Bức tranh tổng quan về ngành Kinh doanh quốc tế
Không đơn thuần là làm việc với những con số khô khan, người làm trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế cần phải kết hợp giữa kiến thức chuyên môn, sự linh hoạt, khéo léo trong kỹ năng giao tiếp và khả năng am hiểu về văn hóa của các nước trên thế giới.
Đúng như tên gọi, kinh doanh quốc tế chính là làm việc trong môi trường quốc tế, nơi mà những bạn trẻ năng động và đam mê chinh phục thể hiện bản lĩnh của mình trên hành trình trở thành công dân toàn cầu.
Là gì?
Ngành Kinh doanh quốc tế (International business) bao gồm toàn bộ các hoạt động trao đổi, giao dịch thương mại như chuyển giao hàng hóa, dịch vụ, tài nguyên, con người, ý tưởng và công nghệ giữa các quốc gia.
Học kinh doanh quốc tế tức là bạn sẽ được chứng kiến bức tranh toàn cảnh về quá trình hình thành những mối liên kết giữa các doanh nghiệp, quy luật thị trường, nguyên tắc vận hành và các chiến thuật, chiến lược kinh doanh xuyên biên giới.
Học gì?
Ngoài những kiến thức về kinh doanh, thực tập trực tiếp tại các doanh nghiệp, đào tạo nghiệp vụ như ngoại thương, nghiệp vụ E-Commerce, tham gia các dự án quản trị và khởi nghiệp, từ đó hiểu rõ về chuỗi cung ứng toàn cầu, quy trình sản xuất. Nắm được quy luật vận hành và mối liên kết giữa các yếu tố trên thị trường là điều hết sức cần thiết để giúp sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế tự tin bước vào lĩnh vực này.
Sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế của Đại học Đông Á được đào tạo đảm bảo chuẩn ngoại ngữ đầu ra và có quyền chọn thêm 1 ngành phụ bổ trợ cho ngành học của mình, thường xuyên có các hoạt động ngoại khóa để rèn luyện kỹ năng mềm, tìm hiểu về kiến thức về văn hóa các quốc gia
Làm gì?
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nền kinh tế phát triển ổn định, nước ta hiện có quan hệ ngoại giao với gần 190 quốc gia và vùng lãnh thổ, thiết lập quan hệ thương mại với 224 đối tác và quan hệ hợp tác với 500 tổ chức quốc tế; đã ký hơn 90 hiệp định thương mại song phương, gần 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư. Ngoài ra, nước ta đã đàm phán, ký kết và thực thi 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có các Hiệp định tự do tế hệ mới như CPTPP, EVFTA và UKFTA. Điều này đã góp phần khẳng định về tiềm năng phát triển mạnh mẽ của ngành kinh doanh quốc tế với vô số cơ hội cho những người trẻ muốn khẳng định bản thân trên thị trường quốc tế.
Có rất nhiều lựa chọn sau khi tốt nghiệp ngành Kinh doanh quốc tế, một số vị trí công việc như sau:
-
Chuyên viên kinh doanh
-
Chuyên viên xuất nhập khẩu, logistic
-
Quản lý truyền thông và quan hệ công chúng
-
Chuyên viên kinh doanh quốc tế
-
Quản lý hành chính – nhân sự
-
Chuyên viên Marketing
-
Chuyên viên nghiên cứu, hoạch định chính sách kinh doanh
-
Chuyên gia tư vấn đầu tư quốc tế
-
Chuyên viên tư vấn luật thương mại quốc tế….
Làm việc ở đâu?
Đa dạng cơ hội, phong phú về vị trí việc làm, đó là những nhận định về ngành Kinh doanh quốc tế. Một số vị trí công việc ngành này gồm:
-
Các công ty kinh doanh, thương mại trong nước và quốc tế
-
Ngân hàng ngoại thương
-
Các tập đoàn đa quốc gia, công ty cổ phần thương mại
-
Công ty xuất nhập khẩu và Logistic
-
Tự khởi nghiệp kinh doanh
-
Các sàn thương mại điện tử
-
Tham gia giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung tâm….
Xem thêm
– Bỏ túi 5 “bí kíp” nếu muốn trở thành sinh viên ngành “Kinh doanh quốc tế”
– Đề án Tuyển sinh Đại học Đông Á năm 2022
– Học phí bậc Đại học Chính quy khóa nhập học 2022