Bỏ túi cách viết điểm mạnh điểm yếu trong CV hữu ích cho ứng viên
Nội Dung Chính
1. Điểm mạnh, điểm yếu của mỗi người là gì?
1.1. Điểm mạnh của bản thân là gì?
Điểm mạnh chính là những ưu điểm của bản thân, cảm thấy khi thực hiện bản thân tự tin thực hiện cho kết quả tốt hơn người khác. Ai cũng được ưu ái sở hữu điểm mạnh tuy nhiên không ai cũng nhận ra điểm mạnh của bản thân nếu không gặp môi trường phù hợp để xúc tác cho các “phản ứng hóa học” thực hiện phát sinh. Vì vậy nhiều người đã không tận dụng được điều này để định hướng cho mình công việc theo sở thích, có khả năng thao tác nghiệp vụ dễ dàng.
Nhận ra điểm mạnh của bản thân cho bạn sự tự tin và chủ động trong mọi việc. Bạn nhận thấy được đâu là việc mình cần làm và đâu là việc mình không nên bon chen cạnh tranh. Công việc cho bạn cơ hội khoe ra điểm mạnh của mình, điều đó cho bạn niềm háo hức, tình thần làm việc hăng say, không còn cảm giác uể oải mỗi ngày thay vào đó bạn tập trung hơn trong công việc, cảm thấy thỏa mãn nhu cầu việc làm. Thỏa mãn không phải mỗi ngày khi kết thúc công việc là thốt lên rằng “Cuối cùng cũng xong” mà là “một ngày làm việc nữa lại kết thúc”.
Điểm mạnh của bản thân phải được nhận ra từ chính mình không cần ai phải thay thế nhận ra điều đó cũng không cần thực hiện bài “test” để biết điểm mạnh của mình ở đâu mà nó được tìm thấy qua chính những trải nghiệm từ thực tế, được phát hiện qua hoạt động thường ngày. Điểm mạnh càng được phát hiện sớm bao nhiêu thì lợi ích đem lại càng cao bấy nhiêu từ đó có định hướng đúng đắn về công việc trong tương lai. Hãy chú ý tới cảm nhân của chính mình trong các giai đoạn: trước, trong và sau khi thực hiện mọi hoạt động vì đó cũng nằm trong tiêu chí đánh giá điểm mạnh của chúng ta là gì. Điểm mạnh và điểm yếu là những thông tin không thể thiếu trong cv xin việc ấn tượng. Người biết cách viết cv ấn tượng là người biết sử dụng những thông tin này để làm nổi bật cv xin việc của bản thân.
Xem thêm: Người tham chiếu trong cv là gì
1.2. Điểm yếu của bản thân là gì?
Đối ngược với điểm mạnh không thuật ngữ nào khác ngoài điểm yếu. Con người luôn tồn tại đi kèm hai đặc tính này để cấu thành tính cách của mỗi người. Câu nói “không ai là hoàn hảo” hoàn toàn đúng dùng để đánh giá con người. Mỗi người một cách nghĩ, một sở thích, có người hứng thú với công việc này những người khác lại cảm thấy thật chán ngán bởi họ không có khả năng để đáp ứng yêu cầu của công việc ấy. Đó chính là điểm yếu của họ.
Điểm yếu là những khuyết điểm tồn tại trong mỗi người, là nhược điểm của bản thân mà mỗi khi thực hiện hoạt động nào đó bạn không thấy tự tin đơn giản bởi đó không phải thế mạnh của bạn. Vì thế mà trong bản CV – nơi ứng viên PR thế mạnh của bản thân để ghi điểm với nhà tuyển dụng, chiếm được điểm số đánh giá cao mà tự tin bước vào vòng phỏng vấn lại không có đất dành cho sự xuất hiện của điểm yếu và cũng không nên viết điểm yếu của bản thân trong CV. Tuy nhiên trong một số trường hợp việc bạn viết điểm yếu trong CV lại giúp ứng viên tăng thêm lợi thế bởi nó có thể được dùng làm nổi bật lên sở trường trong CV. Thế nên việc biết cách kết hợp thể hiện điểm mạnh điểm yếu trong CV tiếng Anh cũng không nằm ngoài bí quyết viết CV ấn tượng.
Điểm yếu khi viết CV cần biết cách khéo léo đưa vào để khi trúng tuyển vào vòng phỏng vấn đối diện trực tiếp với nhà tuyển dụng, nhận được câu hỏi truyền thống họ thường dành cho ứng viên là “Điểm mạnh, điểm yếu của bạn là gì?” Câu hỏi này đặt ra nhằm mục đích nhà tuyển dụng muốn nhận ra điểm yếu ghi trong CV còn tồn tại của ứng viên có quá lớn làm cản trở công việc sắp tới. Một trong những nhược điểm bản thân trong CV lớn nhất khiến ứng viên thiếu tự tin khi đối diện với nhà tuyển dụng đó là mối lo về kinh nghiệm. Đối tượng chịu ảnh hưởng lớn nhất không ai khác là sinh viên mới ra trường với vốn kiến thức chuyên môn khá lớn nhưng kinh nghiệm thực tế còn non nớt, chưa có cơ hội được tiếp xúc với môi trường làm việc, với tính chất công việc chuyên môn. Bên cạnh đó nhiều bạn còn khá nhút nhát, ngại tiếp xúc với mọi người xung quanh cũng bởi thiếu tự tin về kỹ năng, kinh nghiệm, chính sự nhút nhạt này đã khiến điểm yếu về kinh nghiệm của bạn không được cải thiện. Không ai có thể giúp bạn điều này tốt hơn chính bản thân.
Ngoài ra có một số điểm yếu điển hình xuất hiện ở rất nhiều ứng viên nhưng họ không thể tự nhận ra thiếu sót để khắc phục bên cạnh điểm yếu dễ nhận biết về kỹ năng hay trình độ chuyên môn nghề nghiệp chưa tốt, trình độ ngoại ngữ yếu, ngại giao tiếp và không có khả năng thuyết trình trước đám đông, đó còn là thiếu định hướng hay mục tiêu trong công việc, sống ích kỷ, mối quan hệ với bạn bè, gia đình hạn chế, có thói quen tiêu cực,…
Vậy qua những phân tích trên có nên thêm điểm yếu trong CV xin việc? Nếu có thì nên ghi điểm yếu trong CV như thế nào? Các điểm yếu nên ghi trong CV là gì? Cùng chờ đợi câu trả lời từ những mục sau đây để nắm chọn cách viết cv, cách viết điểm yếu trong cv xin việc !
Trang vàng việt nam
2. Hiệu quả mang lại khi trình bày điểm mạnh trong CV
Bên cạnh lợi thế tạo ra từ phần trình độ học vấn trong cv, các kỹ năng trong cv, mục điểm mạnh của bản thân cũng cho ứng viên lợi thế rất lớn để cạnh tranh với đối thủ. Đơn giản có thể so sánh khi nhà tuyển dụng đang đắn đo trước quyết định lựa chọn một trong hai ứng viên có năng lực ngang bằng, điểm đánh giá các tiêu chí như nhau và bạn là một trong số đó, chắc chắn không có sự lựa chọn ngẫu nhiên theo cảm tính ở đây mà để tìm ra ứng viên xuất sắc, phù hợp nhất họ sẽ đặt ra một tiêu chí bổ sung chính là điểm mạnh. Đây là tiêu chí giúp nhà tuyển dụng đánh giá sát sao nhất ứng viên bởi không phải ai cũng sở hữu điểm mạnh như nhau. Họ sẽ nghiên cứu điểm mạnh mà ứng viên cung cấp để nhận biết khả năng đáp ứng công việc của ứng viên rồi quyết định cuối cùng mới được đưa ra.
Tuy theo nhiều cuộc khảo sát, trong tiêu chí đánh giá của nhà tuyển dụng, mục khiến họ dành nhiều sự quan tâm nhất theo thang điểm thấp dần là kinh nghiệm, kỹ năng và trình độ những điểm mạnh lại là yếu tố quan trọng, là chất xúc tác công dụng mình trong việc đưa ra quyết định cuối cùng. Điểm mạnh đôi khi nhầm lẫn với kỹ năng bởi vậy mà trong nhiều CV ứng tuyển, mục điểm mạnh thường không xuất hiện và được kết hợp luôn vào mục kỹ năng, lời khuyên dành cho bạn là nên tách bạch hai mục này để nâng cao được điểm số đánh giá của mình. Một lời khuyên rất hữu ích với các bạn sinh viên mới ra trường còn hạn chế về kinh nghiệm và kỹ năng.
Đi tìm điểm mạnh của đối tượng này để bù đắp thiếu sót kinh nghiệm làm việc không nên bỏ qua kiến thức tích lũy ở trường. Học tập, tiếp thu kiến thức trên trường chính là nền tảng kiến thức cơ bản, giúp hình thành được lối tư duy, suy nghĩ mạch lạc của mình từ đó, thích ứng được nhanh với các tình huống mới xảy ra, nhanh chóng giải quyết vấn đề.
Xem thêm: Việc làm IT phần mềm
3. Cách ghi điểm mạnh điểm yếu trong CV
Điều trăn trở của nhiều ứng viên khi nhận ra tầm quan trọng của không kém của phần điểm mạnh và điểm yếu trong CV. Trước đây khi không được chú ý, khiến ứng viên tự đánh mất đi cơ hội trúng tuyển, nhường tấm vé cho ứng viên đối thủ một cách bất đắc dĩ. Chẳng hạn khi đi ứng tuyển vào ngân hàng, ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng lại không có sự xuất hiện thông tin điểm mạnh điểm yếu trong CV ngân hàng, một sai lầm đáng tiếc khiến giấc mơ làm việc trong ngân hàng vụt mất. Để giúp ứng viên giải quyết vấn đề này Timviec365.com.vn ngay sau đây sẽ tiết lộ cách viết ưu nhược điểm trong CV để ứng viên “khoe” năng khiếu sở trường trong CV trên nền điểm yếu trong CV cùng với đó là kinh nghiệm truyền đạt về tính cách điểm mạnh điểm yếu trong CV.
3.1. Bí quyết thể hiện điểm mạnh của bản thân trong CV
Nằm dưới phần kinh nghiệm và kỹ năng làm việc, điểm mạnh của ứng viên cũng cần được trình bày gây ấn tượng tuyệt đối để dành điểm số tối đa ở vòng sơ loại này. Thế nhưng đây lại là mục ứng viên thường gộp chung với phần kỹ năng mà không dành riêng cho nó một khoảng diện tích nhỏ để PR nhiều hơn về bản thân. Nhưng khi đã tiếp cận với bài viết này, quan điểm đó có lẽ đã phần nào được xóa bỏ, tìm hiểu về cách thể hiện điểm mạnh trong CV trở thành nhu cầu thiết yếu. Vậy những phẩm chất cá nhân trong CV cần thể hiện ra sao cho nổi bật?
Không giống như khi trình bày phần kỹ năng, nội dung của phần này phải có sự khác biệt rõ rệt để nhà tuyển dụng không bị nhầm lẫn. Trong khi các kỹ năng chuyên môn trong CV cơ bản không thể thiếu là kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý, kỹ năng tin học văn phòng,… thì tại mục điểm mạnh bạn hãy nêu lên những gì mình có thể thực hiện xuất sắc, có thể cạnh tranh cao với đối thủ. Chẳng hạn đó là những điểm mạnh về:
– Năng khiếu, sở trường: Cho bạn nguồn cảm hứng làm việc hiệu quả mà không để xảy ra tình trạng trì trệ. Chẳng hạn một số công việc nấu ăn, ca hát,… việc chứng minh bản thân có những năng khiếu này không những giúp ứng viên đạt điểm đánh giá cao mà khả năng trúng tuyển nằm trong lòng bàn tay. Còn trong công việc kinh doanh, năng khiếu sở trường tương thích với công việc đó giúp bạn nhanh chóng tiếp thu kiến thức, hòa nhập với môi trường làm việc trong thời gian ngắn nhất để đem lại lợi ích sớm cho doanh nghiệp, nâng cao năng lực bản thân. Vì thế thể hiện năng khiếu không phải là khoe mang mà chỉ để tạo thiện cảm nhiều hơn với nhà tuyển dụng thôi nhé!
– Kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm làm việc: Cũng nằm trong số điểm mạnh gây ấn tượng nhất với nhà tuyển dụng tuy hai điểm mạnh này đã có cho mình một mục riêng. Khẳng định lại một lần nữa hai tiêu chí này giúp ứng viên cho nhà tuyển dụng thấy sự tự tin, về chuyên môn có thể áp dụng vào công việc thực tế bằng kinh nghiệm.
– Tính cách trong cv: Điểm mạnh còn được thể hiện trong tính cách của mỗi người chẳng hạn với vị trí kế toán điểm mạnh tạo lợi thế cho ứng viên qua tính cách là sự tỉ mỉ, cẩn thận và luôn luôn trách nhiệm với công việc. Còn với nhân viên kinh doanh, điểm mạnh thu hút nhà tuyển dụng nhất trong tính cách là tính năng động, hòa đồng, thích tham gia các hoạt động ngoại khóa đặc biệt là khéo léo trong lời ăn tiếng nói để giao tiếp tốt với khách hàng.
3.2. Cách ghi điểm yếu trong CV
Một thực tế hoàn toàn dễ nhận ra trong hầu hết các bản CV xin việc gửi tới ứng viên không có phần nhược điểm trong CV với suy nghĩ ghi nhược điểm của bản thân trong CV là tự đánh mất cơ hội trúng tuyển của bản thân. Nhưng trong bài viết này Timviec365.com.vn lại đưa ra lời khuyên nên điểm qua đôi chút điểm yếu nên ghi trong CV. Điều này vừa thể hiện sự trung thực thông qua việc tự đánh giá bản thân trong CV vừa cho nhà tuyển dụng thấy sự khiêm tốn của bản thân. Vậy nên ghi điểm yếu gì trong CV? Cách viết điểm yếu trong CV như thế nào? Hãy tự đưa ra câu trả lời cho những điểm bản thân cần khắc phục trong CV kết hợp với những chia sẻ dưới đây:
Quan điểm không có ai là hoàn hảo một lần nữa lại được nêu lên. Còn người tồn tại không chỉ một điểm yếu mà nó còn tồn tại đâu đó rất rất nhiều điểm yếu mà chúng ta cố chấp không nhận ra. Chẳng hạn trong công việc, các điểm yếu có thể có như chưa có kinh nghiệm làm việc, tiếng anh ở trình độ yếu, chưa được thử sức với công việc,… Nên ghi điểm yếu là gì trong CV?
Không một nhà tuyển dụng nào có ấn tượng với một bản CV liệt kê một danh sách dài những điểm yếu của ứng viên. Vậy nên ghi điểm yếu trong CV, ứng viên lựa chọn tối đa 3 nhược điểm. Nên cân nhắc điểm mạnh yếu để điểm yếu xuất được lựa chọn không làm lu mờ điểm mạnh mà ngược lại phải làm nền cho điểm mạnh trở nên nổi bật hơn.
Hoàn thiện bản CV ấn tượng không thể thiếu mục điểm mạnh điểm yếu trong CV. Khai ra điểm yếu không phải tự hại mình mà đang làm nổi bật chính mình. Biết kết hợp khôn khéo các ưu nhược điểm trong CV cho ứng viên rất nhiều lợi thế trước đó chưa từng biết tới. Hãy tự tạo cho mình một CV hoàn hảo với đầy đủ thông tin trên Timviec365.com.vn – nơi uy tín chất lượng hàng đầu trong lĩnh vực tìm việc làm trực tuyến để được trải nghiệm nhiều tính năng hữu ích!