Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Giảng Dạy Môn Toán Thcs Violet / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 1/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn
A. Phân loại học sinh
Xã Đạo Đức là một xã nằm phía đông nam của huyện Bình Xuyên, tiếp giáp với thành phố Phúc Yên. Xã gồm 3 thôn chính: thôn Mộ Đạo, thôn Bảo Đức, thôn Yên Lỗ. Nghề nghiệp chủ yếu là làm nông và công nhân ở các khu công nghiệp. Kinh tế ổn định, đời sống đảm bảo an ninh trật tự, trình độ dân trí không đồng đều. Trong những năm gần đây, Đảng và chính quyền địa phương đã quan tâm chú ý đến đường lối phát triển kinh tế đồng thời đẩy mạnh công tác giáo dục vì vậy đời sống văn hoá, xã hội có những bước chuyển biến rõ nét. Vì vậy, 100% học sinh khi vào lớp 1 đã qua lớp mầm non, tuy nhiên trình độ tiếp thu rất khác nhau bên cạnh đó còn có một số học sinh có biểu hiện của tăng động, chậm phát triển gây khó khăn rất nhiều cho giáo viên trong quá trình giảng dạy và tìm phương pháp giảng dạy phù hợp cho lớp. Vào đầu mỗi năm học khoảng 1 tháng, tôi tiến hành khảo sát chất lượng và đánh giá trình độ tiếp thu của học sinh. Sau đó để tiện
theo dõi và giảng dạy, tôi tạm phân học sinh theo các trình độ: giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. Trong đó, tôi quan tâm nhiều đến 3 đối tượng học sinh: trung bình, yếu và kém. Để đảm bảo cho tất cả các đối tượng học sinh đều có thể tham gia vào quá trình tìm tòi, phát hiện kiến thức, tôi chuẩn bị trước ở nhà các bài tập (dựa vào vở Bài tập Toán) có phân loại kiến thức từ dễ đến khó. Các bài tập khó dành cho học sinh khá, giỏi; các bài tập dễ dành cho học sinh trung bình trở xuống nhằm tạo hứng thú cho các em trong từng tiết học để các em chủ động tiếp thu kiến thức.
B. Biện pháp cụ thể
Trong cuộc họp phụ huynh học sinh đầu năm học để gặp gỡ, yêu cầu phụ huynh phải mua đầy đủ đồ dung học tập, sách giáo khoa để phục vụ cho việc học tập tất cả các môn học. Riêng môn Toán, ngoài các dụng cụ, đồ dùng học tập cần thiết như sách giáo khoa, bộ đồ dung toán, tôi yêu cầu phụ huynh học sinh chuẩn bị thêm cho mỗi em 1 cuốn vở ô li để học sinh làm lại các bài tập bị sai hoặc làm các bài tập ở tiết toán + (buổi chiều) bài tập do giáo viên biên soạn. Việc làm này sẽ giúp củng cố kiến thức cho học sinh và giúp các em nhớ lâu hơn đồng thời đây cũng là cách để rèn kỹ năng viết, kỹ năng tính toán cho học sinh.
Đối với mỗi dạng toán khác nhau, ngoài tham khảo sách thiết kế dành cho giáo viên, học hỏi kinh nghiệm giảng dạy của các thầy cô đi trước, tôi lựa chọn cho mình những phương pháp riêng phù hợp với trình độ học sinh lớp mình. Cụ thể như sau:
Ngay từ những bài đầu tiên của chương trình toán lớp 1, các em sẽ làm quen với các hình đơn giản: hình tròn, hình vuông, hình tam giác. Đối với bài học này giáo viên cần phải cho học sinh nhận dạng, nắm được tên các hình và đặc điểm cơ bản để nhận dạng hình, vẽ được hình đó.
Ví dụ: Khi dạy bài hình vuông, hình tròn, sau khi cho học sinh nhận dạng được hình, tôi yêu cầu học sinh lấy trong Bộ đồ dùng môn toán các hình vuông, hình tròn rồi yêu cầu học sinh tìm các đồ vật xung quanh em có hình vuông, hình tròn dưới dạng trò chơi tạo hứng thú ban đầu cho các em khi học môn toán. Sau đó cho học sinh vẽ ra bảng con hình vuông, hình tròn để các em khắc sâu hơn về hình đã học.
2. Dạy toán về nhiều hơn, ít hơn:
Với dạng toán về nhiều hơn, ít hơn học sinh phải nắm thật kỹ để các em chuyển sang học về dấu lớn hơn, bé hơn được dễ dàng. Đối với học sinh khá, giỏi, các em tiếp thu bài rất nhanh vì đó chỉ là những kiến thức đơn giản các em nhận biết trong giao tiếp hàng ngày với cha mẹ, với những người xung quanh. Tuy nhiên đối với những học sinh trung bình, yếu, kém các em gặp khó khăn rất nhiều trong quá trình xác định nhóm đồ vật có số lượng nhiều hơn, nhóm đồ vật có số lượng ít hơn.Vì vậy, khi dạy dạng toán này, tôi chú ý để các học sinh trung bình trở xuống được thực hành nhiều hơn.
Để các em dễ nhận biết kiến thức, tôi áp dụng triệt để phương pháp trực quan. Từ việc cho các em quan sát cụ thể để các em phát hiện và ghi nhớ nội dung kiến thức.
Ví dụ: Gọi hai nhóm học sinh đứng trước lớp, nhóm một có 4 học sinh nam, nhóm hai có 3 học sinh nữ.
– Giáo viên yêu cầu cả lớp quan sát, sau đó gọi những học sinh thuộc nhóm đối tượng trung bình trở xuống trả lời câu hỏi: Nhóm nào nhiều bạn hơn? Nhóm nào ít bạn hơn? Tuy nhiên vẫn sẽ có những học sinh không trả lời được nhóm nào nhiều hơn, nhóm nào ít hơn. Đối với trường hợp này, tôi sẽ cho 2 nhóm bạn nam và nữ bắt tay nhau, mỗi học sinh nam sẽ bắt tay với 1 học sinh nữ, các em sẽ thấy thừa ra 1 học sinh nam từ đó thấy được nhóm học sinh nam nhiều hơn nhóm học sinh nữ.
– Tôi tiếp tục thay đổi số học sinh của hai nhóm và nêu các câu hỏi tương tự để nhiều học sinh yếu kém có cơ hội trả lời câu hỏi nhằm phát hiện kiến thức. Ngoài ra, tôi sẽ làm nhiều phiếu bài tập có dạng bài tương tự để các em nắm vững về nhiều hơn, ít hơn. Quan trọng nhất sau mỗi 1 bài tập tôi thường cho các em trả lời cá nhân sau đó cho các em nhắc lại đồng thanh cả lớp để khắc sâu kiến thức.
3. Dạy về số, các chữ số.
Đối với dạng các số từ 0 đến 10, chúng ta phải hướng dẫn thật kĩ để cho học sinh biết đọc, viết các số, vì đây là tiền đề để các em năm được về vấn đề số học trong toàn bộ chương trình toán học ở tiểu học. Có những học sinh đã được cha, mẹ cho làm quen trước ở nhà nên việc nhớ cách viết, đọc các số rất đơn giản với các em. Tuy nhiên có một số ít trường hợp khó khăn trong việc nhớ cách viết, đọc các số này. Như đã nói ở trên, trong lớp tôi có một học sinh trong 3 tháng đầu tiên của năm học, em không thể nhớ nổi các số từ 0 đến 10( không thể đếm 0 đến 10, không nhớ cách viết số, không nêu được số lượng tương ứng trong các bức tranh, trong trường hợp cụ thể.
Với những học sinh này, thầy cô giáo đặc biệt phải rất kiên trì và nhẫn nại với học sinh cũng như phải thường xuyên trao đổi với phụ huynh học sinh để có biện pháp kịp thời.
Ở dạng toán nhận biết cách đọc, viết các số có 1 chữ số này, tôi thường cho học sinh nhận biết bằng đồ dung trực quan (que tính).
– Ví dụ: Các số 1, 2, 3, 4, 5
+ Có mấy ngôi nhà? (có 4 ngôi nhà).
+ Giáo viên nêu: Có 4 ngôi nhà.
+ Giáo viên ghi bảng: 4 và đọc: Bốn
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh viết bảng con số 4. Sau đó cho học sinh chỉ tay vào bảng con của mình đọc nối tiếp: Bốn.
+ Giáo viên cho học sinh thực hành lấy 4 que tính và nêu: Có 4 que tính.
Ngoài ra, để củng cố cho các em về số tôi thường tổ chức cho các em chơi trò chơi ” Chim bay về tổ” để tạo hứng thú cho học sinh đồng thời giúp các em khắc sâu hơn về các số. Trò chơi như sau: Tôi gọi 1 nhóm học sinh tham gia chơi trò chơi, khi giáo viên hô: Chim bay về tổ, học sinh đáp: Về mấy về mấy? Giáo viên nêu số bất kì: 2, 3, 4…. Học sinh sẽ tự tạo nhóm tương ứng với số mà giáo viên đã nêu.
Giáo viên cần cho học sinh nắm chắc thứ tự các số trong dãy số để khi làm các bài tập về điền dấu dễ dàng hơn. (có thể cho học đếm xuôi, đếm ngược hoặc cho học sinh điểm số tờ 1 đến 10 để tạo hứng thú học tập cho học sinh).
b) Các số từ 11 đến 100
Ở dạng toán này học sinh thường bị nhầm ở cách đọc số. Ví dụ: 22 các em thường đọc là: hai hai (đọc đúng là: hai mươi hai).
Để học sinh nắm chắc cách đọc các số, thì khi dạy nhận biết số tôi hướng dẫn học sinh nắm chắc một số gồm mấy chục và mấy đơn vị. Khi học sinh nắm chắc được về chục và đơn vị học sinh sẽ biết cách đọc số. Ví dụ: đọc số: 67
+ 67 gồm mấy chục và mấy đơn vị? (67 gồm 6 chục và 7 đơn vị).
+ Đọc: sáu mươi bảy.
Hoặc đối với học sinh trung bình, yếu tôi buộc phải cho học sinh nhớ máy móc bằng cách them chữ “mươi”. Ví dụ: Các em thường đọc: 67 là: sáu bảy. Khi cho them chữ “mươi” vào giữa 2 số sẽ là: sau mươi bảy.
a) Hướng dẫn học sinh so sánh các số trong phạm vi 10:
Đây là hai dấu bé, lớn chỉ sự quan hệ giữa các số mà học sinh rất dễ nhầm lẫn, không chỉ học sinh yếu, kém nhầm lẫn mà ngay cả học sinh khá, giỏi cũng có thể sai khi tính toán vội vàng. Để hạn chế điều này, tôi giúp học sinh phân biệt bằng cách co cánh tay của mình khi hướng dẫn các em điền dấu.
-Với dấu bé hơn (<):
– Để các em có thể liên hệ với dạng toán nhiều hơn ít hơn, tôi sẽ gắn các số với 1 nhóm đồ vật nhất định ví dụ: 2 quả táo và 4 quả táo.
– Sau đó nêu câu hỏi: 2 quả táo như thế nào so với 4 quả táo?
– Học sinh trả lời: 2 quả táo ít hơn 4 quả táo.
– Giáo viên nhắc lại: 2 quả táo ít hơn 4 quả táo hay ta còn nói: 2 < 4
– Giáo viên ghi dấu bé hơn vào chỗ chấm (2 < 4) và cho học sinh nhận xét: Dấu bé hơn, mũi nhọn quay về bên trái giống như tay trái đang co lại chống vào hông, hay mũi nhọn quay vào số bé hơn.
– Cho học sinh lên bảng thực hành chống tay trái vào hông trước lớp cho các bạn cùng nhận xét xem có đúng như kết luận đã nêu không (học sinh đứng quay mặt vào bảng). Tiếp tục, tôi tiến hành tương tự với một vài ví dụ khác như: 1…5; 4…7;
Tương tự ví dụ trên, giáo viên cũng nêu câu hỏi và rút ra nhận xét: Dấu lớn hơn giống như tay phải co lại chống vào hông. Sau đó, cho học sinh thực hành, nêu nhận xét.
– Giáo viên chọn khoảng 8 học sinh trở lên, tùy theo thực tế học sinh và không gian lớp học, xếp các học sinh này thành một hàng ngang trên bục giảng theo hai nhóm, mỗi nhóm có số lượng học sinh không bằng nhau.
– Giáo viên yêu cầu cả lớp nhận xét, tuyên dương sau mỗi học sinh.
– Giáo viên liên tục thay đổi số lượng học sinh trong mỗi nhóm trên bảng để học sinh có thể so sánh được nhiều giá trị giữa 2 số và cũng là để nhiều học sinh cùng được tham gia vào trò chơi.
b) Hướng dẫn học sinh so sánh các số có hai chữ số:
Để hướng dẫn học sinh dễ dàng so sánh các số có hai chữ số, tôi cho học sinh tách các số thành từng hàng rồi cho học sinh so sánh các số trong cùng hàng; từ đó rút ra kết luận so sánh giá trị của hai số.
– Tôi hướng dẫn từng bước cho học sinh nhận xét:
+ 55 và 59 giống nhau ở hàng nào? (giống ở hàng chục là 5).
+ 5 đơn vị như thế nào so với 9 đơn vị? (5 đơn vị bé hơn 9 đơn vị).
+ 55 như thế nào so với 59? (55 bé hơn 59).
– Gợi ý học sinh rút ra kết luận: 55 và 59 có 5 chục bằng nhau, 5 bé hơn 9 nên 55 bé hơn 59.
– Gọi học sinh lên bảng điền dấu vào chỗ chấm: 55 <59.
– Tiến hành cho học sinh so sánh ngược lại: 59…55 tương tự như trên.
Từ phương pháp và kết quả so sánh trên, giáo viên gợi ý học sinh rút ra kết luận chung: các số có hai chữ số có số chục bằng nhau, số nào có số đơn vị bé hơn thì số đó bé hơn, số nào có số đơn vị lớn hơn thì số đó lớn hơn.
Đối với trường hợp các số khác nhau cả hàng chục và hàng đơn vị tôi tiến hành tương tự như trên để rút ra kết luận: các số có hai chữ số, số nào có hàng chục lớn hơn thì số đó lớn hơn.
3…4
Dạng bài này học sinh dễ dàng điền được dấu luôn tuy nhiên vẫn có số ít học sinh điền nhầm vì vậy giáo viên có thể hướng dẫn học sinh quan sát tranh có số lượng đồ vật tương ứng với các số sau đó hỏi tranh nào có số lượng nhiều hơn từ đó học sinh nhận ra được dấu mình phải điền.
Ở dạng này giáo viên cần cho học sinh nắm chắc kiến thức để làm bài tập các dạng b, c dễ dàng hơn.
– Giáo viên nêu câu hỏi gợi ý:
+ Bài này có mấy phần? Gồm những phần nào? (Bài có hai phần, phần đứng trước dấu chấm và phần đứng sau dấu chấm).
+ Em có thể tính phần nào trước? (Tính 3 + 4 trước).
+ 3 + 4 bằng mấy? (3 + 4 = 7).
+ Em dùng bút chì ghi số 6 nhỏ xuống phía dưới phép tính 3 + 4.
+ 9 như thế nào so với 7? (9 lớn hơn 7).
Ví dụ 3: Bài tập số 2; sách giáo khoa Toán lớp 1 trang 143.
Bài 2: Khoanh tròn vào số lớn nhất:
a) 72; 68; 80. b) 91; 87; 69.
c) 97; 94; 92. d) 45; 40; 48.
Các bài tập này rất khó đối với học sinh trung bình trở xuống, do đó tôi phải hướng dẫn kỹ từng mục của mỗi bài.
– Mục a, b: Hướng dẫn học sinh so sánh hàng chục để tìm được số lớn nhất (bé nhất).
– Mục c, d: Hướng dẫn học sinh so sánh hàng đơn vị để tìm số lớn nhất (bé nhất).
Cuối bài so sánh các số có hai chữ số, tôi tổ chức trò chơi để củng cố như sau:
– Làm các bông hoa có mang số ở nhụy hoa, ví dụ: 34; 61; 14; 67. Mặt sau bông hoa gắn keo dính 2 mặt.
– Tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi thành hai đội dưới dạng thi ai nhanh hơn, số lượng học sinh của mỗi đội tương ứng với số hoa mà giáo viên đã làm cho mỗi đội.
– Giáo viên phát lệnh, học sinh hai đội lần lượt đứng theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại (tùy theo yêu cầu của giáo viên, theo mục tiêu của từng bài học và thực tế học sinh ở mỗi lớp). Đội nào đứng nhanh hơn và đúng là thắng cuộc.
6. Dạy các bài dạng “Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ”:
Ví dụ: …+ 5= 7 …- 6 = 2.
5 +… = 10 7 -…= 4.
Đối với các lớp trên, dạng toán này có qui tắc cụ thể. Ở lớp Một, các em tự nhẩm rồi điền vào chỗ chấm. Vì vậy, muốn làm đúng dạng toán này, các em phải thuộc kỹ các phép cộng, trừ trong phạm vi 10. Do đó, khi dạy phép cộng và trừ từ 2 đến 10, tôi chú ý rèn cho học sinh kỹ năng thuộc và nhớ kỹ tất cả các phép tính. Đối với những học sinh yếu, kém, tôi sử dụng các hình thức dạy học trực quan, gợi mở, dạy học theo nhóm ở lớp, nhóm ở nhà và thường xuyên kiểm tra để các em có thể thuộc và nhớ được các phép tính theo yêu cầu đã nêu.
7. Dạng điền số vào ô trống:
Để tất cả học sinh có thể làm được và làm đúng dạng toán này, tôi phát huy tối đa ưu thế của phương pháp gợi mở, phân tích – tổng hợp. Cụ thể như sau:
+ Bài toán này có mấy phần? Đó là những phần nào? (Bài toán có hai phần, phần đứng trước dấu bằng và phần đứng sau dấu bằng).
+ Chúng ta có thể tính được phần nào trước? (Tính phần đứng trước dấu bằng).
+ Phần đứng trước dấu bằng có kết quả bằng mấy? (3 + 7 = 10).
+ Phần đứng sau dấu bằng đã có 6, vậy chúng ta cộng thêm mấy nữa để bằng 10? (Cộng thêm 4).
+ Vậy 3 + 7 = 6 + mấy? (3 + 7 = 6 + 4).
Trong các tiết Toán tự soạn sau đó, tôi sẽ đưa thêm một số bài tập tự soạn ở dạng này vào bài để các em được luyện tập nhằm rèn luyện kỹ năng và củng cố, khắc sâu kiến thức.
8. Dạy toán có lời văn:
Khi học dạng toán này, rất nhiều học sinh gặp khó khăn trong việc đặt câu lời giải, thậm chí ngay cả một số học sinh khá cũng lúng túng trong việc này. Các em thường đặt sai câu lời giải hoặc chép lại nguyên văn câu hỏi trong bài toán. Để khắc phục những khó khăn trên cho học sinh, tôi phải sử dụng những qui ước theo kiểu “luật bất thành văn”. Ngay từ những bài toán đầu tiên ở dạng này, tôi qui ước đối với học sinh những nội dung sau:
– Viết câu trả lời chính là việc trả lời câu hỏi của bài toán.
– Khi trả lời, không lặp lại từ “hỏi”.
– Khi trả lời, thay các từ “mấy?”, “bao nhiêu?” trong các bài toán thành các từ “số”, thêm từ là vào cuối câu trả lời.
Đối với học sinh khá, giỏi, tôi không yêu cầu các em làm theo qui ước mà để các em trả lời tự do theo ý hiểu của mình.
Ví dụ: Nhà An có 9 con gà, mẹ đem bán 3 con gà. Hỏi nhà An còn lại mấy con gà?
– Lời giải là câu trả lời của câu hỏi “Hỏi nhà An còn lại mấy con gà?”.
– Khi bỏ từ “hỏi” và thay từ “mấy” bằng từ số sẽ được câu trả lời: “Nhà An có còn lại số con gà là”.
Trong một số tiết Toán + (buổi chiều), tôi đưa ra một số bài toán tự soạn như đã nêu ở phần đầu với yêu cầu chủ yếu đối với học sinh là luyện tập kỹ năng đặt câu lời giải.
Ngoài ra các em còn nhầm lẫn trong khi viết phép tính (nhầm phép cộng thành phép trừ, ngược lại). Để hướng dẫn học sinh viết đúng phép tính tôi thường hướng dẫn như sau:
Ví dụ: Bài 1 trang 148
Có 8 con chim đậu trên cây, sau đó có 2 con bay đi. Hỏi trên cây còn lại bao nhiêu con chim?
+ Cho học sinh đọc đề bài nhiều lần.
+ Bài toán cho biết gì? (Có 8 con chim đậu trên cây, sau đó có 2 con chim bay đi).
+ Bài toán hỏi gì? (Hỏi trên cây còn lại bao nhiêu con chim?)
+ Muốn biết còn lại bao nhiêu con chim ta làm phép tính gì?( Ta làm phép tính trừ).
+ Nêu phép tính?( 8-2=6)
+ Nêu câu trả lời cho bài toán?( Trên cây còn lại số con chim là:)
Với cách làm này, theo ghi nhận thực tế của tôi, 100% học sinh đã đặt được và đúng câu lời giải cho các bài giải toán có lời văn.