CÁC LOẠI THUẾ DOANH NGHIỆP PHẢI NỘP KHI KINH DOANH TẠI VIỆT NAM – Luật Hồng Bàng
CÁC LOẠI THUẾ DOANH NGHIỆP PHẢI NỘP KHI KINH DOANH TẠI VIỆT NAM
Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp khi kinh doanh tại Việt Nam. Đặc điểm của thuế doanh nghiệp.
Khi tham gia kinh doanh, thành lập công ty hoặc doanh nghiệp, ngoài việc bỏ chi phí đầu tư vào trang thiết bị máy móc, chi phí nhân công và một số chi phí khác đầu tư trực tiếp vào doanh nghiệp thì bên doanh nghiệp còn phải có nghĩa vụ hành chính là nộp thuế cho nhà nước. Vậy các loại thuế doanh nghiệp phải nộp là những loại thuế gì? Các loại thuế này được pháp luật quy định nộp như thế nào? Với đội ngũ chuyên viên tư vấn, luật sư giàu kinh nghiệm của Công ty Luật Hồng Bàng xin được gửi tới bạn đọc những quy định của pháp luật về các loại thuế doanh nghiệp phải nộp khi kinh doanh tại Việt Nam để giúp bạn hiểu và nắm rõ hơn nghĩa vụ của mình khi kinh doanh.
1.Thuế thu nhập doanh nghiệp.
– Thuế thu nhập doanh nghiệp được hiểu là một loại thuế trực thu, dựa trên phần thu nhập còn lại sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí trong quá trình kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp. Thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng đối với mọi cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh, sản xuất hàng hóa có thu nhập.
– Nhà nước quy định các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm thúc đẩy việc tái phân phối thu nhập, tạo ra vòng xoay tài chính cho nhà nước.
Theo quy định tại Điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 về đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp nước ngoài phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong trường hợp sau:
– Doanh nghiệp nước ngoài phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập phát sinh tại Việt Nam (nếu doanh nghiệp nước ngoài có trụ sở thường trú tại Việt Nam và khoản thu nhập kia không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú)
– Doanh nghiệp nước ngoài phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập phát sinh tại Việt Nam (nếu doanh nghiệp này không có trụ sở tại Việt Nam)
– Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế cơ bản mà doanh nghiệp nào cũng phải nộp, trong đó doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở tại Việt Nam cũng có nghĩa vụ nộp thuế này đối với những thu nhập phát sinh trong và ngoài Việt Nam liên quan đến cơ sở này.
– Trường hợp doanh nghiệp nước ngoài tiến hành hoạt động sản xuất một phần hoặc toàn bộ tại Việt Nam mà mang lại thu nhập cho doanh nghiệp đó thì phía cơ sở thường trú của doanh nghiệp này tại Việt Nam cũng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tại Điều 10 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp là 25%. Đối với các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí hoặc tài nguyên quý hiếm khác thì thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp là 32% đến 50% tùy thuộc vào quy mô của hoạt động này. Nghị định 218/2013/NĐ – CP hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập cá nhân đối với trường hợp trên mà diện tích mỏ tài nguyên chiếm 70% diện tích được giao ở địa bàn có kinh tế đặc biệt khó khăn thuộc trường hợp ưu đãi về thuế thì thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 40%.
Thuế thu nhập doanh nghiệp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
– Các trường hợp doanh nghiệp được hưởng ưu đãi về thuế suất và thời gian được miễn, giảm thuế:
Mức thuế suất doanh nghiệp được hưởng là 10% trong 15 năm, doanh nghiệp được miễn thuế tối đa không quá 04 năm. Đối với doanh nghiệp mới được thành lập từ dự án đầu tư tại vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, dự án khu công nghệ cao, nghiên cứu khoa học,… các dự án mang tính quy mô, quan trọng của nhà nước sẽ được giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 09 năm tiếp theo.
Đối với doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực giáo dục – đào tạo hoặc lĩnh vực môi trường mức thuế suất được hưởng sẽ là 10%.
Đối với doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư vùng kinh tế – xã hội khó khăn, thì doanh nghiệp sẽ được hưởng mức thuế suất là 20% trong 10 năm, miễn thuế tối đa không quá 02 năm và được giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 04 năm tiếp theo.
Nếu đối tượng nộp thuế là hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và quỹ tín dụng nhân dân, doanh nghiệp sẽ được hưởng mức thuế suất là 20%
Doanh nghiệp được hưởng mức thuế suất ưu đãi kể từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập.
Thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm bằng số chi thêm cho lao động nữ, khi những doanh nghiệp này sử dụng nhiều lao động nữ làm các công việc nặng, sản xuất, vận tải hoặc xây dựng.
Trong trường hợp các doanh nghiệp có sử dụng người lao động là người dân tộc thiểu số, thì thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được giảm bằng số chi thêm cho những người lao động là người lao động là người dân tộc thiểu số đó.
– Thu nhập chịu thuế
– Doanh nghiệp có nghĩa vụ phải nộp mức thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ chuẩn bị hồ sơ giấy tờ theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung Nghị định 91/2014:
Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp chia tách, hợp nhất, sáp nhập,…thì doanh nghiệp phải cung cấp báo cáo tài chính đến thời điểm có sự thay đổi đó.
– Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ trên thì doanh nghiệp nộp tại cơ quan thuế nơi doanh nghiệp có trụ sở.
2.Thuế môn bài.
– Thuế môn bài là một loại thuế trực thu và thường là định ngạch trong giấy phép kinh doanh. Ngay sau khi đăng kí kinh doanh, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải đóng thuế môn bài.
– Cá nhân, tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh có nghĩa vụ nộp thuế môn bài hàng năm. Trừ trường hợp được miễn thuế môn bài quy định tại Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ – CP về lệ phí môn bài:
Nếu doanh thu của cá nhân, tổ chức dưới 100.000.000 đồng thì được miễn thuế môn bài
Nếu cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh nhưng không có cố định, không thường xuyên thì được miễn thuế môn bài
Cá nhân, tổ chức làm nghề biển (sản xuất muối, đánh bắt thủy hải sản) thì được miễn thuế môn bài
Trụ sở, địa điểm giao dịch của nhà nước quy định (bưu điện, cơ quan báo trí, quỹ tín dụng nhân dân, chi nhánh hợp tác xã,..) thì được miễn thuế môn bài
– Mức thuế môn bài mà cá nhân, tổ chức phải đóng phụ thuộc vào số vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư:
Đối với doanh nghiệp có số vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng thì mức thuế môn bài phải nộp là 3.000.000 đồng/năm
Đối với doanh nghiệp có số vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng thì mức thuế môn bài phải nộp là 2.000.000 đồng/năm
Đối với đơn vị sự nghiệp thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện thì mức thuế môn bài phải nộp là 1.000.000 đồng/năm
Đối với cá nhân, nhóm cá nhân có doanh thu trên 500.000.000 đồng/năm thì mức thuế môn bài phải nộp là 1.000.000 đồng/năm
Đối với cá nhân, nhóm cá nhân có doanh thu trên 300.000.000 đồng/năm đến 500.000.000 đồng/năm thì mức thuế môn bài phải nộp là 500.000 đồng/năm
Đối với cá nhân, nhóm cá nhân có doanh thu trên 100.000.000 đồng/năm đến 300.000.000 đồng/năm thì mức thuế môn bài phải nộp là 300.000 đồng/năm
– Cá nhân, tổ chức điền thông tin vào tờ khai thuế môn bài (mẫu tại nghị định 139/2016/NĐ – CP về lệ phí môn bài)
– Trường hợp tổ chức nộp thuế môn bài có chi nhánh hoặc văn phòng đại diện thì những tổ chức con phải nộp hồ sơ khai thuế môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của tổ chức nộp thuế môn bài (nếu tổ chức và chi nhánh hoặc văn phòng đại diện cùng một địa phương)
– Trường hợp tổ chức nộp thuế môn bài có chi nhánh hoặc văn phòng đại diện thì những tổ chức con phải nộp hồ sơ khai thuế môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức con (nếu tổ chức và chi nhánh hoặc văn phòng đại diện không cùng một địa phương)
– Thời gian nộp thuế môn bài:
Đối với cá nhân, tổ chức mới ra hoạt động chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh
Đối với cá nhân, tổ chức mới thành lập nhưng chưa đi vào hoạt động thì phải nộp thuế môn bài trong 30 ngày kể từ khi nhận được giấy phép đặng kí kinh doanh
Đối với các trường hợp còn lại thì thời gian nộp thuế môn bài không được chậm quá ngày 30 của tháng 01 hàng năm.
3.
Thuế giá trị gia tăng.
– Thuế giá trị gia tăng (viết tắt là VAT) đây là loại thuế gián thu được tính trên giá trị hàng hóa, dịch vụ trong quá trình sản xuất hoặc lưu thông trên thị trường, mức thuế giá trị gia tăng này sẽ do người tiêu dùng trả khi sử dụng sản phẩm. Hình thức người tiêu dùng trả là trả trực tiếp cộng vào giá trị hàng hóa và mức thế này sẽ do nhà sản xuất nộp cho nhà nước
– Căn cứ vào Luật thuế giá trị gia tình sửa đổi, bổ sung 2013 quy định thuế giá trị gia tăng được tính dựa trên giá tính thuế và thuế suất. Trong đó, giá tính thuế gồm phí phụ thu và phí thu thêm của doanh nghiệp, giá trị hàng hóa phụ thuộc vào đó là loại hàng hóa gì.
– Căn cứ tính thuế suất:
Đối với hàng hóa xuất – nhập khẩu, vận tải hàng hóa thuộc trường hợp không phải chịu thuế: mức thuế suất là 0%
Đối với các dịch vụ cung cấp nước sạch để sinh hoạt hoặc sản xuất, các loại phân bón, thức ăn phục vụ việc nuôi trồng, công trình phục vụ việc sản xuất nông nghiệp, chăm sóc cây trồng vật nuôi. Các sản phẩm thủ công được sản xuất từ nguyên vật liệu của nông nghiệp. Thết bị, dụng cụ y tế, dụng cụ để giảng dạy,…: mức thuế suất 5%
Đối với các loại hàng hóa, dịch vụ khác thì mức thuế suất là 10 %
Dựa vào Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi, bổ sung 2013 quy định cách tính thuế giá trị gia tăng mà doanh nghiệp phải nộp.
– Cách tính thuế giá trị gia tăng bằng phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ việc kê khai hóa đơn và kế toán đúng quy định của pháp luật, có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên (không áp dụng đối với cá nhân kinh doanh; cơ sở kinh doanh đăng ký áp dụng tự nguyện)
Thuế VAT phải nộp = Thuế VAT đầu ra – Thuế VAT đầu vào được khấu trừ
– Cách tính thuế giá trị gia tăng bằng phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng áp dụng đối với doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài không thường trú nhưng có doanh thu tại Việt Nam và doanh thu hàng năm dưới 1 tỷ đồng, chưa thực hiện đầy đủ thủ tục kê khai hóa đơn, kế toán theo quy định pháp luât
Số thuế VAT phải nộp = Doanh thu x Tỷ lệ %
Trong đó tỉ lệ % được định mức như sau:
Phân phối và cung cấp hàng hóa: 1%
Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%
Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%
Hoạt động kinh doanh khác: 2%.
Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng phải nộp thuế giá trị gia tăng. Các đối tượng không phải chịu thuế được quy định tại Thông tư 219/2013/TT – BTC như sau:
– Sản phẩm là nông sản, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc mới qua sơ chế
– Sản phẩm là các loại giống (giống cây trồng, giống vật nuôi
– Các dịch vụ vận chuyển hành khách công cộng
– Các dịch vụ tài chính ngân hàng, chứng khoán
– Dịch vụ y tế dành cho người và vật nuôi: khám chữa bệnh, điều dưỡng, phục hồi sức khỏe,…
– Dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích theo quy định của chính phủ
– Các công trình xây dựng, sửa chữa bằng sự đóng góp của nhân dân
– Dịch vụ liên quan đến giáo dục – đào tạo.
4.Thuế thu nhập cá nhân.
– Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền cá nhân có thu nhập theo quy định của pháp luật phải trích một khoản từ thu nhập đó đóng vào ngân sách nhà nước
– Đối với thu nhập từ việc kinh doanh, sản xuất hàng hóa, dịch vụ hoặc hoạt động hành nghề độc lập có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề thì phải nộp thu nhập cá nhân. Trừ trường hợp, cá nhân hoặc hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông – lâm nghiệp, làm muối, đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản chưa qua chế biến
– Theo quy định tại Luật thuế thu nhập cá nhân 2007, cách tính mức thuế thu nhập cá nhân từ kinh doanh như sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Trong đó, thuế suất được áp dụng theo biểu thuế luỹ tiến từng phần theo quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 như sau:
– Đối với thu nhập từ đầu tư vốn: Thuế suất là 5%
– Đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán đăng ký nộp thuế toàn phần: Thuế suất là 20%
– Đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán không đăng kí nộp thuế toàn phần thì thuế suất là 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoản từng lần
– Căn cứ quy định tại Điều 10 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2014 thì thu nhập phải nộp thuế thu nhập cá nhân từ kinh doanh là:
Doanh thu của doanh nghiệp từ việc kinh doanh sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến việc tạo ra thu nhập
Nếu nhiều người tham gia kinh doanh trong một cơ sở kinh doanh thì thu nhập chịu thuế của mỗi người được xác định theo tỉ lệ góp vốn của từng người trong giấy đăng kí kinh doanh, tính theo thỏa thuận trong kinh doanh hoặc tính theo bình quân thu nhập đầu người.
5.Một số loại thuế khác.
– Tùy thuộc vào từng đối tượng hàng hóa, dịch vụ mà sẽ phát sinh thêm các loại thuế: thuế xuất khẩu, thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt,…Lúc này cá nhân, tổ chức phải có nghĩa vụ thực hiện việc nộp thuế theo quy định của pháp luật hiện hành.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Mr Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 24/7: 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: [email protected]úc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng./