CÁC LOẠI RƯỢU NỔI TIẾNG TRUNG QUỐC

4.9/5 – (7 bình chọn)

Lịch sử nghề rượu của Trung Quốc có từ cách đây 4000 năm, sau 1000 năm khi xuất hiện nền văn minh lúa nước. Giống như ở các nước phương Đông, Trung Quốc cũng dùng nấm vi sinh làm men rượu, bằng quá trình đường hóa tinh bột. Họ làm rượu chủ yếu từ lương thực (gạo, ngô,…) đôi khi là trái cây.  

Đến thế giới hiện đại, các loại rượu nổi tiếng Trung Quốc đã nhanh chóng phát triển và có sản lượng tiêu thụ đứng thứ 2 thế giới, nhưng bản chất vẫn được chia làm 3 loại chính: rượu lên men, rượu chưng cất và rượu pha chế. Trong đó rượu hoàng tửu và rượu trắng có lịch sử lâu đời nhất và chiếm thế thượng tôn.

Rượu nổi tiếng Trung Quốc – rượu Hoàng Tửu

Hoàng tửu là loại rượu lâu đời nhất của Trung Hoa Đại Lục, có niên đại hơn 4000 năm, làm từ gạo là chính. Thành phần chủ yếu gồm etanol, nước, đường gluco, các loại axit và các loại muối vô cơ. Hoàng tửu có màu vàng nhạt, ít cặn, nồng độ cồn thấp, sử dụng cả trong lĩnh vực y tế và nguyên liệu chế biến các món ăn nên được ưa chuộng tại Trung Quốc. Do thổ nhưỡng rộng lớn, văn hóa làm – uống có nhiều nét đặc biệt nên Trung Quốc có rất nhiều loại hoàng tửu, được chia làm 3 nhóm: Thiệu Hưng, Thử Mễ và Hồng Khúc. Dòng rượu này được người dân hạ du sông Trường Giang ưa chuộng, nổi tiếng và ngon nhất ở tỉnh Chiết Giang.

Thiệu Hưng hoàng tửu

Loại rượu nếp này được xuất phát tại thành phố Thiệu Hưng tỉnh Chiết Giang. Sử dụng rượu gạo nếp thượng hạng và dùng nước của Giám Hồ ở Thiệu Hưng để ngâm rượu. Họ và chỉ nấu rượu trong mùa đông, chính vì thế rượu có độ ngọt nổi bật và vị thơm ngon lạ thường. Thiệu Hưng tửu có màu vàng cam vị ngọt thanh, không quá gắt, ngọt hậu vị. Người dân ở đây đựng rượu trong những chung bằng gốm, sau đó chôn dưới đất, đậy kín thân và nắp bình. Thông thường họ chôn rượu rất lâu, từ 2 đến 5 năm mới đào lên để uống. Chính vì thế thế nó mới có thêm cái tên là Lão Tửu – tức rượu lâu năm như Tuổi Rồng

Rượu Nữ Nhi Hồng xuất phát từ Thiệu HưngRượu Nữ Nhi Hồng nổi tiếng xuất phát từ thành phố Thiệu Hưng

Thử Mễ hoàng tửuTức Mặc lão tửu

Tức Mặc là huyện cổ xưa nhất của bán đảo Giang Đông thuộc tỉnh Sơn Đông, ngày nay còn có tên gọi là Lao Tử vì đó có vị ngọt thuần khiết. Tức Mặc được nhiều đời Vua thời Xuân Thu sủng ái. Rượu này từng được Tế Cảnh Công làm vật cúng tế thần tiên, Tần Thủy Hoàng cũng đã từng nếm thử vị rượu này.

Tức Mặc dùng hạt kê, gạo trồng ven sông Mặc Thủy làm nguyên liệu chính, phải dùng nước suối Lao Sơn để ngâm gạo, Trần Phục Mạch Khúc làm men rượu. Màu rượu hơi nâu, có khi pha lẫn cả tím đỏ, có mùi của hạt kê cháy, nồng độ cồn 11.5 độ

Hồng Khúc hoàng tửu

Hồng Khúc là tên gọi của một loại nấm bánh men, nó chỉ sinh trưởng ở khu vực Cổ Điền, Bình Nam, tỉnh Phúc Kiến. Họ dùng nó làm men, và phải lên men trong 120 ngày. Từ Đông Chí, hạ thổ 1-3 năm mới mang ra uống. Hồng khúc là loại rượu ngọt, vị thanh mát độ cồn từ 14.5-17 độ.

Nhờ phát triển kỹ thuật lên men đến mức thượng thừa mà Rượu Long nham trầm gang của Phúc Kiến là rượu Hồng Khúc nổi tiếng nhất. Rượu Long nhang được ủ với 4 loại men khác nhau. Đầu tiên là lên men với dược khúc, tản khúc và bạch khúc để rượu trở nên ngọt sau đó mới cho men Hồng khúc vào. Rượu Long nham có màu đỏ sậm, óng ánh hổ phách, có vị ngọt, độ cồn từ 14-16%.

Rượu nổi tiếng Trung Quốcrượu trắng

Rượu trắng của Trung Quốc là một trong sáu loại rượu chưng cất tiêu biểu trên thế giới. Các loại ngũ cốc, lương thực, đường đều trở thành nguyên liệu làm rượu. Tùy từng vùng mà sử dụng nguyên liệu khác nhau, vì thế mỗi vùng đều có hương vị riêng.

Rượu trắng được chia làm 3 loại chính: đại khúc, tiểu khúc, phù khúc. Trong đó, rượu phù khúc được chia theo rượu lên men dạng rắn và rượu lên men dạng lỏng. Rượu trắng có nồng độ cồn khá cao (40-55 độ), không màu. Các công đoạn nấu rượu trắng bao gồm: lên men, đường hóa, làm bánh, xử lý nguyên liệu, chưng cất, cất trữ, pha tỷ lệ.

Bí quyết làm nên rượu gạo ngon được các nghệ nhân giữ kín và chỉ truyền cho người có huyết thống. Chẳng hạn như rượu Mao Đài chỉ được dùng các đồ bằng gỗ để đào bớt, xúc nguyên liệu, tuyệt đối không sử dụng vật dụng kim loại. Rượu ngon ở xứ Trung ngoài yếu tố về công nghệ, bí quyết thì còn gắn liền với lịch sử lâu đời cộng thêm yếu tố tâm linh nên rất khó để bắt chước.

Dây chuyền sản xuất rượu lên men dạng rắn thuộc tập đoàn Shandong. Phá vỡ kỉ lục dây chuyền sản xuất rượu lên men dạng rắn lớn nhất thế giới

Rượu Mao Đài

Rượu Mao Đài xuất xứ từ thị trấn Mao Đài, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Rượu Mao Đài có vị  thơm nồng, ngọt, nồng độ cồn từ 52-54.

Truyền thuyết kể rằng xưa kia có bà cụ tóc bạc phơ, chống gậy đi dưới tiết trời mưa tuyết của thị trấn Mao Đài. Do vừa đói vừa lạnh, bà bèn gõ cửa một nhà phú ông để xin miếng cơm nguội và sưởi ấm, nhưng phú ông lập tức đuổi bà đi. Bà lão bèn gõ cửa nhà hộ nghèo ven sông, người nhà tiếp đã bà thận tình, còn mời bà ly rượu để sưởi ấm. Cảm động bởi lòng trắc ẩn, bà lão đã báo mộng cho gia chủ bí quyết làm nên mẻ rượu ngon. Trời sáng, họ tỉnh dậy không thấy bà cụ đâu, chỉ biết tuyết đã ngừng rơi, mặt trời ló rạng. Họ sực nhớ đến con sông trong làng và dùng nước đó để nấu rượu, không ngờ rượu ngon lạ thường. Những người dân nghèo nhờ vào nấu rượu mà kinh tế tốt dần lên, còn nhà phú hộ kia thì ngày một suy tàn. Những người trong thôn đoán bà lão kia chính là tiên nữ giáng  trần, để tưởng nhớ công ơn, trên logo của rượu Mao Đài luôn có hình cô tiên nữ nâng chén rượu.

Rượu Mao Đài Trung QuốcRượu Mao Đài

Wuliangye – Ngũ lương dịch

Rượu này được sản xuất tại thành phố Nghi Bân, Tứ Xuyên, giáp ranh giữa sông Dân và Kim Sa Giang, thành phố này nổi tiếng về rượu ngâm vải. Loại rượu này được ủ từ 5 loại lương thực mới cho ra được mỹ tửu như vậy, nên có cái tên “Ngũ lương dịch”

Người dân Nghi Bân lấy dòng nước trong sông Dân để làm rượu, rượu phải được ủ trong những bồn rượu có hơn 300 năm lịch sử, sau khi chưng cất cũng phải qua kiểm nghiệm lý hóa rồi mới được xuất xưởng.

Rượu Ngũ lương dịch hương nồng, trong vắt, khi mở nắp hương thơm nồng xộc vào ngũ tạng, khi uống ngọt tại hậu vị, nóng rần rần. Tập đoàn Ngũ lương dịch ngày nay là tập đoàn sản xuất rượu hàng đầu tại Trung Quốc, họ có nhiều dòng sản phẩm phù hợp với nhiều phân khúc, từ bình dân cho đến cao cấp. Tập đoàn Ngũ lương dịch đã lên sàn chứng khoán và ngày càng khẳng định vị trí bậc thầy, số 1.

Trụ sở chính của công ty Ngũ Lương Dịch Trụ sở của công ty Ngũ Lương Dịch, xây dựng trên mảnh đất rộng hơn 6.200 m2, “bình rượu khổng lồ” có chiều cao 56,2 m với 13 tầng lầu và sức chứa khoảng 300 người

Lô Châu Lão Diêu

Lô Châu nằm ở phía Nam của tỉnh Tứ Xuyên, con sông Trường Giang chảy từ Tây sang Đông. Nơi đây có  truyền thống làm rượu từ thời Tam Quốc. Lô Châu thuộc rượu hương nồng, trong vắt, mùi thơm nhưng không nồng lâu như Ngũ Lương Dịch 

Bồn rượu Đại Khúc để làm rượu Lô Châu thuộc một trong những bồn cổ của Trung Hoa, bồn này được sử dụng trong suốt hơn 400 năm, bồn này nổi tiếng làm nên những giọt rượu hảo hạng, không thể bắt chước, do giống men vi sinh ở bồn này vô cùng đặc biệt, nó dựa vào khí hậu, kinh nghiệm người nấu mà tổng hợp thành.

Rượu nổi tiếng Trung Quốcrượu Phần

Rượu Phần do huyện Phần Dương, Sơn Tây sản xuất, mệnh danh là “đá quý dạng lỏng”, nghề rượu nơi đây đã tồn tại 1500 năm lịch sử. Rượu Phần hương thơm dịu, mỗi công đoạn đều yêu cầu sự tỉ mỉ tuyệt đối, thời gian lâu, lượng oxy tiêu thụ nhiều. 

Rượu không chỉ là thức uống giao cách lòng người, mà nó còn là thức uống tốt để bồi bổ sức khỏe. Tương truyền Đặng Tiểu Bình khi đó 82 tuổi tiếp Nữ hoàng Anh Elizabeth tại hoàng cung trong chuyến thăm Trung Quốc, ông đã uống liền 5 chén rượu Mao Đài. Với lịch sử ngàn năm, Trung Quốc là cái nôi làng nghề rượu truyền thống đáng để Việt Nam học tập, nghiên cứu.