Bỏ túi 3 cách làm vịt nấu măng hấp dẫn, vị ngon mê mẩn
Vịt nấu măng là món ăn dân dã, được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên đối với nhiều người, cách làm vịt nấu măng rất phức tạp và cần nhiều nguyên liệu. Hôm nay, VinID sẽ bật mí cho bạn 3 công thức cực đơn giản cho món ăn này.
1. Cách làm vịt nấu măng tươi
Nguyên liệu
-
Vịt: 1 con (nặng khoảng 1 – 1.5 kg)
-
Măng tươi: 500 gram
-
Chanh tươi: 1 trái
-
Hành lá: 5 nhánh
-
Gừng tươi: 1 củ
-
Rau mùi tàu: 1 ít
-
Rượu trắng: 100 ml
-
Tỏi khô: 1 củ
-
Hành khô: 3 củ
-
Dầu ăn 200 ml
-
Bún tươi: 1 kg
-
Nước mắm: 2 muỗng canh
-
Muối: 2 muỗng cà phê
-
Mì chính: 1 muỗng cà phê
-
Hạt tiêu: 1 muỗng cà phê
-
Đường cát: 2 muỗng cà phê
-
Hạt nêm: 3 muỗng cà phê
Các bước chế biến
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
-
Nhổ thật kỹ hết lông vịt và lông măng vịt. Rửa sạch phần máu trong bụng con vịt.
-
Rửa sạch vịt với 500 ml rượu trắng trộn với 1 củ gừng, chà sát lên thân và lòng vịt để khử mùi hôi.
-
Cắt 1 lát chanh chà tiếp và lặp lại bước chà gừng với rượu trắng lần nữa cho khử hết mùi.
-
Rửa sạch vịt lại với nước lạnh.
-
Chặt thịt vịt thành những miếng nhỏ vừa ăn.
-
Tiết vịt nếu có thì chần qua nước nấu sôi để lọc bỏ các chất dơ và để tiết đông lại, cắt tiết thành các khối nhỏ vừa ăn.
-
Rửa sạch và cắt lấy gốc hành lá, xắt khúc nhỏ khoảng 4 cm.
-
Rau mùi tàu rửa sạch, lặt lấy gốc, xắt từng khúc nhỏ.
-
Tỏi khô và hành khô lột bỏ vỏ, rửa sạch, đập dập băm nhuyễn.
-
Cạo sạch vỏ củ gừng tươi, rửa sạch và thái từng lát mỏng.
-
Măng tươi rửa sạch với nước, bắc lên bếp luộc chín để bỏ bớt đắng. Vớt ra chần với nước sôi thêm khoảng từ 3 – 4 lần với mỗi lần khoảng 7 phút cho măng hết đắng.
-
Vớt ra thau nước đá lạnh khoảng 5 phút cho măng giòn, vớt ra rổ để nguội và ráo nước.
-
Dùng tay xé măng thành từng sợi nhỏ và mỏng vừa ăn.
-
Áp chảo và ướp thịt vịt
-
Bắc lên bếp chiếc chảo, cho 50 ml dầu ăn, làm nóng dầu với lửa vừa, cho thịt vịt vào áp chảo cho đến khi phần da của thịt chảy bớt mỡ, săn lại và ngả màu vàng ươm.
-
Đổ thịt vịt ra rây lọc cho ráo hết dầu.
-
Cho 2 muỗng cà phê muối, 2 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê tỏi băm và 1 muỗng cà phê hành băm vào thịt vịt. Trộn đều tay hỗn hợp cho hòa quyện.
-
Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín tô thịt vịt, cho vào ngăn mát tủ lạnh, ướp thịt vịt trong khoảng 25 – 30 phút cho thịt thấm đều gia vị.
Bước 2: Xào măng tươi
-
Làm nóng 100 ml dầu ăn trên chảo, cho tỏi băm vào phi vàng thơm, cho măng tươi vào đảo đều ở lửa vừa.
-
Nêm nếm măng với 2 muỗng cà phê hạt nêm, ½ muỗng cà phê đường. Đảo đều hỗn hợp cho đến khi măng thấm gia vị và chín mềm.
Bước 3: Nấu nước dùng
-
Phi vàng thơm hành băm trong nồi lớn, cho thịt vịt vào xào cùng vài lát gừng cắt mỏng, xào đều tai cho thịt vịt săn lại và chín mềm thì đổ 1,5 lít nước sôi vào hầm trong khoảng 20 – 25 phút.
-
Cho măng tươi đã xào, tiết vịt vào nấu thêm khoảng 5 – 10 phút.
-
Nêm nếm lại gia vị cho phù hợp với khẩu vị, rắc tiêu xay, hành lá và rau ngò mùi vào là hoàn thành.
Thành phẩm
Vịt nấu măng tươi có vị thơm và lạ miệng của măng kết hợp với thịt vịt mềm đậm đà ăn rất hấp dẫn. Món này tuyệt vời nhất là ăn kèm chung với bún tươi hoặc mì tươi, phù hợp nấu trong các dịp lễ đặc biệt hoặc ngày sum họp gia đình, bạn bè.
2. Cách làm vịt nấu măng khô
Nguyên liệu
-
Vịt: 1 con (khoảng 1 kg)
-
Măng khô 500 gram
-
Gừng: 2 củ
-
Ớt: 2 trái
-
Tỏi: 10 gr
-
Hành khô: 3 củ
-
Rượu trắng: 500 ml
-
Hành lá: 6 nhánh
-
Sả: 2 nhánh
-
Rau mùi: 10 gram
-
Rau răm: 10 gram
-
Nước mắm: 2 muỗng canh
-
Muối ăn: 2 muỗng cà phê
-
Đường cát: 2 muỗng cà phê
-
Tiêu xay: 1 muỗng cà phê
Các bước chế biến
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
-
Nhổ thật kỹ hết lông vịt và lông măng vịt. Rửa sạch phần máu trong bụng con vịt.
-
Rửa sạch vịt với 500 ml rượu trắng trộn với 1 củ gừng, chà sát lên thân và lòng vịt để khử mùi hôi.
-
Cắt 1 lát chanh chà tiếp và lặp lại bước chà gừng với rượu trắng lần nữa cho khử hết mùi.
-
Rửa sạch vịt lại với nước lạnh.
-
1 củ gừng rửa sạch, cạo vỏ, xắt thành lát mỏng.
-
1 củ gừng, hành tây mang đi nướng cho đến khi dậy mùi thơm, bóc vỏ, đập dập.
-
Ngâm măng khô với nước lọc khoảng 3 tiếng, xé măng ra theo sợi nhỏ vừa ăn, Ngâm tiếp với nước từ 3 – 4 ngày cho măng khô mềm, mỗi ngày thay nước 1 lần.
-
Hành khô và tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn.
Bước 2: Xào măng
-
Làm nóng 100 ml dầu ăn trên chảo, cho tỏi băm vào phi vàng thơm, cho măng tươi vào đảo đều ở lửa vừa.
-
Nêm nếm măng với 2 muỗng cà phê hạt nêm, ½ muỗng cà phê đường. Đảo đều hỗn hợp cho đến khi măng thấm gia vị và chín mềm.
Bước 3: Luộc vịt
-
Bắc lên bếp 1 chiếc nồi to đủ chứa nguyên con vịt, cho nước lạnh tràn thân vịt, không được cho nước sôi, để vịt được chín từ trong ra ngoài.
-
Cho vào nồi 1 củ gừng, 4 gốc hành lá, 1 củ hành tím xắt lát, 2 nhánh sả đập dập và 1 muỗng cà phê muối.
-
Luộc vịt với lửa vừa, khi luộc sôi khoảng 10 phút thì lật mình vịt cho chín đều, luộc thêm trong khoảng 20 phút cho vịt chín mềm.
-
Dùng đũa đâm vào mình vịt, nếu vịt không chảy nước màu đỏ và xuyên qua mềm thịt là vịt đã chín.
-
Vớt thịt vịt ra ngoài, để nguội, nước luộc giữ lại để nấu cháo.
-
Chặt thịt vịt thành những miếng vừa ăn.
Bước 4: Nấu nước dùng
-
Tận dụng nước luộc vịt làm nước cốt, cho măng khô xào vào, nấu ở lửa vừa.
-
Nêm nếm lại gia vị cho phù hợp với khẩu vị, rắc tiêu xay, hành lá, rau răm và rau ngò mùi vào là hoàn thành.
Thành phẩm
Vịt nấu măng khô với vị nước dùng đậm đà, măng khô dai mềm và thịt vịt thơm béo. Món này ăn kèm với bún tươi hoặc mì tươi, cho thêm rau sống, chấm với nước mắm gừng là tuyệt vời.
3. Cách làm vịt nấu măng chua
Nguyên liệu
-
Vịt: ½ con (khoảng 1kg)
-
Măng chua: 300 gram
-
Chanh tươi: 1 quả
-
Gừng: 1 củ
-
Hành tím: 3 củ
-
Tỏi: 1 củ
-
Rượu trắng: 500 ml
-
Dầu ăn: 100 ml
-
Nước mắm: 2 muỗng canh
-
Muối: 2 muỗng cà phê
-
Đường: 1 muỗng cà phê
-
Tiêu xay: 1 muỗng cà phê
-
Hạt nêm: 1 muỗng cà phê
-
Hành lá: 3 nhánh
-
Rau mùi: 1 ít
Các bước chế biến
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
-
Nhổ thật kỹ hết lông vịt và lông măng vịt. Rửa sạch phần máu trong bụng con vịt.
-
Rửa sạch vịt với 500 ml rượu trắng trộn với 1 củ gừng, chà sát lên thân và lòng vịt để khử mùi hôi.
-
Cắt 1 lát chanh chà tiếp và lặp lại bước chà gừng với rượu trắng lần nữa cho khử hết mùi.
-
Rửa sạch vịt lại với nước lạnh.
-
Chặt thịt vịt thành những miếng nhỏ vừa ăn.
-
Cho vào thịt vịt 2 muỗng cà phê muối, 2 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê tỏi băm và 1 muỗng cà phê hành băm. Trộn đều tay hỗn hợp cho hòa quyện.
-
Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín tô thịt vịt, cho vào ngăn mát tủ lạnh, ướp thịt vịt trong khoảng 30 – 45 phút cho thịt thấm đều gia vị.
-
Hành tím bóc vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn.
-
Hành lá bỏ rễ, rửa sạch, lấy gốc xắt khúc.
-
Măng chua rửa sạch với nước, chần sơ qua nước sôi khoảng 5 phút cho bớt chua, vớt ra để ráo.
Bước 2: Xào thịt vịt và nấu nước dùng
-
Làm nóng dầu ăn trên chảo, phi thơm tỏi và hành tím băm nhuyễn, cho thịt vịt vào đảo đều ở lửa vừa trong khoảng 5 – 10 phút. Đến khi thịt vịt săn lại thì tắt bếp.
-
Cho toàn bộ thịt vịt xào vào nồi lớn cùng với 1,5 lít nước sôi, nấu với lửa vừa cho đến khi hỗn hợp sôi thì vặn lửa nhỏ liu riu.
Bước 3: Xào măng chua
-
Làm nóng dầu ăn trong chảo, cho măng chua vào xào sơ trong khoảng 5 – 7 phút ở lửa vừa.
-
Đổ măng chua vào nồi nước dùng, cho thêm gốc hành lá, hầm nước dùng trong khoảng 40 phút.
-
Nêm nếm gia vị: 2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cà phê đường, 1 2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm, rắc thêm tiêu xay, hành lá và rau ngò mùi vào là hoàn thành.
Thành phẩm
Vịt nấu măng chua có vị chua chua mặn mặn từ măng chua rất hấp dẫn. Món này ăn chung với bún tươi hoặc mì tươi, phù hợp cho các bữa tiệc hoặc bữa ăn gia đình, bạn bè.
Hy vọng với công thức bỏ túi 3 cách làm vịt nấu măng đơn giản của VinID sẽ giúp bạn chế biến được nhiều món ăn ngon cho gia đình ngay tại nhà. Hãy đến ngay cửa hàng VinMart hoặc tải ứng dụng VinID để được tích điểm và mua sắm nguyên liệu nấu ăn an toàn, chất lượng nhé.