Bộ môn
Giảng viên – chuyên viên
Bộ môn
Bộ môn
1. Bộ môn Việt ngữ học và Phương pháp giảng dạy tiếng Việt
TS Nguyễn Vân Phổ – Trưởng Bộ môn
Sinh năm 1963 tại Long An, Việt Nam. Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp TP HCM 1985. Tiến sĩ Ngôn ngữ học, Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG-HCM 2006. Giảng viên bộ môn Việt ngữ học và Phương pháp giảng dạy tiếng Việt. Chuyên môn: Ngữ pháp học và Ngữ nghĩa học. Các sách đã xuất bản: Mấy vấn đề về tiếng Việt hiện đại (NXB ĐHQG TP HCM 2001, đồng tác giả), Từ điển ngữ pháp tiếng Việt cơ bản (NXB ĐHQG TP HCM 2002, đồng tác giả), Ngữ pháp chức năng, S. Dik (NXB ĐHQG TP HCM 2005, đồng dịch giả), Ngữ pháp, ngữ nghĩa vị từ nói năng tiếng Việt (NXB ĐHQG TP HCM 2011), Ngữ pháp tiếng Việt – Ngữ đoạn và từ loại (NXB ĐHQG TP HCM 2018). Ngoài ra còn có nhiều bài báo về chuyên môn đăng ở Tạp chí Ngôn ngữ, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, Tạp chí Từ điển Bách khoa, Tạp chí Khoa học và Phát triển.
TS Huỳnh Công Hiển
Sinh năm 1964 tại An Giang. Tốt nghiệp ngành Sư phạm Ngữ Văn trường Đại học Cần Thơ năm 1986. Tiến sĩ Ngôn ngữ học, Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG-HCM năm 2010. Giảng viên bộ môn Việt ngữ học và Phương pháp giảng dạy tiếng Việt, Khoa Việt Nam học. Chuyên môn: Ngôn ngữ học. Thỉnh giảng tại trường Đại học Huflit, Trường Đại học Ngoại ngữ Busan – Hàn Quốc. Sách đã xuất bản: Tiếng Việt – Một ngoại ngữ I (Busan University of Foreign Studies Press, 2013), Tiếng Việt – Một ngoại ngữ II (Busan University of Foreign Studies Press, 2013), Giáo trình Tiếng Việt trung cấp – Đọc (NXB Đại học Quốc gia TP HCM, 2017). Ngoài ra, còn có các bài báo đăng trên Tạp chí Ngôn Ngữ, Tạp chí Khoa học – ĐHQG Hà Nội.
TS Đào Mục Đích
Sinh năm 1968 tại Cần Thơ, Việt Nam. Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Trường ĐH Tổng Hợp TP HCM 1991. Thạc sĩ Ngôn ngữ học Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQG TP HCM 2002, Tiến sĩ Ngôn ngữ học, University of Queensland, Australia 2013. Giảng viên bộ môn Việt ngữ học và Phương pháp giảng dạy tiếng Việt. Chuyên môn: Ngôn ngữ học. Học bổng Japan-Vietnam Scholarship Society học chương trình Thạc sĩ; học bổng của Bộ Giáo dục & Đào tạo học Tiến sĩ tại University of Queensland; University of Queensland International Scholarship. Thỉnh giảng ĐH Ngoại ngữ Busan, Hàn Quốc 2014-2017. Các sách đã xuất bản (đồng tác giả): Giáo trình tiếng Việt học thuật: Môn Đọc (NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2018), Một số vấn đề về phương ngữ xã hội (NXB Khoa học Xã hội, 2005), Ngữ pháp chức năng – Functional Grammar (của tác giả Simon C. Dik), (NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2005). Ngoài ra còn có nhiều bài báo đăng ở các tạp chí trong nước và nước ngoài: Tạp chí Khoa học và Phát triển, Journal of the Southeast Asian Linguistics Society, Heritage Language Journal, Asian-Pacific Journal of Second and Foreign Language Education, The Southeast Asia Review, Southeast Asia Journal, Journal of the Vietnamese Studies Review,…
TS Trần Trọng Nghĩa
Sinh năm 1975 tại Quảng Ngãi, Việt Nam. Tốt nghiệp Khoa tiếng Anh Trường ĐHNN HN 2002. Thạc sĩ Ngôn ngữ học 2011; tiến sĩ Ngôn ngữ học 2016 tại Trường ĐH KHXH&NV-ĐHQG-HCM. Giảng viên bộ môn Việt ngữ học và Phương pháp giảng dạy tiếng Việt. Chuyên môn: Ngữ dụng học, dạy tiếng Anh, dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Thỉnh giảng HUTECH, ĐHNN Busan, Hàn Quốc. Các sách đã xuất bản: Tuyển tập Việt Nam học, 2013 (đồng tác giả); Giảng dạy, nghiên cứu Việt Nam học và tiếng Việt, 2016 (đồng tác giả); Giảng dạy, nghiên cứu Việt Nam học và tiếng Việt 2018 (đồng tác giả). Các bài báo trên tạp chí trong nước: Ngôn ngữ và Đời sống (số 7, 2013); Ngôn ngữ và Đời sống (số 12, 2013). Các bài báo trên tạp chí nước ngoài: Journal of Vietnamese Studies Review (South Korea, Volume 14, 2016), Journal of Vietnamese Studies Review (South Korea, Volume 15, 2017).
TS Phan Thanh Tâm
Sinh 26/11/1975, tại Tiền Giang, Việt Nam. Tốt nghiệp khoa Ngữ văn Anh, Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG-HCM năm 2000. Thạc sĩ Ngôn ngữ học Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG-HCM năm 2013. Giảng viên bộ môn Việt ngữ học và Phương pháp giảng dạy tiếng Việt. Chuyên môn: Ngôn ngữ học. Một số công trình nghiên cứu: Bàn về lỗi ngữ pháp của học viên nước ngoài học tiếng Việt (2017), Kết cấu vị từ chuyển động do tác động trong tiếng Việt (2017), Hệ thống đại từ nhân xưng tiếng Stiêng (2018), Cụm động từ tiếng Stiêng (2018),…
TS Nguyễn Hoàng Phương
Sinh năm 1981 tại Sông Bé, Việt Nam. Tốt nghiệp ngành Tiếng Nga và Tiếng Anh Trường ĐHSP TP HCM năm 2004; ngành Quản trị kinh doanh quốc tế Trường ĐH Ngoại Thương CS2 TP HCM năm 2014. Tiến sĩ Ngôn ngữ, Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG-HCM năm 2016. Chuyên môn: Tiếng Việt, Tiếng Anh, Ngôn ngữ học. Giảng viên bộ môn Việt ngữ học và Phương pháp giảng dạy tiếng Việt. Hiện là Phó Trưởng Khoa Việt Nam học, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Tp HCM.
Thỉnh giảng CĐ Đường sắt SG, ĐH Kinh tế Công nghiệp Long An, ĐH Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương, ĐH Công nghệ TP HCM (HUTECH), ĐH Ngoại ngữ Tin học TP HCM (HUFLIT), ĐH Chungwoon, Hàn Quốc.
Các công trình đã công bố: Các đặc điểm tri nhận cơ bản của động từ tri giác (Tạp chí Khoa học ĐH Sư phạm TP HCM, 2015); Các yếu tố chi phối không gian tri nhận của động từ tri giác (Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống 2015); Mental Space Elements of Vietnamese and English Perception Verbs (International Journal of Language and Linguistics 2015); Cognitive Features of Perception Verbs (Vietnamese and English) (International Conference on Language, Literature & Community, Bhubaneshwar, India 2015); Cognitive Metaphor of Vietnamese Perception Verbs (International Conference on Language, Literature and Society, Bangkok, Thailand, 2016); Ngôn ngữ học tri nhận và việc dạy tiếng Việt (Hội thảo Quốc tế Giảng dạy, nghiên cứu Việt nam học và tiếng Việt – Những vấn đề lí thuyết và thực tiễn, Vũng Tàu, 2016); Không gian tri nhận của cặp động từ tri giác “nhìn” và “thấy” (Hội thảo Nghiên cứu giảng dạy Việt Nam học và tiếng Việt – Những vấn đề lí thuyết và thực tiễn, Hà Nội 2017); Interesting Cognitive Logic of Vietnamese and English Perception Verbs (International Journal of Language and Linguistics 2017); Một số nét nghĩa tri nhận của động từ tri giác “thấy” (Hội thảo Giảng dạy, Nghiên cứu Việt Nam học và Tiếng Việt, Huế, 2018); Vietnamese Perception Verbs – The Transfer of Their Cognitive Metaphors into English (International Journal of Applied Linguistics and Translation 2018); Các nét nghĩa tri nhận của động từ tri giác thấy trong tiếng Việt (Tạp chí Khoa học ĐH Sư phạm TP HCM, 2018); Basic Issues of Corpus Stylistics (Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống 2018); The Transfer of Vietnamese Perception Verbs’ Cognitive Metaphors into English (Hội thảo Ngôn ngữ học quốc tế lần 1 năm 2018 (Viện Ngôn ngữ học), Đà Nẵng); Không gian tri nhận của động từ tri giác (VIỆT NAM HỌC – Tuyển tập 20 năm nghiên cứu khoa học của Khoa Việt Nam học 2018); Động từ tri giác tiếng Việt – Ẩn dụ tri nhận chuyển di sang tiếng Anh (Ngôn ngữ Việt Nam trong bối cảnh giao lưu, hội nhập và phát triển, Hội thảo Ngữ học toàn quốc, Bình Dương 2019); Độ khó văn bản tiếng Việt và việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần 4: Những vấn đề giảng dạy tiếng Việt và nghiên cứu Việt Nam học trong thế giới ngày nay, TP HCM 2019); Foreign language teaching from the perspective of cognitive linguistics in cross-disciplinary contexts (The Conference of International Business and Applied Foreign Language Teaching, Taipei, Taiwan 2019); Nhận diện ẩn dụ tri nhận trong tiếng Việt (Nghiên cứu, Giảng dạy tiếng Việt và Việt Nam học trong trường Đại học 2019); Cognitive Spaces in Vietnamese Sentences (South Asian Research Journal of Arts, Language and Literature 2019); Vào – ra, lên – xuống và ý niệm không gian của người Việt (The Vietnamese Studies Review 2019); Cognitive stylistics/ Cognitive poetics: Interface between linguistics, literary studies and cognitive science (Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống 2020); Teaching Interactive Vietnamese Writing for Foreigners (International Symposium of Southeast Asian Languages, Teaching and Culture 2021); Cross-disciplinary Language teaching (Asia Association of Computer Assisted Language Learning International Conference (AsiaCall 2021-2)); Một vài so sánh về ngữ nghĩa từ đi trong tiếng Việt với từ 가다 trong tiếng Hàn (Tạp chí Khoa học ĐH Sư Phạm Tp HCM 2021); English Perception Verbs Cognitive Metaphors and Their Equivalence in Vietnamese (Russian Linguistic Bulletin 2021); Xây dựng bài học tiếng Việt theo nguyên lý Constructive Allignment (The Vietnamese Studies Review 2021); Cognitive Linguistics and Vietnamese Language Teaching (Noble International Journal of Social Sciences Research 2021); Elements in the cognitive space of Vietnamese perception verbs (Journal of Language and Linguistic Studies 2022)
TS Nguyễn Huỳnh Lâm
Sinh năm 1972 tại Sài Gòn, Việt Nam. Tốt nghiệp Ngành tiếng Anh Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội 2000. Tiến sĩ Ngôn ngữ học, Học viện Khoa học Xã hội – Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam 2016. Hiện là giảng viên bộ môn Việt ngữ học và Phương pháp giảng dạy tiếng Việt – Khoa Việt Nam học. Lĩnh vực chuyên môn: Phương pháp Giảng dạy tiếng. Có các bài báo về chuyên môn Ngôn ngữ học đăng ở các tạp chí Khoa học Xã hội, Ngôn ngữ học và Đời sống, v.v..
ThS Phan Trần Công
Sinh năm 1975. Tốt nghiệp ĐH năm 1998, ngành Ngôn ngữ học, Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG-HCM. Thạc sĩ Ngôn ngữ học, Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG-HCM năm 2015. Hiện là giảng viên bộ môn Việt ngữ học và Phương pháp giảng dạy tiếng Việt. Lĩnh vực chuyên môn: Ngữ âm học, tiếng Việt và ngôn ngữ các dân tộc thiểu số. Thỉnh giảng trường khác: Trường Đại học Champasak, Lào (tháng 7-12/2007), Trường Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc, Hàn Quốc (9/2017-8/2018). Các công trình tiêu biểu: Từ điển Việt-Mnông (đồng tác giả, Đinh Lê Thư và Nguyễn Văn Huệ chủ biên, NXB Giáo dục, TP HCM, 2001), Từ điển Việt-Mnông Lâm (đồng tác giả, Đinh Lê Thư và Y Tông Drang chủ biên, NXB ĐHQG TP HCM, 2007), Ghi nhận bước đầu về ngữ âm tiếng Tà Mun (đồng tác giả, Tạp chí Phát triển KH&CN, ĐHQG-HCM, số 16/2013), Vị trí của tiếng Tà Mun trong nhóm Nam Bahnar (luận văn thạc sĩ, 2015), Cơ cấu ngữ âm tiếng Tà Mun và sự tương ứng ngữ âm, từ vựng giữa tiếng Tà Mun với các ngôn ngữ trong tiểu nhóm Nam Ba-Nam (đồng tác giả, Kỷ yếu hội thảo Giảng dạy, nghiên cứu Việt Nam học và tiếng Việt, NXB ĐHQG-HCM, 2018), Tương ứng từ vựng và mối quan hệ giữa các ngôn ngữ trong nhóm Bahnar Nam (Tạp chí Phát triển KH&CN, ĐHQG-HCM, số X4, 2017).
ThS Nguyễn Thị Thanh Truyền
Sinh năm 1989 tại Quảng Ngãi. Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Ngôn ngữ học (ĐH KHXH & NV – ĐHQG TPHCM) năm 2011, Thạc sĩ Ngôn ngữ học (ĐH KHXH & NV – ĐHQG TPHCM) năm 2016. Hiện là giảng viên Khoa Việt Nam học, ĐH KHXH&NV – ĐHQG TPHCM.
Một số công trình nghiên cứu: Về các đơn vị “chỉnh chu”, “chỉn chu”, (Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, 2013); Sự biến đổi âm chính trong các vần có âm cuối của thổ ngữ Sơn Tịnh-Quảng Ngãi, (Tạp chí Phát triển Khoa học và Công Nghệ, 2015); Hệ thống ngữ âm thổ ngữ Sơn Tịnh- Quảng Ngãi ( Nghiên cứu thực nghiệm), (Luận văn Thạc sĩ, 2016); Một vài phương pháp dạy nói tiếng Việt cho người nước ngoài, (Nghiên cứu giảng dạy Việt Nam học và tiếng Việt- Những vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017); Cách sử dụng tổ hợp từ “gì mà” (Áp dụng trong trường hợp dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ), (Giảng dạy nghiên cứu Việt Nam học và tiếng Việt, 2018); Đặc điểm nguyên âm trong vần mở của tiếng Quảng Ngãi (so sánh với tiếng Việt toàn dân), (Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế “Những vấn đề Ngôn ngữ học ở Việt Nam và Đông Nam Á”, 2019).
ThS Nguyễn Ngọc Tâm
Sinh ngày 05/12/1990 tại Cần Thơ, Việt Nam. Tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ học tại Khoa Văn học & Ngôn ngữ, Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG TPHCM năm 2012. Thạc sĩ Ngôn ngữ học Trường Đh KHXH&NV – ĐHQG TPHCM năm 2017. Giảng viên bộ môn Việt ngữ học và Phương pháp giảng dạy tiếng Việt. Chuyên môn: Ngôn ngữ học. Thỉnh giảng trường khác: Trường Đại học Văn Lang
Một số công trình nghiên cứu: Từ vạy mượn trong tiếng Tà Mun (2011), Hiện Trạng song ngữ của cộng đồng người Tà Mun ở Tây Ninh (2017), Đồng tác giả bài báo: Một vài so sánh về ngữ nghĩa từ đi trong tiếng Việt với từ 가다 trong tiếng Hàn (2021).
ThS Nguyễn Trần Quý
Sinh năm 1983, tại Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt Nam. Tốt nghiệp ngành Ngữ văn Trường Đại học Cửu Long, năm 2009. Thạc sỹ Ngôn ngữ học, Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG-HCM năm 2015. Hiện là giảng viên bộ môn Việt ngữ học và Phương pháp giảng dạy tiếng Việt. Lĩnh vực chuyên môn: Ngữ âm học, tiếng Việt và ngôn ngữ các dân tộc thiểu số. Các công trình tiêu biểu: Voicing and register in Ngãi Giao Chrau: Production and perception studies (đồng tác giả, Tạp chí Journal of Phonetics số 90: 101115, năm 2022); Chrau register and the transphonologization of voicing (đồng tác giả, Hội thảo ở Úc) The Paper presented to the International Congress of Phonetic Sciences (ICPhS), 2019, Melbourne, Australia; Ứng dụng phần mềm Praat trong phân tích đặc điểm âm học nguyên âm phương ngữ tiếng Việt, (đồng tác giả, Tạp chí Ngôn ngữ, số 6, trang 39-54, năm 2021); Đặc điểm âm học của phụ âm tắc trong tiếng Châu Ro, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, số 1, năm 2019; Đặc điểm âm học của phụ âm đầu trong tiếng Việt, Tạp chí Phát triển khoa học & Công nghệ: Chuyên san khoa học xã hội và nhân văn, tập 1, số 4, năm 2016; Tìm hiểu về tính phi tuyến của âm tiết tiếng Việt, Tạp chí Đại học Cửu Long, tr 24-33, số 3, 2016.
2. Bộ môn Văn hóa – Văn học Việt Nam
TS Trần Thị Mai Nhân, Trưởng bộ môn
Sinh năm 1970 , tại Quảng Nam. Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn, Trường ĐHSP Huế, 1992. Thạc sĩ Ngữ văn, trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh 1997. Tiến sĩ Văn học, Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP HCM, 2008. Hiện là Phó Trưởng Khoa, Trưởng Bộ môn Văn hóa – Văn học Việt Nam, Khoa Việt Nam học. Lĩnh vực chuyên môn: Nghiên cứu, giảng dạy Văn học Việt Nam, Việt Nam học và giảng dạy tiếng Việt. GV Thỉnh giảng trường: ĐHSP TP HCM, ĐHSP Huế, ĐH Văn Lang, ĐH Văn Hiến, ĐH Mở TP HCM, ĐH Chungwoon (Hàn Quốc). Biên tập viên Nhà xuất Bản văn học, Chi nhánh TP HCM; Ủy viên Ban Biên tập Tạp chí The Vietnamese Studies Review, Korean Association of Vietnamese Studies (KAVS).
Các công trình tiêu biểu: Văn xuôi lãng mạn Việt Nam từ 1887 – 2000 (4 tập, Nhiều tác giả), NXB Văn hóa Sài Gòn, 2007; Huyền thoại và văn học (Nhiều tác giả), NXB Đại học Quốc gia TP HCM, 2005; Những đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam trong 15 năm cuối thế kỉ XX, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014,… Chủ nhiệm các đề tài nghiên cứu: Giới thiệu Văn học Việt Nam cho người nước ngoài (cấp cơ sở, 2012); Sự vận động của tiểu thuyết viết về chiến tranh trong văn học Việt Nam từ 1945 đến 2000 dưới góc độ thi pháp thể loại (2018, cấp Đại học Quốc gia). Ngoài ra còn có nhiều bài nghiên cứu, bài báo về chuyên môn và xã hội đăng trên các tạp chí trong và ngoài nước, trên các các kỷ yếu hội thảo trong nước và quốc tế: The Vietnamese Studies Review, Korea; Southeast Asia Journal, Korea; Annual International Conference on Language, Literature & Linguistics 2018, Singapore; Nghiên cứu giảng dạy Việt Nam học và tiếng Việt; Nghiên cứu Văn học; Nghiên cứu Đông Bắc Á; Phát triển Khoa học và Công nghệ; Bình luận văn học; Ngôn ngữ và Đời sống; Xưa và Nay; Tạp chí Sông Hương; Nhà văn; Phụ nữ ngày nay; Văn nghệ Nha Trang; các Tạp chí Khoa học trường Đại học Huế, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học Đại học Mở; Báo Tuổi trẻ, Báo Thanh niên, Báo Giáo dục TP HCM, Báo Lao Động Đồng Nai,…
PGS.TS Lê Giang
Lê Giang (bút danh: Đoàn Lê Giang), PGS.TS (TS: 2001, Trường ĐHKHXH&NV – ĐHQG-HCM, PGS: 2006), Trưởng Khoa Việt Nam học, kiêm Trưởng BM Văn học Việt Nam Khoa Văn học (từ 2018), nguyên Trưởng Khoa Văn học và Ngôn ngữ (từ 2007 đến 2017). Lĩnh vực nghiên cứu: Văn học trung cận đại Việt Nam, Văn học Nhật Bản, Văn học so sánh Việt Nam – Đông Á, Lý luận văn học cổ điển Việt Nam – Trung Quốc…
Các sách đã xuất bản: Tác phẩm Nguyễn Thông (viết chung, 1983), Nguyễn Lộ Trạch – điều trần và thơ văn (viết chung, 1995), Đại cương văn hóa phương Đông (viết chung, 2000), SGK Ngữ văn 10 (viết chung, 2003), Văn học VN TK.X-XIX: những vấn đề lí luận và lịch sử (viết chung, 2006), Văn học Đông Á từ góc nhìn so sánh (chủ biên, 2011), Văn học Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh Đông Á (đồng chủ biên, 2013), Huyền thoại lập quốc của các nước Đông Á (viết chung, 2014, Những kỳ nữ trong thơ ca Đông Á (viết chung, 2014), Văn học Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh toàn cầu hóa (đồng chủ biên, 2015), Đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyễn Du (đồng chủ biên, 2015), Chuyện tình ma nữ trong truyền kỳ Đông Á (viết chung, 2017), Việt Nam – giao lưu văn hóa tư tưởng phương Đông (đồng chủ biên, 2017)… Có hơn 50 bài báo khoa học về văn học Việt Nam, văn học Nam Bộ, văn học Nhật Bản và phương Đông đăng trên các tạp chí Journal for Japanese Studies, The world of Chinese language and literature, Nghiên cứu văn học, Nghiên cứu Hán Nôm, Nghiên cứu Đông Bắc Á, Bình luận văn học… Thành viên ban biên tập các tạp chí Nghiên cứu văn học, Phát triển Khoa học – Công nghệ, Bình luận văn học, Văn hóa và Du lịch… và nhiều hội thảo khoa học quốc tế, trong nước. Tu nghiệp ở trường Tokyo University of Foreign Studies (TUFS) với học bổng của Bộ Giáo dục Nhật Bản (1993-1995), nghiên cứu về văn học cổ điển Nhật Bản ở TUFS 2003-2004 với tài trợ của Japan Foundation, 2015 với tài trợ của Quỹ Sumitomo… Thành viên Hội đồng Quỹ NAFOSTED, Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình và Dịch văn học – Hội Nhà văn TP HCM, Phó chủ tịch Hội Nghiên cứu và Giảng dạy Văn học TP HCM, Hội viên Hội Nghiên cứu văn hóa dân gian VN. Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. ; This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. .
TS Nguyễn Thị Thanh Hà
Sinh năm 1979 tại Nghệ An, Việt Nam. Tốt nghiệp Khoa Tiếng Nhật Trường ĐH Ngoại Ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2001 và Khoa Châu Á Thái Bình Dương học Đại học Ritsumeikan Asia Pacific Nhật Bản năm 2002. Thạc sĩ Nhân học, Trường ĐH Kyushu Nhật Bản năm 2007. Tiến sĩ Nhân học, Trường ĐH Hiroshima Nhật Bản năm 2017. Giảng viên bộ môn Văn hóa – Văn học Việt Nam. Lĩnh vực nghiên cứu chính: Người Hoa – Minh Hương ở đô thị cổ Hội An tỉnh Quảng Nam; Vấn đề phân biệt kỳ thị giữa các tầng lớp trong xã hội Nhật Bản giai đoạn TK XIX-XX và những hệ quả để lại trong đời sống của một bộ phận cư dân Nhật hiện đại. Đề tài luận văn thạc sĩ Lịch sử phong trào giải phóng của nhóm người được gọi là “Bộ lạc” ở Nhật – Nghiên cứu trường hợp khu dân cư Minami thuộc thành phố Dazaifu tỉnh Fukuoka; đề tài luận án tiến sĩ Nghiên cứu nhân học về Gia phả và Tổ chức xã hội của nhóm “Minh Hương” tại di sản văn hóa thế giới Khu đô thị cổ Hội An. Bài báo chuyên ngành đăng trong Kỷ yếu Hội thảo Khoa học liên Khoa của Khoa Việt Nam học năm 2011, 2012, 2013 và Tạp chí chuyên ngành Nghiên cứu Văn hóa Xã hội Châu Á ĐH Hiroshima Nhật Bản năm 2017.
TS Nguyễn Thị Kim Phượng
Sinh năm 1970, tại Bình Định, Việt Nam. Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn trường Đại học tổng hợp TP HCM 1993. Tiến sĩ Văn học, Trường ĐH KHXH & NV – ĐHQG-HCM 2014. Giảng viên bộ môn Văn hóa – Văn học Việt Nam. Chuyên môn: Văn học dân gian Việt Nam.
ThS Phan Thái Bình
Sinh năm 1980 tại Trà Vinh, Việt Nam. Tốt nghiệp Khoa Đông phương học Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG-HCM 2002. Thạc sĩ Văn hóa học, Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG-HCM 2008. Giảng viên bộ môn Văn hóa – Văn học Việt Nam. Chuyên môn: Văn hóa ứng xử. Thỉnh giảng Đại học Ngoại ngữ Busan (BUFS) 2009, Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc (HANKUK) 2011. Có một số bài nghiên cứu về văn hóa ứng xử và phương pháp dạy tiếng được đăng trên Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ (Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn) và các kỷ yếu hội thảo về Việt Nam học và Phương pháp dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.
ThS Bùi Thị Duyên Hải
Sinh năm 1980 tại TP HCM, Việt Nam. Tốt nghiệp Khoa Đông phương học, Trường ĐHKHXH&NV – ĐHQG-HCM 2002. Thạc sĩ Châu Á học, Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG-HCM 2009. Khả năng ngoại ngữ: tiếng Anh và tiếng Nhật. Giảng viên bộ môn Văn hóa – Văn học Việt Nam. Đã từng tham gia khóa học ngắn hạn tại Nhật, năm 2008 (Chương trình: Tiếng Nhật dành cho người nghiên cứu). Chuyên môn: Văn hóa. Các bài viết, bài báo trong nước về văn hóa và tiếng Việt đăng trên Tạp chí Phát triển KH&CN (ĐHQG-HCM), Kỷ yếu hội thảo quốc tế, kỷ yếu hội thảo về nghiên cứu và giảng dạy Việt Nam học: Lịch sự trong tiếng Việt, Nhật (Hội thảo Quốc tế, 2016), Sự giao lưu tiếp biến văn hóa trong ẩm thực Việt Nam (Hội thảo Quốc tế, 2017). Sự thích nghi của người Nhật ở TP HCM (Tạp chí Phát triển KH&CN, 2018). Chiếc áo dài của phụ nữ Việt – quá trình biến đổi (Kỷ yếu hội thảo Giảng dạy nghiên cứu Việt Nam học và tiếng Việt).
ThS Trần Thị Tươi
Sinh năm 1984 tại Nam Định. Thạc sĩ (2011, Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG-HCM) chuyên ngành Văn học. Có một số bài viết về truyện ngắn Việt Nam đương đại, lý thuyết Hậu thuộc địa, văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX (trường hợp Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh) đăng trên tạp chí Khoa học Xã hội và kỷ yếu hội thảo quốc tế Việt Nam học. Hiện đang là nghiên cứu sinh ngành Lý luận văn học, ĐH KHXH&NV – ĐHQG-HCM; giảng viên Bộ môn Văn hóa – Văn học Việt Nam, Khoa Việt Nam học, Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG-HCM.
ThS. Trần Thị Ngọc Mai
Sinh năm 1985 tại Tiền Giang. Tốt nghiệp Đại học KHXH&NV – ĐHQG-HCM, khoa Ngữ Văn Anh, Thạc sĩ, NCS Khoa Văn hóa học, ĐHKHXH&NV – ĐHQG-HCM. Giảng viên bộ môn Văn hóa – Văn học Việt Nam. Chuyên môn: Tiếng Anh, Văn hóa, Giao tiếp liên văn hóa.
ThS Nguyễn Duy Đoài
Sinh năm 1979 tại Quảng Ngãi. Tốt nghiệp Khoa Đông Phương học 2002. Thạc sĩ Văn hóa học 2006 và hiện là nghiên cứu sinh Khoa Văn hóa học Trường ĐHKHXH&NV– ĐHQG-HCM. Từ năm 2007 đến năm 2016 giảng dạy tại Khoa Việt Nam học. Từ năm 2017 đến nay thỉnh giảng tại Trường ĐH Ngoại Ngữ Busan – Hàn Quốc. Giảng dạy: Văn hóa Việt Nam và Tiếng Việt cho người nước ngoài. Chuyên môn: Văn hóa học. Ngoài ra, còn có một số bài báo liên quan đến chuyên ngành được đăng trên Tạp chí Phát triển Khoa học & Công nghệ, tạp chí Tôn giáo…, và cũng đã tham gia đề tài cấp Sở Khoa học và Công Nghệ TP HCM và đề tài cấp Trường.
ThS Nguyễn Thị Huyền Trang
Sinh năm 1987 tại Hương Sơn, Hà Tĩnh, Việt Nam. Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn, Trường ĐHKHXH&NV – ĐHQG HN, 2010. Thạc sĩ Văn học, Trường ĐHKHXH&NV – ĐHQG HN, 2013. Đã có một số bài nghiên cứu về Tuồng Nam Bộ, thơ văn Thiệu Trị đăng trên Tạp chí Văn hóa và Du lịch, kỷ yếu hội thảo giảng dạy – nghiên cứu Việt Nam học và tiếng Việt, kỷ yếu hội thảo Những vấn đề Văn học và Ngôn ngữ Nam Bộ. Hiện đang là nghiên cứu sinh Ngành Văn học Việt Nam và là giảng viên Khoa Việt Nam học, Trường ĐHKHXH&NV – ĐHQG-HCM. Chuyên môn: Văn học Việt Nam, Giảng dạy và nghiên cứu văn học, văn hóa Việt Nam.
3. Bộ môn Lịch sử – Xã hội Việt Nam
TS Huỳnh Đức Thiện – Trưởng bộ môn
Sinh năm 1972 tại Phú Yên. Tốt nghiệp Khoa Sử Trường Đại học KHXH&NV – ĐHQG-HCM năm 1996. Tiến sĩ Lịch sử Việt Nam. Giảng viên bộ môn Lịch sử – Xã hội Việt Nam. Chuyên môn: Lịch sử Việt Nam. Một số công trình nghiên cứu: Làng nghề thủ công ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – Thực trạng và xu hướng phát triển (Chủ nhiệm, đề tài cấp ĐHQG, năm 2016), Quá trình đầu tư phát triển các khu công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam từ 1998 đến 2008 – Thực trạng và giải pháp (Chủ nhiệm, đề tài cấp Trường năm 2013), Tìm hiểu kinh nghiệm phát triển làng nghề của một số nước ở châu Á để để áp dụng vào Việt Nam, (tạp chí Phát triển Khoa học Công nghệ – ĐHQG-HCM, năm 2015). Di tích lịch sử – văn hóa trong phát triển du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh (Kỷ yếu hội thảo Việt Nam học, năm 2018). Tìm hiểu văn hóa ứng xử của đức Phật Thích Ca đối với các vấn đề xã hội (Kỷ yếu hội thảo Phật giáo Nam tông Khmer đồng hành cùng dân tộc năm 2017),…
Ths Nguyễn Thu Lan
Sinh năm 1978 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tốt nghiệp Khoa Đông phương học, chuyên ngành Nhật Bản học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP HCM năm 2000. Thạc sĩ Quan hệ Quốc tế, Đại học Waseda, Nhật Bản năm 2008. Giảng viên Khoa Việt Nam học, hiện nay đang học tập và nghiên cứu chương trình Tiến sĩ, ngành Quan hệ Quốc tế, đại học Waseda, Nhật Bản; đồng thời cũng là giảng viên bán thời gian cho hệ đại học và sau đại học, khoa xã hội nhân văn, trường đại học Tsukuba, Nhật Bản. Học bổng của Chubu – Singapore Council từ năm 1997-2001. Học bổng của chính phủ Việt Nam (911) cho chương trình Tiến sĩ tại đại học Waseda từ năm 2016-2019. Một số bài viết: Foreign Students’ Motivation in Vietnamese Language Course at Faculty of Vietnamese Studies, University of Social Science and Humanities – Ho Chi Minh City National University, Vietnam, (Khon Kaen University, Research Journal 2015). Students Motivation in Martial Arts Club at University of Social Sciences and Humanities, Ho Chi Minh City, National University, Vietnam, International Journal of Health, Physical Education and Computer Science in Sports, 2015,…
ThS Nguyễn Tuấn Nghĩa
Sinh năm 1984 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Tốt nghiệp Khoa Đông phương học, Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG-HCM. Thạc sĩ Châu Á học, Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG-HCM 2013. Giảng viên bộ môn Lịch sử – Xã hội Việt Nam. Chuyên môn: lịch sử, văn hóa, xã hội phương Đông và Trung Quốc. Thành viên chương trình Đào tạo Lãnh đạo trẻ JICA 2010, đại biểu quốc gia chương trình Tàu Thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản 2011. Một số bài viết tiêu biểu: Nho giáo ở Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam, Xây dựng tâm lí tích cực cho học viên nước ngoài học tiếng Việt, Đôi nét về Phật giáo trong lịch sử dân tộc Chăm.
TS Lê Thị Mỹ Hà
Sinh năm 1977 tại Quảng Trị, Việt Nam. Tốt nghiệp Khoa Lịch sử Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG-HCM 1998. Tiến sĩ Dân tộc học, Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG-HCM 2016. Giảng viên Bộ môn Lịch sử – Xã hội Việt Nam. Chuyên môn: Lịch sử – Văn hóa Việt Nam. Giảng viên bộ môn Lịch sử – Xã hội Việt Nam. Hội viên Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Hội viên Hội Dân tộc học – Nhân học TP HCM. Các bài viết đăng trong sách Khoa học xã hội TP Hồ Chí Minh: những vấn đề nghiên cứu (tập 1 – 2005, tập 3 – 2007, NXB Tổng hợp TP HCM), sách Một số vấn đề về xây dựng chính quyền đô thị từ thực tiễn TP Hồ Chí Minh, (NXB Tổng hợp TP HCM, 2007), sách Đô thị hóa ở Sài Gòn – TP Hồ Chí Minh từ góc nhìn lịch sử, văn hóa (NXB Tổng hợp TP HCM, 2008)… Các bài viết đăng trên Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, Tạp chí Nghiên cứu Phát triển của Viện Nghiên cứu Phát triển TP HCM và các bài viết đăng trong kỷ yếu hội thảo khoa học,…
TS Nguyễn Thị Ánh Nguyệt
Sinh năm 1981 tại TP HCM. Tốt nghiệp chuyên ngành Lịch sử Việt Nam, Khoa Lịch sử, Trường Đại học KHXH&NV – ĐHQG-HCM. Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam cổ đại và trung đại tại Trường Đại học KHXH&NV – ĐHQG-HCM năm 2016. Hiện là giảng viên bộ môn Lịch sử – Xã hội Việt Nam, Khoa Việt Nam học, Trường Đại học KHXH&NV – ĐHQG-HCM). Chuyên môn: giảng dạy và nghiên cứu về lịch sử Việt Nam thời kỳ cổ trung đại, về chúa Nguyễn và triều Nguyễn, về lịch sử – văn hóa Nam Bộ. Học bổng học tập: chương trình Tiên tu Hán ngữ của Trường Đại học Sư phạm Quảng Tây (Trung Quốc) năm 2007-2008. Thành viên của Hội Khoa học Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh.
Các công trình tiêu biểu: Cuộc gặp thượng đỉnh Việt – Trung – Xô ở Moskva bàn về việc ủng hộ Việt Nam trong những năm cuối cuộc kháng chiến chống Pháp 1950 – 1954 (2014). Một số đặc điểm của tầng lớp địa chủ ở Nam Bộ thế kỷ XVII – thế kỷ XVIII (2014). Vai trò của tầng lớp địa chủ trong công cuộc khai phá vùng đất Nam Bộ thế kỷ XVII – XVIII (2014). Công cuộc bảo vệ biên giới và xây dựng hệ thống đồn lũy của triều Nguyễn ở Nam Bộ (2015). Tác động của yếu tố văn hóa lên sự phát triển kinh tế – xã hội của người Khmer tại tỉnh Sóc Trăng (2006). 100 câu hỏi đáp về lịch sử Việt Nam, tập 1: từ đầu công nguyên đến thế kỷ X (2006). 100 câu hỏi đáp về lịch sử Việt Nam, tập2 : thời kỳ Lý – Trần – Hồ (2006).
ThS Nguyễn Thị Diễm Phương
Sinh năm 1981 tại Bạc Liêu. Tốt nghiệp Đại học KHXH&NV – ĐHQG-HCM, khoa Đông phương học, tốt nghiệp Đại học Hùng Vương khoa Du Lịch. Thạc sĩ, NCS Khoa Văn hóa học, ĐHKHXH&NV – ĐHQG-HCM. Giảng viên bộ môn Lịch sử – Xã hội Việt Nam. Chuyên môn: Văn hóa học và Du lịch học. Một số bài viết trong các kỷ yếu hội thảo khoa học của Khoa Việt Nam học (ĐHKHXHNV – ĐHQG-HCM): Học ngữ pháp tiếng Việt bằng phương pháp trực quan (2007 – Đồng tác giả), Văn hóa xưng hô của người Việt (2013), Vài trao đổi về phương pháp triển khai một bài đọc hiểu tiếng Việt cho sinh viên nước ngoài trình độ trung cấp (2010 – Đồng tác giả), Ứng dụng bản đồ tư duy trong việc dạy nói và viết tiếng Việt (2011 – đồng tác giả), Tính nguyên hợp trong Hội Gióng (2013), Văn hóa mẫu hệ trong phong tục hôn nhân của người Chăm (2015), Vị trí du lịch biển đảo ở Việt Nam (2016), Du lịch nông thôn ở ĐBSCL: tiềm năng và thách thức (2018)…
ThS Cù Thị Minh Ngọc
Sinh năm 1984 tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk lăk, Việt Nam. Tốt nghiệp cử nhân Khoa Đông Phương học, Trường ĐHKHXH&NV – ĐHQG TP.HCM, 2006. Tốt nghiệp cử nhân Khoa Quốc văn quốc ngữ- Đại học Ngoại ngữ Busan-Hàn Quốc, 2008. Thạc sĩ Việt Nam học, Trường ĐHKHXH&NV – ĐHQG TPHCM, 2012. Đã có một số bài nghiên cứu về việc giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ, văn hóa Việt Nam trong kỷ yếu hội thảo giảng dạy – nghiên cứu Việt Nam học và tiếng Việt. Hiện đang là giảng viên Khoa Việt Nam học, Trường ĐHKHXH&NV – ĐHQG-HCM. Chuyên môn: Hàn Quốc học, giảng dạy và nghiên cứu tiếng Việt và văn hóa Việt Nam.