Buôn hàng Alibaba Tàu, gán danh Amazon Mỹ: Shop online lãi gấp 3

Không ít mặt hàng được bán trên Amazon có nguồn gốc từ Alibaba, một trang thương mại điện tử của Trung Quốc. Nhờ chiêu trò này, người bán online đã thu về hàng chục triệu đồng mỗi tháng.

Chuyên bán sản phẩm cho trẻ em trên Amazon, Peter Koch, một kỹ sư 37 tuổi sống ở Serbia, có doanh thu mỗi tháng hơn 60 triệu đồng. Peter Koch có một bí mật, ông ta không dám tiết lộ về mánh khoé kinh doanh của mình. Đó là Koch đã bắt đầu nhập hàng từ các nhà sản xuất Trung Quốc mà ông kết nối thông qua Alibaba vào năm 2014.

Không riêng gì Koch, nhiều người bán đã kiếm lời từ việc mua hàng từ Alibaba sau đó bán lại trên Amazon. Trên trang diễn đàn Quora và Reddit, các thành viên còn chia sẻ cách mua hàng từ các nhà sản xuất Trung Quốc và bán trên Amazon.

{keywords}

Nhiều ngừoi bán lấy hàng từ TQ rao bán tại Mỹ

Koch trần tình, ông đã cố gắng tìm kiếm nhiều nguồn hàng khác nhau. Nhưng thật không may, nơi có giá rẻ hơn của Trung Quốc lại có phí vận chuyển rất cao. Chính vì thế để có lợi nhuận, những người bán buộc lòng chọn Trung Quốc.

John Frigo, một người có thâm niên về thương mại điện tử, trong video mà ông chia sẻ, nói rằng ông đã kiếm được 5 tỷ doanh thu trong một tháng nhờ cách đó. Video này ngay lập tức đã thu hút gần 1,5 triệu lượt xem. Frigo bán sản phẩm trên Amazon, từ lều bãi biển đến các túi thời trang, những thứ mà ông mua trên Alibaba.

Với những người chuyên bán buôn trên Amazon, các nhà sản xuất Trung Quốc thường đưa ra mức giá rất rẻ. Đây chính là nguyên nhân mà những người bán thường lựa chọn Alibaba để nhập hàng về bán.  

Người bán kiếm lợi nhuận từ các chênh lệch. Thông thường các sản phẩm được mua trên trang Alibaba và bán lại trên trang Amazon với giá cao gấp 3 lần.

Frigo cho biết, khi các sản phẩm ngập tràn thị trường, nhiều người bán có khi nhập từ một nhà sản xuất. Để bán được hàng chỉ còn cách là tiếp thị và đưa ra mức giá hấp dẫn. Frigo thường xuyên sử dụng phần mềm và mạng xã hội để quảng cáo bán hàng.

Sản xuất bởi Alibaba, vận chuyển bởi Amazon

Thực tế, Amazon chỉ là đơn vị vận chuyển. Khi người bán chuyển hàng trực tiếp từ các nhà sản xuất Trung Quốc đến các kho của Amazon ở Mỹ, Amazon sẽ chọn, đóng gói, vận chuyển và cung cấp dịch vụ khách hàng cho các sản phẩm này. Dịch vụ Fulfillment by Amazon cho phép người bán có thể bán sản phẩm của mình tại thị trường Mỹ, quốc gia mà thậm chí ông chưa từng đặt chân đến.

{keywords}

Hai ông chủ sàn TMĐT cạnh tranh nhau

Amazon chỉ yêu cầu các sản phẩm này có dán nhãn chứa thông tin cá nhân của người bán. Do đó, Koch có thể yêu cầu các đơn vị bán hàng của Alibaba làm điều đó với mức giá 20 USD cho 1.000 nhãn dán.

Một nhà bán lẻ máy pha cà phê trên Alibaba cho hay, ông thường sử dụng các dịch vụ chuyển phát của FedEx hoặc DHL để chuyển hàng hóa đến địa chỉ là các kho hàng của Amazon tại Mỹ. Các nhà bán buôn không phải quản lý bất kỳ khâu trung gian nào. Mọi thứ đều vận hành một cách linh hoạt.

Amazon đang đối mặt với tình trạng không kiểm soát hết nguồn gốc hàng hoá được bán trên trang của mình do số lượng người bán tăng lên nhanh chóng. Thực tế, người mua có thể tự kiểm tra chất lượng sản phẩm sau đó viết đánh giá trên webiste mua hàng. 

Amazon yêu cầu tất cả mọi thứ được bán đều phải tuân thủ tất cả các luật và các quy định và với chính sách của Amazon. Nhưng khi người bán bỏ qua phần kiểm tra chất lượng, điều này sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho khách hàng. 

Cuối năm 2015, một vụ việc tương tự về sản phẩm phát nổ và bốc cháy đã từng xảy ra. Theo CNN, cuối cùng Amazon đã ngừng bán hầu hết sản phẩm này.

Renaud Anjoran, chủ tịch một hãng tư vấn, cho rằng, nếu mới bắt đầu bán hàng trên Amazon và muốn tránh những thảm họa trong sản phẩm, lời khuyên rất đơn giản: “Tránh bất cứ thứ gì cho trẻ em, đồ điện tử, đồ ăn”.

Nam Hải (Theo Yahoo Finance)