Bột quế: Hữu ích cho bệnh nhân thoái hóa thần kinh và nhiều công dụng khác

Bột quế: Hữu ích cho bệnh nhân thoái hóa thần kinh và nhiều công dụng khác

Bột Quế không chỉ là một gia vị được sử dụng trong nấu ăn, chúng còn được sử dụng trong y học từ hàng nghìn năm trước. Vậy công dụng của bột quế là gì? Sử dụng quế như thế nào để nhận được lợi ích cho sức khỏe? Cùng Oma tìm hiểu trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Mục lục

  • Tìm hiểu chung về Quế!
  • Giá trị dinh dưỡng
  • Lợi ích của quế đối với sức khỏe
    • 1. Hữu ích cho bệnh nhân thoái hóa thần kinh
    • 2. Chống lại bệnh ung thư
    • 3. Chống lại virus HIV
    • 4. Tốt cho tim
    • 5. Kiểm soát lượng đường trong máu
    • 6. Hỗ trợ giảm cân
    • Lưu ý
  • Lời kết

Tìm hiểu chung về Quế!

Quế đã được sử dụng từ hơn 2000 trước công nguyên tại Ai Cập cổ đại. Vào thời trung cổ, quế cũng giúp điều trị các bệnh như ho, viêm khớp và viêm họng.

Ngày nay, tại Hoa kỳ và Châu Âu, quế được sử dụng phổ biến thứ hai, chỉ sau tiêu đen.

Rất ít người biết rằng quế có hai loại được sử dụng chính là quế Cassia (quế Tích Lan) và quế Ceylon (hay còn gọi là “quế thật”).

Một số nghiên cứu gợi ý rằng các hợp chất trong quế có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm, chống tiểu đường và kháng khuẩn. Chúng cũng có thể chống lại ung thư, bệnh tim mạch cùng với một số bệnh khác.

Mùi và hương vị khác biệt của quế là do phần dầu có hàm lượng hợp chất cinnamaldehyde rất cao. Các nhà khoa học cũng cho rằng, cinnamaldehyde chịu trách nhiệm cho hầu hết các lợi ích sức khỏe của quế.

Tham khảo bài viết “Công dụng tốt cho sức khỏe từ Kiểu Mạch bạn nên biết” Tại đây!

Giá trị dinh dưỡng

Một thìa Bột Quế khoảng 2,6 g chứa:

  • Năng lượng: 6,42 calo

  • Carbohydrate: 2,1 g

  • Canxi: 26,1 mg

  • Sắt: 0,21 mg

  • Magiê: 1,56 mg

  • Phốt pho: 1,66 mg

  • Kali: 11,2 mg

  • Vitamin A: 0,39 microgam

 

Một chút bột quế trong các món ăn hàng ngày không chỉ giúp hương vị món ăn thêm thơm ngon, mà còn đem lại một số lợi ích tốt cho sức khỏe.

Tham khảo bài viết “Ăn hạt Chia ngon miệng – Oma mách bạn 4 công thức cực đơn giản!” Tại đây!

Lợi ích của quế đối với sức khỏe

1. Hữu ích cho bệnh nhân thoái hóa thần kinh

Bệnh Alzheimer và Parkinson là hai trong số những bệnh liên quan đến tình trạng thoái hóa dây thần kinh.

Một số nghiên cứu trên động vật cho rằng quế có thể giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer. Chiết xuất từ quế Ceylon có khả năng ức chế sự tích tụ của một loại protein trong não – nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer.

Một nghiên cứu trên chuột bị bệnh Parkinson thu được kết quả là quế giúp bảo vệ tế bào thần kinh, bình thường hóa mức độ dẫn truyền thần kinh và cải thiện chức năng vận động.

Tham khảo bài viết “Cách uống Vỏ hạt mã đề điều trị táo bón và cải thiện tiêu hóa” Tại đây!

2. Chống lại bệnh ung thư

Quế đã được nghiên cứu rộng rãi về khả năng sử dụng trong phòng chống và điều trị ung thư.

Chúng phát huy công dụng này bằng cách làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư và sự hình thành các mạch máu trong khối u, từ đó gây chết tế bào ung thư.

Một nghiên cứu trên chuột bị ung thư ruột kết cho thấy bột quế giúp kích hoạt các enzym giải độc trong ruột kết, bảo vệ chống lại sự phát triển của ung thư.

Thí nghiệm trong ống nghiệm cũng cho thấy, bột quế còn khả năng kích hoạt các phản ứng chống oxy hóa, từ đó bảo vệ các tế bào ruột kết của con người.

3. Chống lại virus HIV

HIV – một loại virus phá vỡ hệ thống miễn dịch của bạn cách từ từ, nếu không được điều trị, có thể dẫn đến AIDS.

Chiết xuất quế Cassia được cho là giúp chống lại HIV-1, chủng vi rút HIV phổ biến nhất ở người.

Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm chứng minh rằng, quế là phương pháp điều trị hiệu quả nhất trong số 69 cây thuốc được nghiên cứu.

4. Tốt cho tim

Quế giúp cải thiện những vấn đề liên quan đến bệnh tim, bao gồm cholesterol, chất béo trung tính và huyết áp.

Ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2, 1 gam bột quế mỗi ngày được chứng minh là làm giảm cholesterol LDL “xấu” và chất béo trung tính, trong khi vẫn giữ mức cholesterol HDL “tốt” ổn định.

Các nghiên cứu trên động vật cũng chỉ ra rằng, quế có công dụng giúp giảm huyết áp hiệu quả, giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim.

Tham khảo bài viết “Tại sao ớt Cayenne được coi là vị vua của các loại thảo dược” Tại đây!

5. Kiểm soát lượng đường trong máu

Quế được chứng minh có thể làm giảm lượng đường trong máu.

Chúng giúp làm giảm lượng glucose đi vào máu sau bữa ăn. Nhiều nghiên cứu trên người đã chứng minh tác dụng chống bệnh tiểu đường của quế. Giúp làm giảm lượng đường trong máu lúc đói từ 10–29%.

Liều lượng khuyến cáo để bạn nhận được lợi ích này là 1-6 gam bột quế mỗi ngày.

Tham khảo bài viết “Giấm táo – Liệu pháp tự nhiên hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường” Tại đây!

6. Hỗ trợ giảm cân

Năm 2011, các nhà nghiên cứu kết luận rằng chế độ ăn giàu quế, có thể giúp giảm phản ứng tiêu cực của cơ thể khi ăn nhiều chất béo.

Bột quế chứa một lượng lớn Polyphenol – một hợp chất thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đốt cháy các liên kết Peptit có trong cơ thể. Chế độ ăn chứa bột quế giúp cải thiện cân nặng hiệu quả.

Tham khảo bài viết “Top những công thức Salat nhanh, ngon miệng và có lợi cho sức khỏe!” Tại đây!

Lưu ý

Sử dụng bột quế hợp lí đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên bạn không nên lạm dụng chúng để tránh một số tác dụng phụ như:

  • Nguy cơ tổn thương gan

  • Gây ra các vấn đề về hô hấp

  • Lở miệng

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư

  • Phụ nữ có thai cũng được cho là không nên sử dụng bột quế

Bạn không nên dùng quá 1 thìa cà phê bột quế một ngày cho người lớn và có thể giảm liều lượng khi cho trẻ em sử dụng.

Lời kết

Quế là một loại gia vị tuyệt vời cho rất nhiều món ăn, không chỉ vậy, chúng còn đem lại nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe. Bột quế giúp làm giảm lượng đường trong máu, giảm các yếu tố nguy cơ bệnh tim, kiểm soát cân nặng,…

Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý đến chất lượng của bột quế trước khi sử dụng. Cần dùng bột quế tốt, không mối mọt, không để lâu, bảo quản đúng cách. 

Đừng quên địa chỉ mua sản phẩm hữu cơ uy tín tại Oma Mart bạn nhé!

Lưu ý: tất cả bài viết của Oma chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay chẩn đoán hoặc điều trị y khoa của bác sĩ.