Bỏ túi những điều cần biết khi đi phỏng vấn, ứng viên chắc chắn đậu
Chuẩn bị hồ sơ xin việc, đầu tư kiến thức kỹ lưỡng cho buổi phỏng vấn là giúp các ứng viên dễ dàng kiếm được cơ hội việc làm tốt cho mình. Tuy nhiên, nếu nắm chắc những điều cần biết khi đi phỏng vấn dưới đây, đảm bảo bạn có thể chinh phục nhà tuyển dụng một cách nhanh chóng, trúng tuyển 100%.
Một cuộc phỏng vấn xin việc thành công là tổng hợp của rất nhiều yếu tố, từ hình thức cho đến nội dung. Trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ tìm hiểu ứng viên là ai, năng lực của họ thế nào? Nhiều sinh viên mới tốt nghiệp hay người đã có kinh nghiệm muốn thay đổi môi trường làm việc không ít lần thất bại. Vậy làm thế nào để có một buổi phỏng vấn hoàn hảo? Dưới đây là những điều cần biết khi đi phỏng vấn xin việc, một hành trang vững chắc cho các ứng viên, nắm chắc chúng trong tay, đảm bảo bạn sẽ đậu ngay!
Bỏ túi những điều cần biết khi đi phỏng vấn, ứng viên chắc chắn đậu
Nội Dung Chính
Những điều cần biết trước khi phỏng vấn
Nghiên cứu, tham khảo thông tin
Có đầy đủ kiến thức chuyên môn bạn sẽ tự tin hơn trong buổi phỏng vấn. Cho nên, việc chuẩn bị kỹ lưỡng thông tin là điều bạn cần làm. Bạn có thể truy cập vào website, tham khảo báo, tạp chí, tài liệu có ích cho mình trong quá trình xin việc. Hay các báo cáo tài chính của doanh nghiệp/công ty cũng là một nguồn tin quan trọng. Sự hiểu biết nắm bắt chuyên sâu về mọi lĩnh vực, sẽ gây được ấn tượng sâu đậm cho bạn trước nhà tuyển dụng.
Tìm hiểu thật kỹ nhà tuyển dụng
Điều đầu tiên nên làm trước khi đi phỏng vấn là tìm hiểu thật kỹ về công ty đã trúng tuyển. Cụ thể như: quy mô, lĩnh vực hoạt động, thị trường công ty, sản phẩm,… Các câu hỏi nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ hỏi liên quan đến công ty, hoặc họ có thể đưa ra những tình huống, sự cố của công ty đó đã từng gặp phải, cho ứng viên xử lý. Do đó, tìm hiểu nhà tuyển dụng trước sẽ giúp bạn tự tin hơn trong vòng thi tuyển, quan trọng hơn là bạn có thấy phù hợp với chúng hay không? Điều đặc biệt ở đây, công ty sẽ cực ấn tượng và đánh giá cao ứng viên nào thực sự hiểu và quan tâm về họ.
Lựa chọn trang phục lịch sự
Vẻ ngoài là điều cần chú ý trong buổi phỏng vấn, hình thức bên ngoài của bạn cần toát lên vẻ năng động và gây được ấn tượng đẹp với nhà tuyển dụng. Họ đánh giá cao những ứng viên có tác phong nhanh nhẹn và trang phục chỉnh tề. Để thể hiện sự chuyên nghiệp trước mắt họ, bạn nên chọn cho mình bộ đồ lịch thiệp, sang trọng. Với nữ, có thể là sơ mi màu nhã nhặn kết hợp cùng chân váy, quần dài (màu đen, xanh than,…). Còn đối với nam, đồng phục công sở màu tối, phối cùng chiếc áo trắng là sự lựa chọn hợp lí, và bạn đừng quên đeo cà vạt.
► Tham khảo ngay: Đi phỏng vấn nên mặc gì để có thể ưng mắt nhà tuyển dụng
Tính toán trước đường đi, thời gian từ nhà đến nơi phỏng vấn
Để có mặt đúng giờ trong buổi phỏng vấn, trước hôm đó bạn cần xem trước đường đi, ước tính thời gian từ nhà đến công ty tuyển dụng. Việc này giúp bạn hạn chế tối đa nguy cơ trễ hẹn. Những nhà tuyển dụng không hài lòng mọi ứng viên không đúng giờ ngay từ lần đầu gặp mặt, họ có thể đánh giá bạn là người chậm chạp, lề mề.
Bạn nên có mặt sớm trước buổi phỏng vấn 15-30 phút, sắp xếp lại những thứ đã chuẩn bị (trang phục, đầu tóc, bản CV xin việc,…). Quan trọng nhất là lấy lại bình tĩnh, tự tin cho bản thân.
Tìm hiểu thật kỹ nhà tuyển dụng và lựa chọn trang phục phù hợp
Những lưu ý trong lúc phỏng vấn
Tạo phép lịch sự
Bước vào phòng phỏng vấn, để tạo phép lịch sự trước nhà tuyển dụng, bạn hãy chờ người phỏng vấn ngồi trước, sau đó bạn mới ngồi. Khi ngồi xuống, bạn cố gắng giữ tư thế thẳng lưng và điềm đạm. Có thể hơi nghiêng về trước một chút để thể hiện sự tập trung cũng như hứng thú của bạn khi có được cơ hội giao tiếp với họ về công việc sắp tới.
Tuyệt đối, không để nhà tuyển dụng thấy bạn đang lo lắng, sợ hãi, hãy nở nụ cười thiện cảm, xóa tan không khí căng thẳng trong buổi phỏng vấn.
Tự tin trước nhà tuyển dụng
Trong suốt quá trình phỏng vấn, luôn tập trung và tỏ ra hào hứng, thần thái chiếm một phần không nhỏ trong việc đánh giá kết quả. Những ngôn ngữ cơ thể, giao tiếp bằng mắt chính là hình thức kết nối đầu tiên giữa người nói và người nghe.
Nếu có nhiều người cùng phỏng vấn, bạn cố gắng nhìn từng người khi trả lời câu hỏi, khi hoàn thành phần trình bày của mình dừng mắt về phía người hỏi. Đồng thời, cố gắng tạo ra ánh mặt tự nhiên, họ chắc chắn sẽ đánh giá bạn là người không tồi đâu.
Cách trả lời ăn điểm trong vòng phỏng vấn
Cách bạn trả lời các câu hỏi trong buổi phỏng vấn rất quan trọng. Do đó, bạn cần một cái đầu luôn tỉnh táo, nhanh nhạy với các câu hỏi của nhà tuyển dụng.
- Câu hỏi đầu tiên họ thường đặt ra là: “Hãy giới thiệu cho tôi biết về bạn”. Ở đây bạn hãy dành 30 giây để nói bao quát về bản thân (tiểu sử, trình độ học vấn). Sau đó dành 1 phút để tóm tắt thành tựu, kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp.
- Câu hỏi tiếp theo: “Tại sao bạn nghỉ ở công ty cũ?”. Câu trả lời khôn khéo nhất ở trong vấn đề này là: “Bản thân muốn mở mang kiến thức về công việc, muốn cọ sát với những thử thách và môi trường mới”. Tuyệt đối, không nói bất cứ điều gì không tốt đẹp về sếp, đồng nghiệp hay quy định, đãi ngộ của công ty cũ.
- Nếu trong trường hợp, bạn gặp phải một câu hỏi mà bạn đã lường được trước và đã có câu trả lời rồi thì bạn vẫn cứ từ tốn, bình tĩnh. Sử dụng ánh mắt và chuyển động cơ thể để làm tăng sự thuyết phục cho câu trả lời của bản thân.
- Khi gặp phải câu hỏi bạn chưa chuẩn bị, lúc đó có thể bạn sẽ bị rối, không biết đưa ra câu trả lời nào là phù hợp nhất. Tuy nhiên, việc giữ bình tĩnh trong lúc đó là giải pháp ưu tiên hàng đầu. Sau đó hãy nhớ đến quy tắc phỏng vấn: Trường hợp – Hành động – Kết quả.
- Đặc biệt, hãy chú ý quan sát người phỏng vấn, lắng nghe thật kỹ câu hỏi và kèm theo là những động tác ám chỉ bạn hiểu rõ vấn đề như là gật đầu. Người biết cách lắng nghe và trả lời lưu loát luôn luôn có lợi thế hơn.
► Xem thêm: 10 câu hỏi phỏng vấn gây “lúng túng” nhất mọi thời đại, ứng viên cần chú ý
Kết thúc buổi phỏng vấn
Sau khi người phỏng vấn tuyên bố kết thúc và đứng lên khỏi ghế. Bạn chủ động bắt tay chào và nói lời cảm ơn họ đã sắp xếp thời gian cho buổi tuyển dụng ngày hôm nay. Bạn vẫn tiếp tục duy trì nụ cười thân thiện của mình cho đến khi rời khỏi công ty. Đây là những điều cần lưu ý khi đi phỏng vấn quan trọng cho mọi ứng viên.
Hãy thật tỉnh táo, nhanh nhạy để trả lời câu hỏi phỏng vấn của nhà tuyển dụng
Sau buổi phỏng vấn
Tự đánh giá và rút kinh nghiệm
Nhìn lại toàn bộ xem mình đã thể hiện như thế nào trong cuộc phỏng vấn vừa rồi. Điều quan trọng hơn cả là bạn rút ra được kinh nghiệm cho những lần sau.
Dù không đạt kết quả như mong đợi, cũng đừng trách vì sao lúc ấy mình trả lời như thế, hãy lạc quan lên, nghĩ rằng buổi phỏng vấn hôm đó giúp mình học hỏi thêm được kinh nghiệm.
Gửi email cảm ơn
Một trong những điều cần làm nhất sau khi kết thúc phỏng vấn trong vòng 24h là viết thư cảm ơn nhà tuyển dụng. Đây là việc làm thể hiện thái độ lịch sự hay sự quan tâm của bạn với công việc đã được phỏng vấn. Trong thư, bạn nên cảm ơn vì họ đã quan tâm và dành thời gian cho bạn, đồng thời thể hiện mong muốn có cơ hội làm việc với công ty. Với email này công ty tuyển dụng sẽ đánh giá cao khả năng ứng xử của bạn.
Gửi email cảm ơn sau khi diễn ra buổi phỏng vấn
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng chính những câu hỏi phỏng vấn mà bạn chưa hài lòng với câu trả lời của mình lúc đó để xây dựng thành bản hỏi đáp mới gửi cho nhà tuyển dụng.
Bạn hoàn toàn có thể đặt câu hỏi ngược lại cho nhà tuyển dụng để hiểu rõ hơn về vị trí ứng tuyển
Đứng trước những cơ hội nghề nghiệp quan trọng, ai trong chúng ta đều có chút lo sợ và hồi hộp. Tuy nhiên, bạn hãy tự tin vào bản thân và vượt qua chúng một cách tốt nhất có thể. Để làm được điều đó, hãy trang bị thật tốt cho mình những điều cần biết khi đi phỏng vấn (các kỹ năng giao tiếp, cách trả lời phỏng vấn xin việc,…) ngay từ bây giờ.