” nhưng rất khó tập trung. Màu xanh lá cây, xanh nước biển, và nâu là những màu “ngọt dịu”, nhưng khó gây chú ý. Màu đỏ và xanh lá cây có thể khó thấy đối với những người với hội chứng mù màu.Cách chọn màu còn tùy vào bối cảnh và môi trường. Cũng cần phân biệt màu chữ (text color) và màu nền (background color).Tránh slide với chữ màu xanh lá cây và màu nền đỏ (hay chữ màu đỏ trên nền màu xanh lá cây), vì rất nhiều người bị mù màu với sự kết hợp này. Nói chung tránh chọn màu nền đỏ vì đây là loại màu “nặng” dễ làm cho mắt bị mệt và khó theo dõi.TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Trương Đình Kiệt. Thiết kế nghiên cứu. Giáo trình sau đại học. Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2000.2. Nguyễn Thanh Liêm, Đặng Phương Kiệt, Lê Bích Thủy. Cách tiến hành công trình nghiên cứu y học. Nhà xuất bản y học. Hà Nội 1997.3. Nguyễn Thanh Liêm ( Dịch và hiệu đính).Phương pháp thiết kế các nghiên cứu lâm sàng. Hulley S.P, Cummings S.R, Browner W.S, Grady D.G, Newan T.B. NXB Y học- Hà Nội. 2011.4. . Nguyễn Thanh Liêm ( Dịch và hiệu đính).Phương pháp viết và trình bày một nghiên cứu lâm sàng. Browner W.S. NXB Y học- Hà Nội. 2010.5. Nguyễn Văn Tuấn. Lâm sàng thống kê. www.ykhoa.net6. Phương pháp nghiên cứu khoa học. Giáo trình sau đại học. Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2000..